Bản tin tổng hợp

  • Dùng bẫy tình diệt 'ma cà rồng nước'
    Dùng bẫy tình diệt 'ma cà rồng nước'
    Cá mút đá biển (còn được gọi là cá ma cà rồng nước) là loài sống ký sinh trên các động vật sống trong vùng hồ Great Lakes (gồm 5 hồ nước ngọt ở vùng giáp ranh giữa Mỹ và Canada). Vòng đời tự nhiên của cá mút đá biển diễn ra ở cả môi trường nước ngọt và nước mặn. Chúng được sinh ra ở suối và lớn lên ở đại dương. <br>Trước kia cá mút đá biển chỉ xuất hiện trong Đại Tây Dương, nhưng chúng vô tình lọt vào vùng Great Lakes sau khi người ta đào kênh Erie để nối vùng này với New York vào đầu thế kỷ 19. Khả năng thích nghi cực cao giúp cá mút đá tồn tại được trong môi trường nước ngọt. Trong đại dương cá mút đá biển là đối tượng ăn thịt của nhiều loài cá. Nhưng trong vùng Great Lakes chúng không bị bất kỳ loài nào săn đuổi. ...
  • Một số vấn đề kinh tế xã hội nghề cá các tỉnh ven biển Vịnh Bắc Bộ
    Một số vấn đề kinh tế xã hội nghề cá các tỉnh ven biển Vịnh Bắc Bộ
    Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, nghề cá Việt Nam trong những năm qua đã có những bước phát triển đáng kể và đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của đất nước. Sự phát triển của nghề cá Việt Nam dựa trên 2 lĩnh vực chính đó là khai thác hải sản và nuôi trồng thuỷ sản. Trong đó lĩnh vực khai thác hải sản có vai trò rất quan trọng. Khai thác hải sản đã tạo ra việc làm và thu nhập cho hàng triệu lao động, góp phần vào công cuộc xoá đói giảm nghèo cho đất nước và bảo vệ an ninh chủ quyền trên các vùng biển của tổ quốc ...
  • Thực trạng nghề câu mực xà ở Việt Nam
    Thực trạng nghề câu mực xà ở Việt Nam
    Nghề câu mực xà xuất hiện từ những năm 1990 trở lại đây. Lúc đầu phương tiện đánh bắt còn nhỏ, công suất từ 33 ÷ 66 cv, sức chở khoảng 8 ÷ 12 thúng câu. Thời gian chuyến biển ngắn khoảng 10 ÷ 15 ngày. Sản lượng đánh bắt và hiệu quả sản xuất còn thấp. Trong những năm gần đây ngư dân đã không ngừng nâng cấp máy tàu, vỏ tàu, cải tiến ngư cụ, thay thế đèn gió bằng đèn pin Trung Quốc rồi dùng bình ắc qui thắp sáng, bóng đèn điện bọc nhựa nhiều màu bên ngoài, đưa xuống nước để thu hút mực tập trung lại, sắm trang thiết bị như máy thông tin tầm xa ICOM, tầm gần, máy định vị...Ngư trường ngày càng được mở rộng theo hướng vươn ra khai thác xa bờ hàng trăm hải lý. Thời gian chuyến biển dài hơn khoảng 55 ÷ 65 ngày. Sức chở của tàu mẹ được nâng lên 24 ÷ 28 thúng. ...
  • Đánh giá trữ lượng nguồn lợi cá đáy của các vùng biển Đông Nam Châu Á
    Đánh giá trữ lượng nguồn lợi cá đáy của các vùng biển Đông Nam Châu Á
    Kết quả điều tra được tiến hành từ năm 2004 đến năm 2007 bằng nghề câu vàng thẳng đứng tầng đáy đã cho thấy nguồn lợi cá đáy có giá trị kinh tế cao ở những vùng nước không thể khai thác bằng lưới kéo đáy của vùng biển Đông Nam châu Á rất phong phú. Bài báo này báo cáo chi tiết kết quả của các chuyến điều tra nguồn lợi cá đáy trên tàu Nghiên cứu SEAFDEC 2 dựa trên các báo cáo đã trình bày trong Hội thảo Khu vực về Thu thập Thông tin Nguồn lợi cá đáy sử dụng làm nguyên liệu Surimi thô trong các vùng biển Đông Nam Châu Á, được tổ chức tại Chiang Rai, Thái Lan từ ngày 18 – 20/12/2007. ...
  • Tình hình khai thác, nuôi và xuất khẩu Trai Tai Tượng (Tridacnidae) tại Nha Trang
    Tình hình khai thác, nuôi và xuất khẩu Trai Tai Tượng (Tridacnidae) tại Nha Trang
    Cho tới nay, tại Việt Nam đã phát hiện và thống kê được tổng số 5 loài trai tai tượng thuộc họ Tridacnidae (trong tổng số 9 loài trên thế giới): Tridacna gigas, Tridacna squamosa, Tridacna maxima, Tridacna crocea và Hippopus hippopus (TMMP, 2003; Nguyễn Hữu Phụng & Võ Sỹ Tuấn, 1996). Cả 5 loài Trai tai tượng này phân bố chủ yếu ven biển miền Trung và ven các đảo phía Nam (Phú Quốc, Phú Quý, Côn Đảo, Vịnh Nha Trang) từ vùng hạ triều đến độ sâu khoảng 20m, trên các nền đáy đá hoặc các rạn san hô. Một số loài thường gặp có mật độ phân bố khoảng 50 - 200 cá thể/500m2. Chúng cung cấp nguồn thức ăn bổ dưỡng và là nguồn sản phẩm xuất khẩu (dạng tươi sống và vỏ) mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho ngư dân ven biển-đảo (Nguyễn Hữu Phụng, 1995). ...
  • TRỨNG CÁ - CÁ CON GIỐNG CÁ CƠM (Stolephorus sp. và Encrasicholina sp.) Ở VÙNG BIỂN VEN BỜ ĐÔNG - TÂY NAM BỘ
    TRỨNG CÁ - CÁ CON GIỐNG CÁ CƠM (Stolephorus sp. và Encrasicholina sp.) Ở VÙNG BIỂN VEN BỜ ĐÔNG - TÂY NAM BỘ
    Trứng cá - cá con (TCCC), là lĩnh vực nghiên cứu khoa học cơ bản và có vai trò thực tiễn rất quan trọng, đã được các nước trên thế giới đánh giá cao và đưa vào chương trình nghiên cứu thường niên [2]. Ở Việt Nam hiện nay, chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào chuyên sâu về TCCC ở vùng nước ven bờ, đặc biệt đối với những loài có giá trị kinh tế [1, 3], nên việc xây dựng các định hướng bảo vệ nguồn lợi ven bờ chủ yếu dựa vào nguồn số liệu cũ, hoặc lấy từ nhiều nguồn số liệu khác nhau. Do đó việc quy hoạch, phát triển thuỷ sản ven bờ không thể hạn chế được các khó khăn phát sinh từ thực tế và mang tính thực tiễn chưa cao. ...
  •  Hội đồng đào tạo sau đại học Viện nghiên cứu hải sản chấm Chuyên đề tiến sĩ cho NCS. Nguyễn Hồng Nhung
    Hội đồng đào tạo sau đại học Viện nghiên cứu hải sản chấm Chuyên đề tiến sĩ cho NCS. Nguyễn Hồng Nhung
    Ngày 5/12/2008, Hội đồng đào tạo sau đại học Viện Nghiên cứu Hải sản đã tổ chức chấm 03 chuyên đề tiến sĩ cho Nghiên cứu sinh (NCS) Nguyễn Hồng Nhung. Đây là chuyên đề thuộc Chuyên ngành Ngư loại học, mang mã số 62 42 50 05. Theo đánh giá của Hội đồng, đây là những chuyên đề có chất lượng và đạt yêu cầu ...
  • Hội thảo định hướng một số nội dung khai thác, lưu giữ và vận chuyển cá Ngừ Đại Dương giống
    Hội thảo định hướng một số nội dung khai thác, lưu giữ và vận chuyển cá Ngừ Đại Dương giống
    Ngày 7 tháng 11 năm 2008, Viện Nghiên Cứu Hải Sản đã tổ chức hội thảo bàn giải pháp để thực hiện một số nội dung nghiên cứu của đề tài “ Nghiên cứu ngư trường, công nghệ khai thác cá ngừ đại dương giống (Thunnus albacares; Thunnus obesus) phục vụ nuôi thương phẩm”.<br>Tham dự hội thảo có trên 50 đại biểu đại diện cho Bộ Khoa học Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, đại diện Ban chủ nhiệm Chương trình KC06, Lãnh đạo Viện Nghiên cứu Hải sản, các chuyên gia nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực khai thác và các lĩnh vực có liên quan trong và ngoài Viện. ...
  • Hội thảo tư vấn và tham gia lập kế hoạch quản lý các khu bảo tồn biển
    Hội thảo tư vấn và tham gia lập kế hoạch quản lý các khu bảo tồn biển
    Ngày 12/12/2008, Hội thảo “Tư vấn và tham gia lập kế hoạch quản lý các khu bảo tồn biển” được tổ chức tại Viện Nghiên cứu Hải sản, thành phố Hải Phòng. Hội thảo nằm trong khuôn khổ đề tài “Đánh giá điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội các khu bảo tồn biển trọng điểm phục vụ cho xây dựng và quản lý” mã số KC 09.04/ 06 – 10 thuộc chương trình Biển cấp Nhà Nước do PGS. TS Đỗ Văn Khương làm chủ nhiệm đề tài ...
  • Hội nghị viên chức Viện Nghiên cứu Hải sản năm 2009
    Hội nghị viên chức Viện Nghiên cứu Hải sản năm 2009
    Ngày 9/01/2009, Viện Nghiên cứu Hải sản đã tổ chức Hội nghị Cán bộ viên chức năm 2009. Tới dự Hội nghị có ông Phạm Ngọc Kết – Phó Chủ tịch Công đoàn Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; ông Chu Tiến Vĩnh - Cục trưởng Cục Khai thác và Bảo vệ Nguồn lợi Thuỷ sản; ông Ngô Đức Sinh - Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ NN & PTNT cùng các ông thành viên trong đoàn; Ban lãnh đạo Viện; Ban Chấp hành công đoàn Viện và đông đủ các cán bộ viên chức, lao động của Viện. ...
  • Xuất khẩu thủy sản năm 2009: Dự kiến chỉ đạt 3,5 - 4 tỷ USD
    Xuất khẩu thủy sản năm 2009: Dự kiến chỉ đạt 3,5 - 4 tỷ USD
    Ngày 16-1, trong cuộc họp xuất khẩu thủy sản – thách thức và giải pháp do Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) tổ chức tại TPHCM, những người tham dự đều nhận định suy thoái kinh tế toàn cầu sẽ tác động mạnh đến xuất khẩu. Vì thế, kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm nay sẽ khó có thể đạt như năm 2008 (4,509 tỷ USD) và dự kiến chỉ đạt khoảng 3,5 - 4 tỷ USD. ...
  • Những sinh vật trong suốt kỳ lạ (2)
    Những sinh vật trong suốt kỳ lạ (2)
    Ấu trùng sứa hình bông hoa, tảo màu vàng trong bụng động vật nhuyễn thể và tôm hùm cưỡi sứa góp phần làm phong phú thêm thế giới độc đáo của động vật trong suốt dưới nước. ...
  • "Vượt cạn" cùng rùa biển
    "Vượt cạn" cùng rùa biển
    Xuất hiện trên hành tinh trước con người hàng chục triệu năm, rùa biển được coi là biểu tượng của sự trường tồn và lối sống tự lập. Dưới đây là những bức ảnh về quá trình đẻ trứng của một con rùa biển tại Indonesia. ...
  • Những thách thức về tính bền vững của nguồn lợi hải sản biển Việt Nam
    Những thách thức về tính bền vững của nguồn lợi hải sản biển Việt Nam
    Trong xu hướng phát triển kinh tế của Việt Nam hiện nay, thuỷ sản đang được coi là một ngành kinh tế mũi nhọn. Trong giai đoạn 1990-2003, tổng sản phẩm đánh bắt và nuôi trồng tăng 2,6 lần, riêng khai thác cá biển tăng gấp hơn 3 lần giai đoạn 1980-2003 (RIMFa). Với tốc độ tăng trưởng nhanh như vậy, đóng góp quan trọng của nghề khai thác cá biển vào nền kinh tế quốc dân là động lực thúc đẩy nghề cá phát triển hơn nhưng cũng đồng thời là một thách thức đối với các nhà quản lý nghề cá trong việc duy trì và phát triển bền vững lĩnh vực kinh tế này. ...
  • Hiện trạng khai thác và sử dụng nguồn lợi cá mòi cờ hoa trên các sông ở khu vực Bắc Bộ
    Hiện trạng khai thác và sử dụng nguồn lợi cá mòi cờ hoa trên các sông ở khu vực Bắc Bộ
    Cá mòi cờ hoa (Clupanodon thrissa) là nguồn lợi quan trọng của cộng đồng ngư dân ở trên các sông thuộc Bắc Bộ. Trong những năm gần đây, do sự gia tăng cường lực khai thác và đặc biệt là việc sử dụng các ngư cụ khai thác có hại ở các bãi đẻ trên các sông thuộc Bắc Bộ và sự ô nhiễm môi trường nước đã làm cho nguồn lợi thủy sản trên các sông nói chung và nguồn lợi cá mòi cờ hoa nói riêng đang suy giảm nhanh chóng. Nhận thức rõ những vấn đề này, các nhà khoa học và quản lý nghề cá đang cố gắng tìm ra các giải pháp nhằm đảm bảo việc khai thác một cách hợp lý để phục hồi và phát triển nguồn lợi cá mòi cờ hoa trên các sông theo hướng bền vững. ...