Bản tin tổng hợp

  • Hướng đến tương lai bền vững cho rùa biển
    Hướng đến tương lai bền vững cho rùa biển
    Điều may mắn là cả hai tổ chức bảo tồn thiên nhiên hàng đầu là Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên thế giới ((IUCN) và Quỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên (WWF) đều quan tâm đến tương lai của rùa biển. Trong suốt thời gian qua, họ đã liên kết được nỗ lực của các quốc gia, các khu vực có rùa biển sinh sống, xây dựng nhiều chương trình cứu hộ và bảo vệ rùa biển, đồng thời kêu gọi sự quan tâm rộng khắp toàn cầu về bảo vệ loài sinh vật biển quý hiếm này<br>IUCN và WWF cho biết các chương trình bảo vệ rùa biển hiện nay hướng đến các mục tiêu giảm thiểu các nguyên nhân gây tử vong ở rùa; quản lý và bảo vệ các bãi đẻ, nơi ấp trứng; nâng cao nhân thức của cộng đồng trong việc bảo vệ rùa biển, tăng cường hợp tác giữa các nước trong việc bảo vệ và giảm thiểu các hoạt động buôn bán trái phép rùa biển. ...
  • Loài cá kỳ lạ có đầu nhìn xuyên thấu
    Loài cá kỳ lạ có đầu nhìn xuyên thấu
    Một loài cá kỳ lạ sống ở vùng nước sâu có tên là cá mắt trống có cái đầu trong suốt và đôi mắt hình ống. Kể từ khi loài cá này được phát hiện vào năm 1939, các nhà sinh học đã biết được rằng đôi mắt của nó rất nhạy với ánh sáng. Tuy nhiên hình dạng của đôi mắt dường như đã khiến con cá có thị trường hình ống.<br>Hiện nay các nhà khoa học đã khám phá ra rằng đôi mắt có thể quay được, cho phép con cá nhìn trực diện hoặc tìm kiếm vật thể ở phía trên qua cái đầu trong suốt của nó. ...
  • Kế hoạch bảo tồn cá mập của EU
    Kế hoạch bảo tồn cá mập của EU
    Ủy ban châu Âu mới đây đã công bố bản dự thảo kế hoạch hành động nhằm bảo tồn loài cá mập tại vùng biển châu Âu. Tuyên bố này được Quỹ Quốc tế về Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) và Mạng lưới giám sát hoạt động Buôn bán Động thực vật hoang dã (TRAFFIC) hoan nghênh nhiệt liệt.<br>Kế hoạch bảo tồn cá mập của EU bao gồm các biện pháp như giám sát chặt chẽ hơn các tàu có lưới rà, cấm đánh bắt và thải loại những con cá mập đã bị bắt, nghiêm cấm chặt chẽ hành vi khai thác vây cá mập, hạn chế việc cho phép đánh bắt cá mập và hỗ trợ các tổ chức quản lý việc đánh bắt cá ...
  • Báo động ô nhiễm nghiêm trọng ở bờ biển Phú Yên
    Báo động ô nhiễm nghiêm trọng ở bờ biển Phú Yên
    Tình trạng ô nhiễm môi trường bờ biển tỉnh Phú Yên rất đáng báo động khi người dân sống dọc ven bờ xem nơi đây như là bãi đáp và xả rác.<br>Thống kê sơ bộ cho thấy có gần 90% số hộ không có nhà vệ sinh, buộc họ phải sử dụng bờ biển là nơi lý tưởng để giải quyết... “nỗi buồn”. Những bãi biển rất đẹp như Long Thuỷ, Từ Nham, Bãi Ngà, Nhơn Hội, Vịnh Hoà, Hoà An... mỗi buổi sáng muốn đi dạo hoặc tập thể dục phải chịu khó nhìn xuống đất nếu không rất dễ đạp phải “mìn”, đó là chưa kể rác hầu như xuất hiện bất cứ lúc nào. ...
  • Tình hình khai thác, nuôi và xuất khẩu Trai Tai Tượng (Tridacnidae) tại Nha Trang
    Tình hình khai thác, nuôi và xuất khẩu Trai Tai Tượng (Tridacnidae) tại Nha Trang
    Cho tới nay, tại Việt Nam đã phát hiện và thống kê được tổng số 5 loài trai tai tượng thuộc họ Tridacnidae (trong tổng số 9 loài trên thế giới): Tridacna gigas, Tridacna squamosa, Tridacna maxima, Tridacna crocea và Hippopus hippopus (TMMP, 2003; Nguyễn Hữu Phụng & Võ Sỹ Tuấn, 1996). Cả 5 loài Trai tai tượng này phân bố chủ yếu ven biển miền Trung và ven các đảo phía Nam (Phú Quốc, Phú Quý, Côn Đảo, Vịnh Nha Trang) từ vùng hạ triều đến độ sâu khoảng 20m, trên các nền đáy đá hoặc các rạn san hô. Một số loài thường gặp có mật độ phân bố khoảng 50 - 200 cá thể/500m2. Chúng cung cấp nguồn thức ăn bổ dưỡng và là nguồn sản phẩm xuất khẩu (dạng tươi sống và vỏ) mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho ngư dân ven biển-đảo (Nguyễn Hữu Phụng, 1995). ...
  • TRỨNG CÁ - CÁ CON GIỐNG CÁ CƠM (Stolephorus sp. và Encrasicholina sp.) Ở VÙNG BIỂN VEN BỜ ĐÔNG - TÂY NAM BỘ
    TRỨNG CÁ - CÁ CON GIỐNG CÁ CƠM (Stolephorus sp. và Encrasicholina sp.) Ở VÙNG BIỂN VEN BỜ ĐÔNG - TÂY NAM BỘ
    Trứng cá - cá con (TCCC), là lĩnh vực nghiên cứu khoa học cơ bản và có vai trò thực tiễn rất quan trọng, đã được các nước trên thế giới đánh giá cao và đưa vào chương trình nghiên cứu thường niên [2]. Ở Việt Nam hiện nay, chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào chuyên sâu về TCCC ở vùng nước ven bờ, đặc biệt đối với những loài có giá trị kinh tế [1, 3], nên việc xây dựng các định hướng bảo vệ nguồn lợi ven bờ chủ yếu dựa vào nguồn số liệu cũ, hoặc lấy từ nhiều nguồn số liệu khác nhau. Do đó việc quy hoạch, phát triển thuỷ sản ven bờ không thể hạn chế được các khó khăn phát sinh từ thực tế và mang tính thực tiễn chưa cao. ...
  • Hiệu quả cao từ mô hình nuôi cá tra bằng phế phẩm cá biển
    Hiệu quả cao từ mô hình nuôi cá tra bằng phế phẩm cá biển
    Không phải là vùng sông nước nhưng anh Bùi Văn Thơ ở ấp An Bình II, xã An Hòa Tây, huyện Ba Tri đã thành công qua mô hình nuôi cá tra thương phẩm với chi phí thấp nên thu được lãi cao trong điều kiện giá cá tra luôn biến động. Mô hình này đã mở ra triển vọng mới trong chuyển đổi cơ cấu vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, tăng thu nhập trên một đơn vị đất canh tác.<br>Sau khi công trình cống Giồng Quý hoàn thành và phát huy hiệu quả, hàng trăm ha đất ruộng ở ấp An Bình II, xã An Hòa Tây, huyện Ba Tri đã được tháo chua, rửa mặn. Tuy nhiên, do nằm ở khu vực cuối nguồn, nên người dân cũng chỉ canh tác được một vụ lúa mùa, năng suất bấp bênh ...
  • Nghêu giống Bãi Bồi (Cà Mau): Cần quy hoạch và phát triển đồng bộ
    Nghêu giống Bãi Bồi (Cà Mau): Cần quy hoạch và phát triển đồng bộ
    Những ngày Tết, bạn bè ở xa đến đề nghị tôi làm hướng dẫn viên cho cuộc du lịch "bụi" xuống Đất Mũi. Từ thành phố Cà Mau đón cao tốc đi thẳng đến Đất Mũi chỉ mất hơn 1 tiếng 45 phút với giá 90.000 đồng/người. Sau khi lên chợ xã Đất Mũi, anh xe ôm vừa chở chúng tôi vừa gạ gẫm: "Đi coi người ta bắt nghêu hông?". ...
  • Bình Định: Ngư dân Phù Mỹ được mùa biển
    Bình Định: Ngư dân Phù Mỹ được mùa biển
    Nghề mành tôm, chủ yếu bắt tôm hùm giống, ở Vĩnh Lợi (xã Mỹ Thành) thời gian từ sau Tết đến nay khai thác được lượng tôm hùm giống khá cao. Đầu vụ tôm hùm giống có giá trên 100 ngàn đồng/con, nhưng nay giảm còn 45.000 - 50.000 đồng/con mà vẫn còn cao hơn nhiều so với giá tôm hùm giống cùng thời điểm năm ngoái. “Tuy giá tôm hùm giống có thấp, nhưng nhờ sản lượng khai thác cao nên nhiều hộ ở đây đã thu hàng chục triệu, có hộ thu nhập cả trăm triệu đồng” - ông Trần Thanh Cảnh - Bí thư chi bộ thôn Vĩnh Lợi 1, cho biết như vậy. ...
  • Tôm sú phục hồi
    Tôm sú phục hồi
    Thời gian gần đây, một số địa phương trong tỉnh Quảng Nam chuyển qua nuôi tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, con tôm sú - đối tượng nuôi truyền thống, đang tìm lại “chỗ đứng” của mình. Giá bán tôm sú giống tăng, còn giá tôm thẻ giống hạ. Dẫu vậy, người nuôi tôm vẫn chưa rõ sự lựa chọn đối tượng nào là hiệu quả… ...
  • Nửa đầu tháng 1, xuất khẩu tôm sang các thị trường truyền thống đồng loạt giảm
    Nửa đầu tháng 1, xuất khẩu tôm sang các thị trường truyền thống đồng loạt giảm
    Tiếp tục đà sụt giảm từ tháng 12/2008, XK tôm Việt Nam trong nửa đầu tháng 1/2009 giảm cả về khối lượng và giá trị so với cùng kỳ, chỉ đạt 4.523 tấn, trị giá 37,124 triệu USD, giảm 9%. Thể hiện sự đi xuống mạnh nhất về giá trị là ở các thị trường truyền thống: Mỹ giảm 30,9%, EU 18,3%, Canađa 36,3%, Đài Loan gần 70%... ...
  • Hội thảo định hướng một số nội dung khai thác, lưu giữ và vận chuyển cá Ngừ Đại Dương giống
    Hội thảo định hướng một số nội dung khai thác, lưu giữ và vận chuyển cá Ngừ Đại Dương giống
    Ngày 7 tháng 11 năm 2008, Viện Nghiên Cứu Hải Sản đã tổ chức hội thảo bàn giải pháp để thực hiện một số nội dung nghiên cứu của đề tài “ Nghiên cứu ngư trường, công nghệ khai thác cá ngừ đại dương giống (Thunnus albacares; Thunnus obesus) phục vụ nuôi thương phẩm”.<br>Tham dự hội thảo có trên 50 đại biểu đại diện cho Bộ Khoa học Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, đại diện Ban chủ nhiệm Chương trình KC06, Lãnh đạo Viện Nghiên cứu Hải sản, các chuyên gia nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực khai thác và các lĩnh vực có liên quan trong và ngoài Viện. ...
  • Hội đồng đào tạo sau đại học Viện nghiên cứu hải sản chấm Chuyên đề tiến sĩ cho NCS. Nguyễn Hồng Nhung
    Hội đồng đào tạo sau đại học Viện nghiên cứu hải sản chấm Chuyên đề tiến sĩ cho NCS. Nguyễn Hồng Nhung
    Ngày 5/12/2008, Hội đồng đào tạo sau đại học Viện Nghiên cứu Hải sản đã tổ chức chấm 03 chuyên đề tiến sĩ cho Nghiên cứu sinh (NCS) Nguyễn Hồng Nhung. Đây là chuyên đề thuộc Chuyên ngành Ngư loại học, mang mã số 62 42 50 05. Theo đánh giá của Hội đồng, đây là những chuyên đề có chất lượng và đạt yêu cầu ...
  • Hội thảo tư vấn và tham gia lập kế hoạch quản lý các khu bảo tồn biển
    Hội thảo tư vấn và tham gia lập kế hoạch quản lý các khu bảo tồn biển
    Ngày 12/12/2008, Hội thảo “Tư vấn và tham gia lập kế hoạch quản lý các khu bảo tồn biển” được tổ chức tại Viện Nghiên cứu Hải sản, thành phố Hải Phòng. Hội thảo nằm trong khuôn khổ đề tài“Đánh giá điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội các khu bảo tồn biển trọng điểm phục vụ cho xây dựng và quản lý” mã số KC 09.04/ 06 – 10 thuộc chương trình Biển cấp Nhà Nước do PGS. TS Đỗ Văn Khương làm chủ nhiệm đề tài. ...