Tiếp tục đà sụt giảm từ tháng 12/2008, XK tôm Việt Nam trong nửa đầu tháng 1/2009 giảm cả về khối lượng và giá trị so với cùng kỳ, chỉ đạt 4.523 tấn, trị giá 37,124 triệu USD, giảm 9%. Thể hiện sự đi xuống mạnh nhất về giá trị là ở các thị trường truyền thống: Mỹ giảm 30,9%, EU 18,3%, Canađa 36,3%, Đài Loan gần 70%...

Rất may, các doanh nghiệp đã chủ động chuyển hướng sang các thị trường Châu Á và các thị trường nhỏ hơn nên hạn chế được phần nào sự sụt giảm mạnh xuất khẩu. XK tôm sang thị trường Trung Quốc tăng đột biến, với tỉ lệ gần 200%; XK sang thị trường này tăng mạnh một phần là do nhu cầu tiêu thụ cao trong dịp Tết Nguyên đán. Đứng thứ 2 về tốc độ tăng NK tôm Việt Nam là thị trường ASEAN với tỉ lệ 95%, trong đó Xingapo tăng 121%, tiếp đến là Hàn Quốc tăng 32,6% và Ôxtrâylia tăng 24,3%.

Hiện nay, nhiều nhà máy chế biến tôm khu vực ĐBSCL đã hoạt động trở lại dù đang trong giai đoạn khan hiếm nguyên liệu. Nhiều nhà máy đã tăng giá mua tôm nguyên liệu lên khoảng 15% so với trước Tết. So với cùng thời điểm của năm 2008, giá tôm nguyên liệu hiện đã tăng gấp đôi. Tôm sú loại 20 con/kg tại Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng có giá 130.000 đồng/kg; loại 30 con/kg giá 102.000 đồng/kg và 40 con/kg giá 80.000 đồng/kg. Tại các chợ trong khu vực ĐBSCL, giá tôm càng xanh loại 12 -15 con/kg tăng từ 110.000 đồng lên 140.000 đồng/kg nhưng cung không đủ cầu.

Tại các thị trường NK lớn như Nhật Bản, Mỹ hoạt động giao dịch trong những ngày đầu năm 2009 rời rạc do nhu cầu thấp. Tuy nhiên, nguồn cung cấp tôm cho các thị trường này cũng khan hiếm.

Nhật Bản: Thiếu nguồn cung tôm thẻ biển và sú rằn

Tại Nhật Bản, cuối tuần thứ 3 (12 -18/1/2009) đồng yên Nhật tăng 3% so với USD đạt 89,169 Yên/USD, so với 91,920 yên/USD của tuần trước đó. Sự tăng giá đồng yên khuyến khích các công ty nhập khẩu mua vào để dự trữ

Giá tôm sú HLSO tại New York ngày 16/1

Cỡ (con/pao)

Tôm sú nuôi

Bănglađét

Ấn Độ

Malaixia

Thái Lan

Việt Nam

4/6

-

-

-

-

17,00

6/8

-

-

-

-

15,00

8/12

9,00

8,00

10,50

9,50

10,00

13/15

8,50

7,00

7,00

7,20

8,00

16/20

6,50

5,50

5,80

6,00

6,00

21/25

5,50

4,20

4,80

5,00

5,00

26/30

4,50

3,80

4,00

4,00

4,00

36/40

4,00

3,20

3,60

3,50

3,50

41/50

-

-

-

2,80

-

Trong tuần 3, các nguồn cung cấp của vùng Calcuta (Ấn Độ) bán tôm sú HLSO cỡ 8/12 - 31/40 với giá 14,8 - 5,4 USD/kg, C&F Nhật Bản. Mặc dù giá thấp hơn so với tuần trước đó và giá tôm cỡ 16 - 20 giảm mạnh nhất nhưng, các nhà nhập khẩu Nhật Bản vẫn không chấp nhận. Các nhà sản xuất vùng Saraminda, Inđônêxia ký được hợp đồng bán tôm sú HLSO chất lượng cao cỡ 6/8 - 26/30 với giá 22,5 - 5,4 USD/kg, tăng khoảng 0,3 USD/kg so với năm 2008. Tôm của các nhà sản xuất Jakarta, Inđônêxia được chào bán với giá 13,50 - 6,20 USD/kg cỡ 8/12 - 41/50, tăng 0,3 USD/kg so với tháng 12/2008. Các nhà sản xuất Tarakan chào bán tôm cỡ 6/8 - 31/40 với giá 13,5 - 6,2 USD/kg nhưng không thành công.

Tuần 3, các công ty xuất khẩu Việt Nam đã ký được hợp đồng bán tôm sú HLSO các cỡ 8/12, 13/15 và 16/20 với giá lần lượt là 13,90, 11,20 và 9,20 USD/kg.

Trong tuần 3, chỉ có ngư dân vùng Tuticorin, Ấn độ cung cấp tôm thẻ biển và tôm sú rằn HLSO.

Giá tôm thẻ biển chất lượng cao đạt 16,00 - 5,40 USD/kg cỡ 8/12 - 41/50, tăng khoảng 0,50 USD/kg so với tháng 12, nhưng các nhà nhập khẩu Nhật Bản vẫn phải chấp nhận vì thiếu hàng dự trữ kho lạnh.

Nguồn cung tôm sú rằn còn thiếu nhiều hơn, giá tăng 0,7 USD/kg so với hồi tháng 12/08, đạt 17,80 - 8,70 USD/kg.

Các nhà sản xuất Malaixia chỉ bán được tôm chân trắng nguyên con cỡ 31/40 với giá 6 USD/kg, trong khi các nhà sản xuất của Inđônêxia bán tôm chân trắng PUD cỡ 31/40 - 91/110 với giá 7,2 - 5,6 USD/kg.

Mỹ: Nguồn cung thấp - giá tôm sú và tôm chân trắng tăng 5-10%

Giá tôm chân trắng HLSO tại New York

Cỡ (con/pao)

Tôm chân trắng nuôi

Thái Lan

Inđônêxia

Êcuađo

Mêhicô

Vênêzuêla

8/12

-

-

-

-

-

13/15

-

-

-

-

-

16/20

-

5,30

-

-

7,00

21/25

4,40

5,00

-

5,60

5,00

26/30

3,50

4,00

3,80

4,25

3,85

31/35

3,30

3,60

3,50

4,10

3,75

36/40

3,20

3,00

3,10

4,00

3,65

41/50

3,00

-

2,90

3,80

3,55

51/60

2,50

-

2,65

-

3,35

61/70

2,45

-

2,55

-

3,20

71/90

2,40

-

2,35

-

3,10

Tuần 3, không có hoạt động giao dịch đáng kể nào, chỉ có một số khách hàng có nhu cầu mua tôm sú để dự trữ kho lạnh với giá rất cao mặc dù tỉ giá hối đoái có xu hướng thuận lợi.

Trong tuần 3, do lượng cung cấp tôm mới thấp nên các nhà bán buôn điều chỉnh giá tôm sú HLSO tăng thêm 5 - 10%. Cả các nhà sản xuất và bán buôn đều muốn bán hàng tồn vào cuối năm. Giá tôm chân trắng cũng giống tôm sú, tăng 5%.

Theo thống kê của NMFS, tháng 11/2008 nhập khẩu tôm của Mỹ đạt 53.360 tấn, giảm 18,5% so với tháng 10/08 và giảm 5% so với tháng 11/2007. Tuy nhiên, tổng nhập khẩu tôm vào Mỹ trong 11 tháng đầu năm đạt 514.939 tấn, vẫn tăng 1,5% so với 507.569 tấn cùng kỳ năm 2007.

Dự báo:

Dự báo tình hình XK tôm của Việt Nam trong tháng tới vẫn bị tác động bởi nhu cầu giảm ở các nước NK chính do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu. Theo dự đoán của Viện Tài chính Quốc tế thì tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm 2009 sẽ yếu kém nhất từ 50 năm qua. Theo con số dự báo của tổ chức này thì tăng trưởng trong năm 2009 là âm 0,4% so với tỉ lệ tăng trưởng của năm 2008 là gần 2%.

Tuy nhiên, ngành tôm Việt Nam vẫn còn hy vọng vào các thị trường mới và các thị trường có nền kinh tế đang nổi như Trung Quốc, Xinhgapo...

Về kinh tế Trung Quốc, những người lạc quan đặt hy vọng vào chương trình kích thích kinh tế trị giá 586 tỷ USD của chính phủ nước này. Với các biện pháp của Chính phủ Trung Quốc như tập trung vào các chương trình xây dựng cơ sở hạ tầng, gia tăng phúc lợi, yêu cầu các ngân hàng tăng cường cho vay… người tiêu dùng và các công ty ở nước này có thể sẽ chi tiêu nhiều hơn.

Lê Hằng (Nguồn vasep)