Bản tin tổng hợp

  • Cách nhìn mới về thực vật phù du
    Cách nhìn mới về thực vật phù du
    Thực vật phù du hình thành nên “rừng” dưới biển, và chịu trách nhiệm cung cấp gần một nửa lượng oxy cần thiết cho sự sống trên Trái Đất, bao gồm cả bản thân chúng ta. Tuy nhiên, không giống với “đồng nghiệp” trên đất liền, thực vật biển này thường có kích thước rất nhỏ, và ngoài tầm nhìn của con người. Do đó, chúng ta đang ở giai đoạn ban đầu tìm hiểu những mặt cơ bản nhất về sinh học và sinh thái của thực vật phù du. ...
  • Đưa sản xuất, tiêu thụ cá tra, basa sang giai đoạn phát triển mới
    Đưa sản xuất, tiêu thụ cá tra, basa sang giai đoạn phát triển mới
    Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vũ Văn Tám cho biết: Hiện nay, tổng diện tích nuôi cá tra ở khu vực ĐBSCL khoảng 6 nghìn ha tập trung tại 10 tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Hậu Giang, Kiên Giang, Bến Tre. <br>Năm 2008, các tỉnh này đạt sản lượng hơn 1,1 triệu tấn. Sản lượng cá tra thành phẩm xuất khẩu là 633 nghìn tấn, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 1,4 tỷ USD. Đồng thời đã cơ bản hình thành hệ thống trên 10 nhà máy chế biến các sản phẩm từ cá tra, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. ...
  • Biển VN nằm trong 20 vùng biển giàu hải sản nhất thế giới
    Biển VN nằm trong 20 vùng biển giàu hải sản nhất thế giới
    Biển Việt Nam được công nhận là một trong 10 trung tâm đa dạng sinh học biển, 20 vùng biển giàu hải sản trên thế giới.<br>Các nhà sinh vật học phát hiện tại vùng biển Việt Nam có tới 11.000 loài sinh vật cư trú trong hơn 20 kiểu hệ sinh thái điển hình thuộc 6 vùng đa dạng sinh học biển khác nhau ...
  • San hô- sinh vật biển già nhất
    San hô- sinh vật biển già nhất
    San hô biển sâu là loài vật có xương già nhất, một nghiên cứu mới đã phát hiện loài san hô 4265 năm tuổi tại ngoài khơi Hawaii.<br>San hô biển sâu, hiện đang bị đe dọa bởi thay đổi khí hậu và ô nhiễm giống như san hô nước nông, mọc trên núi biển (núi trồi lên từ đáy biển nhưng không đến bề mặt nước) và các rìa lục địa ở độ sâu khoảng 1.000 đến 10.000 fit (300 đến 3.000 mét). ...
  • Quá trình tiến hóa của vây, chi và mang
    Quá trình tiến hóa của vây, chi và mang
    Công cụ di truyền mà động vật sử dụng để hình thành vây và chi cũng giống như công cụ di truyền kiểm soát sự phát triển của xương mang ở cá mập, theo một nghiên cứu mới. <br>Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences ngày 23 tháng 3, 2009. Các tác giả bao gồm Andrew Gillis và Neil Shubin thuộc Đại học Chicago, và Randall Dahn thuộc Phòng thí nghiệm Sinh học Mount Desert Island. ...
  • Phát hiện loài sứa lạ có bảy màu
    Phát hiện loài sứa lạ có bảy màu
    Lisa Gershwin, nhà khoa học người Australia vừa phát hiện một loài sứa lạ có 7 màu. Điều thú vị nhất với bà loài sứa này không gây ngứa. <br>Chuyên gia nghiên cứu loài sứa Lisa Gershwin bắt được loài sứa chưa được đặt tên này vào đầu tháng 3/2009 khi đang bơi gần đê chắn sóng ở đảo Tasmania, Australia. Gershwin, người phụ trách khoa học tự nhiên tại bảo tàng và phòng trưng bày nghệ thuật Queen Victoria ở Tasmania. ...
  • Xuất khẩu tôm vào Trung Quốc tăng 110%
    Xuất khẩu tôm vào Trung Quốc tăng 110%
    Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), trong khi xuất khẩu tôm sang các thị trường chính và truyền thống của Việt Nam tiếp tục giảm mạnh, Trung Quốc lại vượt trội từ vị trí thứ 8 trong cơ cấu thị trường nhập khẩu tôm Việt Nam lên vị trí thứ 4 với mức tăng trưởng đáng kinh ngạc. <br>Ước tính từ đầu năm đến nay, xuất khẩu tôm sang thị trường này đạt trên 1.000 tấn, tăng 110% so với cùng kỳ năm ngoái; với trị giá khoảng 12 triệu USD, tăng 90%; chiếm 8,2% thị phần. Mặc dù, tổng nhập khẩu thủy sản Việt Nam vào Trung Quốc giảm, nhưng mặt hàng tôm vẫn được ưa chuộng tại thị trường này. ...
  • Biến đổi khí hậu sẽ sắp xếp lại hệ sinh thái
    Biến đổi khí hậu sẽ sắp xếp lại hệ sinh thái
    Trong 50 năm nữa, ở rất nhiều vùng trên thế giới, các sinh vật bản địa sẽ “dọn nhà” đi nơi khác, và thay vào đó là những quần thể hoàn toàn mới. Các nhà nghiên cứu tuyên bố điều này dựa trên những mô hình máy tính về sự tái định cư của động vật trong môi trường tự nhiên. <br>Townsend Peterson, ĐH Kankas (Mỹ) và cộng sự đã sử dụng mẫu vật trong các bảo tàng trên khắp thế giới để lập nên bản đồ phân bố của 1.870 loài thú, chim và bướm. Thông tin sau đó được kết hợp với dữ liệu môi trường của mỗi vùng, từ đó tìm ra vùng có khí hậu phù hợp nhất với mỗi loài. ...
  • Xây dựng thương hiệu cho cá ngừ Việt Nam
    Xây dựng thương hiệu cho cá ngừ Việt Nam
    Nghề câu cá ngừ đại dương mới xuất hiện ở Việt Nam khoảng 15 năm qua đã mang lại nguồn lợi xuất khẩu ngày càng tăng, góp phần xoá đói giảm nghèo và làm giàu cho ngư dân vùng Nam Trung Bộ đặc biệt là ở 3 tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà. Hiệp hội Cá ngừ đại dương cũng đã được thành lập ở 3 địa phương trên với mong muốn tạo liên kết giữa ngư dân, doanh nghiệp thu mua, xuất khẩu và nhà quản lý để cùng chia sẻ lợi ích, khắc phục khó khăn trong nghề. Tuy nhiên, để có thương hiệu cho con cá ngừ Việt Nam và hướng tới sự phát triển bền vững, bình đẳng cần phải có Hiệp hội Cá ngừ Việt Nam. ...
  • Kiên Hải (Kiên Giang): Triển vọng mới nuôi tôm hùm trên biển
    Kiên Hải (Kiên Giang): Triển vọng mới nuôi tôm hùm trên biển
    Tại quần đảo Nam Du, xã An Sơn, huyện đảo Kiên Hải có mô hình nuôi tôm hùm trên biển do người dân từ Bình Thuận vào đầu tư. Bước đầu người dân đầu tư 3 tỷ đồng nuôi tôm hùm trong lồng bè… Với 89 lồng bè được đặt liền kề nhau và nuôi thả 17.000 con giống, sau 8 tháng, tôm hùm đạt trọng lượng khoảng 300-400g/con. ...
  • Tây Ban Nha khẳng định cá tra và ba sa của Việt Nam đáp ứng các quy định của EU về an toàn thực phẩm
    Tây Ban Nha khẳng định cá tra và ba sa của Việt Nam đáp ứng các quy định của EU về an toàn thực phẩm
    Phóng viên TTXVN tại Argentina dẫn tin hãng thông tấn Servimedia của Tây Ban Nha cho biết, trong văn bản trả lời chất vấn của nghị sĩ Joaquín García Díez, thuộc đảng Nhân dân, về việc nhập khẩu cá da trơn của Việt Nam, Chính phủ Tây Ban Nha khẳng định, chưa phát hiện bất kỳ dấu hiệu vi phạm quy định về vệ sinh thực phẩm khiến phải từ chối nhập khẩu mặt hàng này. Trước đó, nghị sĩ Díez bày tỏ lo ngại việc nhập khẩu ồ ạt cá da trơn của Việt Nam gây phương hại tới sản xuất trong nước. ...
  • Nuôi tôm trên cát: Nguy cơ đối với môi trường!
    Nuôi tôm trên cát: Nguy cơ đối với môi trường!
    Ở các xã ven biển của huyện Thăng Bình và Núi Thành đang rộ lên phong trào nuôi tôm trên cát một cách tự phát. Riêng xã Bình Hải, huyện Thăng Bình đã có hơn 60 hộ nuôi với hơn 10ha diện tích ao nuôi, chưa kể các xã Bình Minh, Bình Dương phong trào nuôi tôm cũng đang phát triển và số lượng cũng như diện tích ao nuôi cứ tăng lên hàng ngày. Với mô hình nuôi tự phát này, ban đầu có thể mang lại lợi nhuận nhưng cũng chứa rất nhiều rủi ro do người dân không có kinh nghiệm về kỹ thuật nuôi. Bên cạnh đó, việc nuôi tôm trên cát một cách tự phát như hiện nay tiềm ẩn nhiều vấn đề về môi trường, nếu không có giải pháp kịp thời sẽ tác động tiêu cực đến môi trường… ...
  • Cách giảm giá thành nuôi tôm sú
    Cách giảm giá thành nuôi tôm sú
    Theo thông tin từ Hiệp hội Xuất khẩu tôm Việt Nam, khả năng xuất khẩu tôm sú năm 2009 của Việt Nam sẽ giảm khoảng 30%. <br>Dịch bệnh, nhất là đốm trắng gây thiệt hại đáng kể cho người nuôi. Tuy vậy, từ đầu năm đến nay, giá thức ăn đã giảm, lãi suất ngân hàng giảm mạnh, người nuôi có nhiều kinh nghiệm hơn trong đối phó với dịch bệnh. Dưới đây là một số giải pháp cơ bản tại hội thảo chuyên đề “Làm cách nào giảm giá thành nuôi tôm sú?”, do Sở NN&PTNT vừa tổ chức tại Bình Đại. ...
  • Trung Quốc, Hàn Quốc tiêu thụ mạnh tôm Việt Nam
    Trung Quốc, Hàn Quốc tiêu thụ mạnh tôm Việt Nam
    Lượng và kim ngạch xuất khẩu tôm của nước ta vào Trung Quốc, Hàn Quốc đều tăng khá mạnh trong tháng 1/2009. <br>Đang gặp nhiều khó khăn trong xuất khẩu, song con tôm Việt Nam gần đây lại "khởi sắc" tại Trung Quốc, Hàn Quốc. <br>Theo thống kê của hải quan, trong tháng 1/2009, xuất khẩu tôm của nước giảm 25% về lượng và 28% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Với lượng xuất khẩu trên 8.450 tấn thu về kim ngạch hơn 69 triệu USD, tôm đông lạnh đã đánh mất vị trí dẫn đầu trong cơ cấu sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam. ...
  • Đánh bắt bất hợp pháp làm suy giảm tài nguyên biển
    Đánh bắt bất hợp pháp làm suy giảm tài nguyên biển
    Theo một nghiên cứu mới đăng trên Thư viện Cộng đồng về Khoa học (PLoS One), tổng thiệt hại mà thế giới phải gánh chịu từ việc đánh bắt cá bất hợp pháp được ước tính từ 10 đến 23,5 tỷ USD mỗi năm. Một trong những nguyên nhân quan trọng được nhóm tác giả viện dẫn là cơ chế giám sát thi hành pháp luật còn yếu kém ở các nước đang phát triển.<br> ...