Bản tin tổng hợp

  • Mô hình nuôi cua biển bằng lồng bè
    Mô hình nuôi cua biển bằng lồng bè
    Viện Nghiên cứu Hải sản đã xây dựng và thực hiện mô hình nuôi cua biển bằng lồng bè (mỗi cá thể được nuôi trong một ô lồng) trong 6 năm (2003 - 2008). Bước đầu đã đạt được một số thành công, xây dựng được quy trình nuôi cua biển bằng ô lồng.<br>Lồng nuôi cua thiết kế theo kiểu lồng của Thái Lan, có 2 loại: lồng vuông nhỏ để nuôi cua bột thành cua giống, lồng to khối hình hộp chữ nhật để nuôi cua thương phẩm, cua lột và cua gạch. Nuôi cua bột thành cua giống: tỷ lệ sống hơn 85%, cỡ chiều dài mai trung bình 1- 4 cm, trọng lượng trung bình 8,5 - 10 g/con. Nuôi cua thương phẩm: tỷ lệ sống đạt 65,25%, trọng lượng trung bình 200 - 250 g/con, tối đa đạt 400 g/con. Đối với nuôi cua lột, tỷ lệ sống đạt > 95%, với nuôi cua gạch, tỷ lệ sống đạt 100%. ...
  • Tôm Việt Nam xuất sang EU giảm gần một nửa
    Tôm Việt Nam xuất sang EU giảm gần một nửa
    Ba nước tiêu thụ tôm chính của Việt Nam trong khối EU là Đức, Anh, Pháp đồng loạt giảm mạnh nhập khẩu tôm Việt Nam, khiến tổng xuất khẩu tôm sang thị trường này giảm mạnh, gần 40% so với cùng kỳ, đạt 4,3 triệu USD. <br>Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản (VASEP) cho biết, tháng 2/2009, xuất khẩu tôm Việt Nam loé sáng với mức tăng trưởng cao ở các thị trường tiêu thụ chính. ...
  • Chương trình "Hỗ trợ các doanh nghiệp Chế biển Thuỷ sản Bảo vệ môi trường, nhằm thúc đẩy quá trình hội nhập Kinh tế Quốc tế (giai đoạn 2008 - 2010)"
    Chương trình "Hỗ trợ các doanh nghiệp Chế biển Thuỷ sản Bảo vệ môi trường, nhằm thúc đẩy quá trình hội nhập Kinh tế Quốc tế (giai đoạn 2008 - 2010)"
    Thời gian qua, lĩnh vực chế biến thuỷ sản ở Việt Nam đã có sự phát triển vượt bậc, hiện có trên 400 doanh nghiệp với trên 550 cơ sở chế biến thuỷ sản (CBTS) quy mô công nghiệp, Năm 2007 kim ngạch xuất khẩu đạt mức 3,75 tỷ USD, năm 2008 tăng lên 4,27 tỉ USD. Hiện VN đang đứng thứ 8 về giá trị xuất khẩu thủy sản trên thế giới. Khi Việt Nam gia nhập WTO, lĩnh vực chế biến - xuất khẩu TS đã có những chuyển biến rõ rệt, số lượng doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn XK vào những thị trường khó tính như EU, Mỹ và Nhật Bản.. tăng gấp 2 lần. Mặt khác, Cùng với những vấn đề về Thị trường, Chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.v.v. lĩnh vực Chế biến - xuất khẩu thuỷ sản ở Việt Nam đang đối mặt với những vấn đề về ô nhiễm, quản lý và bảo vệ môi trường…..Hiện nay, công tác quản lý môi trường (QLMT) của các xí nghiệp CBTS đã có những chuyển biến bước đầu, nhiều cơ sở CBTS có hệ thống xử lý nước thải (HT XLNT) đạt yêu cầu chất lượng. Những cơ sở mới được xây dựng nằm trong quy hoạch đã xây dựng báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) ...
  • Phái đoàn Bộ thuỷ sản và gia cầm Băng-la-đét đến thăm và làm việc tại Viện
    Phái đoàn Bộ thuỷ sản và gia cầm Băng-la-đét đến thăm và làm việc tại Viện
    Ngày 11/2/2009, phái đoàn Bộ Thuỷ sản và Gia cầm Băng-la-đét do ngài Mr. Dhirendra Chandra Das, Phó tổng Thư ký Bộ Thuỷ sản và Gia cầm Băng-la-đét dẫn đầu cùng với các cán bộ nghề cá đã đến thăm và làm việc tại Viện Nghiên cứu Hải sản. Cùng đi với đoàn có TS. Amrit Bart, Giám đốc Học viện Công nghệ châu á tại Việt Nam (AIT CV-Việt Nam). ...
  • Hợp tác nghiên cứu nguồn lợi và thăm dò, khai thác cá ngừ đại dương tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam
    Hợp tác nghiên cứu nguồn lợi và thăm dò, khai thác cá ngừ đại dương tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam
    Viện Nghiên cứu Hải sản đã thoả thuận với Công ty Antel Investment Ltd. (Nga) xây dựng và thực hiện Đề án Hợp tác nghiên cứu nguồn lợi và thăm dò, khai thác cá ngừ đại dương tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Theo đó, Công ty Antel Investment Ltd. xin phép phối hợp với Viện Nghiên cứu Hải sản thực hiện các chuyến điều tra nguồn lợi, nghiên cứu tập tính sinh thái cá ngừ đại dương và thử nghiệm khai thác, qua đó sẽ phát triển phương pháp dự báo khai thác cá ngừ đại dương dựa trên các trường hải dương học và đề xuất phương án phát triển khai thác hải sản xa bờ. ...
  • Hội chợ triển lãm Thương mại – Du lịch – Thuỷ sản Cát Bà 2009
    Hội chợ triển lãm Thương mại – Du lịch – Thuỷ sản Cát Bà 2009
    Từ ngày 25/3 đến 2/4 tại Sân vận động Cảng cá Cát Bà (huyện Cát Hải, Thành phố Hải Phòng), Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn và UBND thành phố Hải Phòng đồng chủ trì tổ chức Lễ hội kỷ niệm 50 năm Bác Hồ về thăm làng cá Cát Bà, kỷ niệm ngày truyền thống ngành thủy sản Việt Nam và Hội chợ triển lãm Thương mại - Du lịch - Thủy sản Cát Bà năm 2009 ...
  • San hô cứng và rạn san hô tại 4 khu bảo tồn biển trọng điểm: Bạch Long Vĩ, Cồn Cỏ, Côn Đảo và Phú Quốc
    San hô cứng và rạn san hô tại 4 khu bảo tồn biển trọng điểm: Bạch Long Vĩ, Cồn Cỏ, Côn Đảo và Phú Quốc
    Hệ sinh thái rạn san hô (RSH) là một trong những hệ sinh thái có tính đa dạng sinh học cao nhất và cổ xưa nhất trên hành tinh (Cesar. H., 2002). Mặc dù tổng diện tích các RSH trên toàn thế giới chỉ chiếm ít hơn 0,2% diện tích bề mặt của đại dương, nhưng các RSH đóng vai trò là nơi nuôi dưỡng nguồn lợi, nơi sinh cư của hơn 1/4 loài cá biển được biết đến. Cho đến nay, khoảng 4000 loài cá và 800 loài san hô tạo rạn đã được phân loại và ghi nhận trên tất cả các vùng biển. Hàng triệu loài các sinh vật khác sống cố định trong rạn hoặc trong vòng đời của nó có liên quan tới hệ sinh thái vùng RSH (Burke và ctv., 2002). <br>Vùng biển Việt Nam hiện đã thống kê được hơn 2000 loài cá, trong đó hơn 500 loài thuộc nhóm cá sống gắn bó vòng đời trong rạn. Ngoài nguồn lợi cá rạn phong phú, rạn san hô còn cung cấp cho con người nhiều hải sản có giá trị kinh tế cao như tôm hùm, bào ngư, trai ngọc, hải sâm... ...
  • Phá cả "rừng" dưới biển
    Phá cả "rừng" dưới biển
    Kết quả nghiên cứu và giám sát 7 vùng trọng điểm ven bờ biển gần đây cho thấy, đánh bắt hải sản theo hủy diệt bằng thuốc nổ, chất độc diễn ra phổ biến, làm cho trên 85% rạn san hô bị đe dọa ở mức trung bình cao; khai thác quá mức được coi là mối đe dọa đối với khoảng 50% số rạn san hô; phát triển kinh tế xã hội vùng ven biển ảnh hưởng tới khoảng 40% số rạn san hô; và khoảng 47 rạn san hô bị đe dọa bởi lắng đọng trầm tích. Thực tế này cho thấy chính con người đã làm cho 50% số rạn san hô bị xếp ở mức đe dọa cao và 17% rạn san hô bị đe dọa ở mức rất cao. ...
  • QUY TRÌNH NUÔI TÔM SÚ BẰNG VI SINH
    QUY TRÌNH NUÔI TÔM SÚ BẰNG VI SINH
    Hiện nay vấn đề nuôi tôm công nghiệp và bán công nghiệp (CN-BCN) đối với tỉnh Bạc Liêu nói riêng và với tất cả những vùng nuôi tôm CN-BCN trên cả nước nói chung đã và đang gặp rất nhiều khó khăn, thử thách. Bà con nuôi tôm vừa phải đối đầu với sự ô nhiễm môi trường, dịch bệnh tràn lan, chất lượng tôm giống, vừa phải lo lắng trước sự biến động quá cao của giá cả đầu vào như: thuốc, thức ăn, dầu… Bên cạnh đó giá bán sản phẩm tôm của bà con lại ngày càng mất giá do ảnh hưởng của sự khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Trước những khó khăn trên thì bà con nuôi tôm phải áp dụng cho mình một biện pháp nuôi mới để giảm được chi phí đầu tư cho một vụ nuôi tôm nhằm tăng lợi nhuận. ...
  • Bản tin thị trường cá Trích 2/2009
    Bản tin thị trường cá Trích 2/2009
    Thị trường cá trích và cá thu trên thế giới xem ra có nhiều biến động trong năm qua, do ảnh hưởng của biến động tiền tệ, sự sụt giảm của hạn ngạch sản lượng tính theo giá trị tiền tệ, và một thị trường lớn (Nga) đã áp đặt lệnh cấm tạm thời đối với hàng nhập khẩu.<br>Khối lượng nhập khẩu cá trích đông lạnh Nhật Bản đã tăng 32% lên 33610 tấn từ tháng 1 đến tháng 9 năm 2007 và có diễn biến tương tự trong cùng kỳ năm 2008. Tổng giá trị của các mặt hàng nhập khẩu này tăng 24% lên 5,2 triệu Yên ...
  • Nghiên cứu ảnh hưởng của các điều kiện xông khói và ướp muối đến chất lượng của sản phẩm Cá Thu (Scomber japonicus) hun khói
    Nghiên cứu ảnh hưởng của các điều kiện xông khói và ướp muối đến chất lượng của sản phẩm Cá Thu (Scomber japonicus) hun khói
    Hun khói là phương pháp bảo quản cá truyền thống trên toàn thế giới. Khói hun là sản phẩm của quá trình đốt cháy gỗ không hoàn toàn. Khói bao gồm nhiều hợp chất riêng biệt, cụ thể là: các aldehyt, keton, phenol, este,... (Doe,1998;Guillen & Errecalde, 2002). <br>Quá trình hun khói tạo cho cá có màu sắc và hương vị đặc trưng. Thêm vào đó, quá trình hun khói làm tăng thời gian sử dụng của cá do tác dụng kết hợp của sự khử nước, hoạt động kháng vi sinh vật và chống oxi hoá của một số thành phần của khói, cụ thể như: formandehyt, phenol,...( Doe, 1998; Horner, 1997; Leroi& Joffraud, 2000a; Rorvik, 2000). Để tăng thêm tác dụng bảo quản thì có thể ướp muối trước khi đem hun khói. ...
  • Kết quả nghiên cứu bước đầu về khai thác Cá Ngừ Đại  Dương giống phục vụ nuôi thương phẩm
    Kết quả nghiên cứu bước đầu về khai thác Cá Ngừ Đại Dương giống phục vụ nuôi thương phẩm
    Cá ngừ đại dương bao gồm cá ngừ mắt to, cá ngừ vây vàng, cá ngừ vây xanh… (T.albacares; T. obesus; T. thynnus…) là các loài cá có giá trị kinh tế cao, là đối tượng khai thác chính của một số nghề khai thác như câu vàng, lưới vây,... Tuy nhiên, do sự tăng nhanh của số lượng tàu khai thác, nên nguồn lợi cá ngừ đại dương đang có nguy cơ cạn kiệt.<br>Hiện nay, một số nước đã phát triển nghề nuôi cá ngừ đại dương với qui mô công nghiệp. Tuy vậy, việc cho đẻ nhân tạo đối với cá ngừ đại dương vẫn còn trong giai đoạn nghiên cứu nên việc cung cấp cá con giống cho nghề nuôi vẫn dựa chủ yếu vào việc đánh bắt ngoài biển. Việc khai thác cá ngừ đại dương giống trên biển là rất khó khăn, phức tạp vì phải đảm bảo con giống còn sống khoẻ mạnh sau khi đã chuyển về các lồng nuôi ...
  • Kết quả nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ của viện nghiên cứu hải sản năm 2008
    Kết quả nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ của viện nghiên cứu hải sản năm 2008
    Năm 2008, Viện Nghiên cứu Hải sản thực hiện 29 nhiệm vụ khoa học, trong đó có 06 nhiệm vụ cấp Nhà nước, 01 nhiệm vụ thuộc chương trình Biển Đông Hải đảo, 15 nhiệm vụ cấp Bộ, 06 nhiệm vụ cấp cơ sở và 01 nhiệm vụ chuyển giao công nghệ. Sau đây là tóm tắt các kết quả n?i b?t của các đề tài, dự án đạt được trong năm 2008.<br> - Đánh giá được hiện trạng và xu thế biến động nguồn lợi hải sản ở vùng đánh cá chung vịnh Bắc Bộ trong 3 năm qua. Kết quả đánh giá trữ lượng cá đáy năm 2006-2007 bằng tàu Biển Đông là 76,8 nghìn tấn, tàu Bắc Ngư là 84,9 nghìn tấn. Nhìn chung, nguồn lợi hải sản ở vùng đánh cá chung vịnh Bắc Bộ có chiều hướng suy giảm cả về số lượng và chất lượng. ...
  • Hội đồng khoa học Viện Nghiên cứu Hải sản đánh giá hồ sơ chuyên môn cho 02 thí sinh nghiên cứu sinh
    Hội đồng khoa học Viện Nghiên cứu Hải sản đánh giá hồ sơ chuyên môn cho 02 thí sinh nghiên cứu sinh
    Ngày 3/2/2009, Hội đồng Khoa học của Viện đã chấm điểm đánh giá hồ sơ chuyên môn của hai ứng viên nghiên cứu sinh chuyên ngành Ngư loại học là ThS. Vũ Việt Hà và ThS. Bách văn Hạnh - cán bộ nghiên cứu thuộc Phòng Nghiên cứu Nguồn lợi, Viện Nghiên cứu Hải sản.<br>1. ThS. Vũ Việt Hà dự tuyển NCS với luận án ‘’Nghiên cứu đặc tính phản hồi âm của một số loài cá nổi nhỏ ở biển Việt Nam làm cơ sở khoa học cho việc đánh giá trữ lượng nguồn lợi trong một số khu vực biển Việt Nam’’<br>2. ThS. Bách Văn Hạnh dự tuyển NCS với luận án ‘’Nghiên cứu biến động nguồn lợi mực xà Sthenoteusthis oualaniensis (Lesson, 1839) khai thác được ở biển Việt Nam, tạo cơ sở khoa học cho công tác quản lý nguồn lợi và phát triển nghề khai thác mực xà ở Việt Nam’’. ...
  • Hợp tác nghiên cứu nguồn lợi và thăm dò, khai thác cá ngừ đại dương tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam
    Hợp tác nghiên cứu nguồn lợi và thăm dò, khai thác cá ngừ đại dương tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam
    Viện Nghiên cứu Hải sản đã thoả thuận với Công ty Antel Investment Ltd. (Nga) xây dựng và thực hiện Đề án Hợp tác nghiên cứu nguồn lợi và thăm dò, khai thác cá ngừ đại dương tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Theo đó, Công ty Antel Investment Ltd. xin phép phối hợp với Viện Nghiên cứu Hải sản thực hiện các chuyến điều tra nguồn lợi, nghiên cứu tập tính sinh thái cá ngừ đại dương và thử nghiệm khai thác, qua đó sẽ phát triển phương pháp dự báo khai thác cá ngừ đại dương dựa trên các trường hải dương học và đề xuất phương án phát triển khai thác hải sản xa bờ.<br><br> ...