Bản tin tổng hợp

  • Khôi phục rừng ngập mặn tại vịnh Nha Trang, Khánh Hòa: Cần sự tham gia của cộng đồng
    Khôi phục rừng ngập mặn tại vịnh Nha Trang, Khánh Hòa: Cần sự tham gia của cộng đồng
    Hiện nay, toàn bộ diện tích rừng ngập mặn tại khu vực vịnh Nha Trang gần như bị xoá sổ. Điều này tác động không nhỏ đến sự phát triển của hệ sinh thái biển trong vịnh. Tuy các cơ quan chức năng địa phương đang cố gắng khôi phục rừng ngập mặn tại các khu vực Đầm Bấy, Đầm Già, Sông Lô…, nhưng việc này đòi hỏi sự tham gia, hưởng ứng tích cực của cộng đồng.<br>Những năm 80 của thế kỷ trước, vịnh Nha Trang có khoảng 500 ha rừng ngập mặn, bao bọc xung quanh các đảo, đầm; nhưng tác động của môi trường như: ô nhiễm nguồn nước biển từ các hoạt động du lịch, nuôi trồng - đánh bắt thuỷ sản; xây dựng các khu du lịch, bãi tắm và sự tàn phá của người dân (chặt phá làm củi; đìa, lồng nuôi tôm…) đã làm diện tích rừng ngập mặn dần bị thu hẹp và gần như mất trắng. ...
  • Luật Đa dạng sinh học - Luật dành cho thiên nhiên bắt đầu có hiệu lực
    Luật Đa dạng sinh học - Luật dành cho thiên nhiên bắt đầu có hiệu lực
    TN&MT) Sáng 1/7, tại Công viên Bách Thảo (Hà Nội), nhân ngày Luật Đa dạng sinh học (ĐDSH) có hiệu lực (1-7-2009), Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Dự án thực hiện khung quốc gia về an toàn sinh học, Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản tổ chức Lễ Mít tinh với tinh thần “đưa luật” vào cuộc sống thông qua các hoạt động phong phú, sinh động.<br>Tiến sỹ Bùi Cách Tuyến, Phó Tổng cục trưởng Phụ trách Tổng cục Môi trường trình bày cô đọng về nội dung Luật ĐDSH. Kể từ nay, lần đầu tiên việc quản lý, bảo tồn và phát triển ĐDSH của Việt Nam được qui về một mối, như một thể thống nhất và là sự hoàn thiện nội dung quan trọng thứ 3 trong công tác bảo vệ môi trường (phòng ngừa kiểm soát ô nhiễm; cải thiện và nâng cao chất lượng môi trường; bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học). ...
  • Bà Rịa – Vũng Tàu: Chất lượng nước biển ven bờ được cải thiện
    Bà Rịa – Vũng Tàu: Chất lượng nước biển ven bờ được cải thiện
    Theo báo cáo của Sở TN&MT, từ năm 2007 đến nay, Trung tâm Quan trắc và Phân tích môi trường thuộc Sở TN&MT tiến hành quan trắc để theo dõi chất lượng môi trường nước biển ven bờ phục vụ du lịch với tần suất 4 lần/năm. Tại 6 vị trí: Bãi Trước, Bãi Sau, Bãi Dâu (TP.Vũng Tàu); khu vực Long Hải (huyện Long Điền); khu vực Lộc An (huyện Đất Đỏ) và khu du lịch Hồ Cốc (huyện Xuyên Mộc). Kết quả quan trắc chất lượng nước biển ven bờ năm 2007 đến quý I-2009 cho thấy, các thông số quan trắc tại các khu vực trên đều đạt quy chuẩn Việt Nam, ngoại trừ chỉ tiêu vi sinh, chất rắn lơ lửng bị ô nhiễm nhẹ ở một số vị trí. ...
  • Ngư dân tiếp tục đánh bắt trên ngư trường phía Bắc
    Ngư dân tiếp tục đánh bắt trên ngư trường phía Bắc
    Chủ tịch Hội nghề cá Việt Nam- Nguyễn Việt Thắng khẳng định, các ngư trường từ trước tới nay bà con vẫn khai thác là thuộc khu vực Hoàng Sa - vùng biển chủ quyền của Việt Nam<br>Quyết định của phía nước bạn Trung Quốc cấm tất cả ngư dân các nghề (trừ nghề lưới rê đơn và câu) vào đánh cá trong vùng biển từ 12 độ vĩ Bắc (tương đương từ Cam Ranh, Khánh Hòa) lên đến đường giới hạn vùng biển giao nhau giữa Quảng Đông và Phúc Kiến (Trung Quốc) và vùng biển phía đông đường phân định trong vịnh Bắc bộ, từ 12h ngày 16/5 đến 12h ngày 1/8/2009 đã khiến cho hoạt động đánh bắt xa bờ của ngư dân nước ta gặp không ít khó khăn. Thậm chí một số tàu của ngư dân Việt Nam đã bị phía Trung Quốc bắt giữ vì cho là vi phạm lệnh cấm. ...
  • Xuất khẩu cá ngừ 3 tháng đầu năm 2009 dần hồi phục
    Xuất khẩu cá ngừ 3 tháng đầu năm 2009 dần hồi phục
    Nhìn vào biểu đồ xuất khẩu (XK) cá ngừ 3 tháng đầu năm 2009, người ta nhận thấy rõ sự chuyển biến tích cực và sự phục hồi dần dần tại nhiều thị trường. Mặc dù, đã có khả quan, nhưng so với cùng kỳ năm ngoái đây vẫn chỉ là mức tăng trưởng âm…<br>Theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Hải quan Việt Nam: Quý I/2008, Việt Nam đã XK được 8.788 tấn cá ngừ với tổng trị giá xấp xỉ 28,4 triệu USD, giảm 25,1% về khối lượng (KL) và 32,5% về giá trị (GT) so với cùng kỳ năm 2008. Trong đó, riêng tháng 3, cả nước đã XK 4.837 tấn cá ngừ tương đương 16,3 triệu USD, tăng 13,1% về lượng, nhưng giảm 4,3% về giá trị so với cùng kỳ năm trước. ...
  • Biển của ta, ta cứ ra khơi
    Biển của ta, ta cứ ra khơi
    TT - Vụ việc lực lượng tuần tra Trung Quốc bắt giữ 37 ngư dân và ba tàu đánh cá Quảng Ngãi khi đang đánh cá trên biển Đông thuộc khu vực Hoàng Sa của VN là hết sức vô lý. Chúng tôi đang soạn thảo văn bản kiến nghị Chính phủ cần lên tiếng mạnh mẽ hơn nữa, yêu cầu phía Trung Quốc phải nhanh chóng thả 12 ngư dân và hai tàu đánh cá hiện đang còn bị tạm giữ.<br>Chúng tôi cũng kiến nghị nếu ngư dân hoạt động đánh bắt đúng pháp luật trên vùng biển của chúng ta nhưng vô cớ bị bắt giữ, làm thiệt hại cho bà con và nền kinh tế của VN thì bên bắt phải đền bù. Về phía Hội Nghề cá cũng đã làm việc với các địa phương, kiên quyết không thực hiện các đòi hỏi vô lý từ phía Trung Quốc. Phải rõ ràng như thế! ...
  • Nỗ lực bảo vệ môi trường biển Vịnh Nha Trang
    Nỗ lực bảo vệ môi trường biển Vịnh Nha Trang
    Mỗi ngày danh thắng vịnh Nha Trang phải hứng chịu khoảng 10 tấn rác thải cộng với hàng ngàn m3 nước thải. Thành phố Nha Trang tỉnh Khánh Hoà đã có nhiều cố gắng bảo vệ môi trường sinh thái vịnh<br>Dân số thành phố Nha Trang dao động trong khoảng 370.000 người, cộng thêm khoảng 5.000 cư dân sinh sống trên các đảo; ngoài ra mỗi năm, vịnh Nha Trang đón khoảng 1,2 triệu lượt khách du lịch. Dân số và du lịch phát triển, kéo theo lượng rác khổng lồ tấn công vịnh Nha Trang ...
  • Tây Ban Nha: Giá mực, bạch tuộc cuối tháng 5/2009 giảm
    Tây Ban Nha: Giá mực, bạch tuộc cuối tháng 5/2009 giảm
    Tuần 22 (25/5 - 31/5/2009), tại các chợ ở Galicia khối lượng đấu thầu bạch tuộc có sừng và mực ống Thái Bình Dương giảm; các loại mực, bạch tuộc còn lại đều tăng. Khối lượng nhập cảng mực, bạch tuộc trong tuần 23 (1/6 - 7/6/2009) giảm 21% so với tuần 22, chủ yếu tại cảng Algeciras và xuất xứ từ Marốc.<br>Cũng trong tuần 22, khối lượng nhập cảng mực, bạch tuộc tại Mercamadrid giảm 9% đối với các mặt hàng đông lạnh và 24% đối với các mặt hàng tươi. Trong đó, tăng mạnh nhất là mặt hàng mực ống tẩm bơ rán đông lạnh, và giảm mạnh nhất là các mặt hàng mực nang tươi làm sạch và mực ống tươi. ...
  • Cá tra Việt Nam tiêu thụ mạnh ở Tây Ban Nha
    Cá tra Việt Nam tiêu thụ mạnh ở Tây Ban Nha
    Theo nhận định của tờ Aqua Culture AsiaPacific - tạp chí thủy sản hàng đầu Châu Á - những năm qua, tiêu thụ cá tra Việt Nam tại Tây Ban Nha tăng trưởng mạnh mẽ, chủ yếu là các mặt hàng philê đông lạnh. ...
  • Hiện trạng rạn san hô, sinh vật biển vùng vịnh Quy Nhơn
    Hiện trạng rạn san hô, sinh vật biển vùng vịnh Quy Nhơn
    Rạn san hô ở vùng biển Quy Nhơn không đa dạng bằng một số nơi trong nước (Bình Thuận, Khánh Hòa) nhưng mang nhiều nét đặc trưng riêng, là nơi tồn cư của nhiều loài sinh vật quý hiếm, là môi trường tốt để bảo tồn nguồn gen, rạn san hô ở đây chủ yếu được kết thành bởi các tập đoàn san hô mềm. Năm 2002 Viện Hải dương học Nha Trang đã tiến hành điều tra, khảo sát vùng vịnh Quy Nhơn để nghiên cứu tìm giải pháp bảo vệ và tái tạo nguồn lợi ở vùng vịnh này.<br>Ai cũng biết các rạn san hô là nơi sinh sống của nhiều loài hải sản. Nguồn lợi sinh vật tại các rạn san hô ở vùng biển Quy Nhơn khá phong phú. Theo kết quả khảo sát ban đầu tại đây có 61 loài rong biển thuộc 4 ngành: rong lam (Cyanophyta) rong nâu (Phaeophyta), rong đỏ (Rhodophyta) và rong lục (Chlorophyta). Đặc biệt có các loài rong có giá trị kinh tế:<br> ...
  • Rừng – tôm ở Phú Tân (Cà Mau): hướng tới đa dạng sinh học
    Rừng – tôm ở Phú Tân (Cà Mau): hướng tới đa dạng sinh học
    Phú Tân (Cà Mau) với đặc thù là huyện ven biển, cùng với lợi thế về khai thác biển, nghề nuôi trồng thủy sản trở thành thế mạnh chủ lực. Hiện nay nghề nuôi trồng thủy sản phát triển khá đa dạng với nhiều loại hình, như: chuyên nuôi tôm theo hình thức quảng canh cải tiến, cải tiến năng suất cao, nuôi tôm công nghiệp hay mô hình vườn - tôm, lúa - tôm, rừng - tôm... <br>Đối với rừng - tôm, đây là mô hình có thời gian phát triển lâu năm nhất. Huyện Phú Tân hiện có khoảng 5.400 ha rừng, trong đó có hơn 4.500 ha sản xuất theo mô hình rừng - tôm kết hợp ...
  • Nhật Bản: Nhập khẩu mực, bạch tuộc 4 tháng đầu năm tăng gần 60%
    Nhật Bản: Nhập khẩu mực, bạch tuộc 4 tháng đầu năm tăng gần 60%
    4 tháng đầu năm 2009, Nhật Bản đã nhập 10.337 tấn bạch tuộc, trị giá trên 5.337 triệu yên (56,2 triệu USD); tăng 36% về lượng và 59% về giá trị CIF so với cùng kỳ năm 2008, giá trung bình đạt 516 yên (5,44 USD)/kg, CIF Nhật Bản. Trong đó, nhập khẩu bạch tuộc từ Tây Phi và Tây Ban Nha chiếm 65% (6.684,6 tấn), trị giá khoảng 3.577 triệu yên (37,7 triệu USD). ...
  • Nhà máy thủy sản thiếu nguyên liệu khó từ khâu khai thác, nuôi trồng
    Nhà máy thủy sản thiếu nguyên liệu khó từ khâu khai thác, nuôi trồng
    Do thiếu hụt nguồn nguyên liệu thủy sản từ khai thác đến nuôi trồng nên hàng loạt nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu hiện đang phải hoạt động cầm chừng, cắt giảm lao động... <br>Tình trạng trên hiện đang diễn ra khá phổ biến ở nhiều nhà máy chế biến tôm, cá xuất khẩu khu vực miền Trung, ĐBSCL... ...
  • Nhân loại và vấn đề môi trường sống
    Nhân loại và vấn đề môi trường sống
    Môi trường sống đã và đang trở thành một trong những vấn đề được quan tâm nhất và cũng là một trong những thách thức lớn nhất của nhân loại. Bởi lẽ, môi trường sống gắn bó hữu cơ với cuộc sống của con người, cũng như với sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Trận động đất khủng khiếp, với cường độ mạnh 9 độ rích te, xảy ra ngày 26/12/2004 ở In-đô-ne-si-a, xảy ra những cơn sóng thần cực mạnh, tàn phá vùng phía tây đảo Xu-ma-tra (In-đô-ne-si-a) và nhiều nước Châu Á khác, cướp đi sinh mạng của hơn 280.000 người, đã cho thấy vấn đề môi trường sống có quan hệ mật thiết với những vấn đề toàn cầu, mà để giải quyết được chúng, cần phải có sự hợp lực của tất cả các dân tộc, các quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. ...
  • Khám phá bí mật thủy triều đỏ
    Khám phá bí mật thủy triều đỏ
    Thành quả này giúp các ngư dân sống ven biển có thể giảm bớt thiệt hại do thủy triều đỏ gây ra. Các nhà hóa học thuộc Học viện công nghệ Massachusetts đã đưa ra giải thích về cơ chế tảo biển gây ra những thiệt hại định kỳ cho các loài thân mềm & giáp xác.<br>Các nhà khoa học đã mô tả về thành phần hợp thành độc tố chết người của thủy triều đỏ. Họ đã khámphá ra phương pháp tổng hợp một hóa chất từ tảo biển để ngăn ngừa nhữngđộc tố này.<br> ...