Bản tin tổng hợp

  • Xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ phục hồi
    Xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ phục hồi
    Sáu tháng đầu năm 2009, xuất khẩu tôm của Việt Nam sang Mỹ tăng 18,3% về lượng và 2,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2008. <br>Theo tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP), hai quý đầu năm nay, Việt Nam đã xuất sang thị trường này 15.191 tấn tôm trị giá trên 147,3 triệu USD. <br>Như vậy, chỉ sau ba tháng sụt giảm do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, xuất khẩu tôm của Việt Nam sang Mỹ đã nhanh chóng phục hồi ngay từ tháng 4 và tiếp tục duy trì mức tăng trưởng 2 con số đến hết tháng 6/2009. ...
  • Ô nhiễm môi trường ở vùng biển Cát Bà
    Ô nhiễm môi trường ở vùng biển Cát Bà
    Ðảo Cát Bà, với cảnh đẹp thiên nhiên ban tặng, được tổ chức UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới, là địa điểm lý tưởng phát triển du lịch và kinh tế thủy sản, nghề nuôi hải sản lồng bè trên biển. Nhưng hiện nay, tình trạng ô nhiễm môi trường biển Cát Bà đang ở mức báo động, đòi hỏi các cấp có thẩm quyền đưa ra những giải pháp tích cực để nghề nuôi thủy sản ở đây phát triển bền vững.<br>Lênh đênh trên chiếc thuyền nan ra vịnh Bến Bèo, mới giật mình trước tốc độ phát triển "chóng mặt" của số lượng bè nuôi hải sản ở đây. Du khách không thể phóng tầm mắt mà thưởng ngoạn cảnh đẹp nơi đây nữa bởi sự che chắn của từng dãy bè nuôi cá lồng san sát nhau, những phên giậu "cắm nát" mặt biển, mùi cá tanh nồng, đây đó những túi ni-lông, vỏ chai nhựa và xác cá chết nổi trôi trên mặt biển. ...
  • Luôn mỉm cười như mực mỏ heo
    Luôn mỉm cười như mực mỏ heo
    Trên trái đất có loài mực nào với cái miệng luôn mỉm cười? Vâng, đúng là có một loài mực ngộ nghĩnh như thế, mực mỏ heo (The Banded Piglet Squid), có tên khoa học là Helicocranchia pfefferi. <br>Những xúc tu mọc trên đôi mắt của mực mỏ heo tựa như một nhúm tóc quăn và nhờ có một vạch cong trên khuôn mặt nên nhìn nó lúc nào cũng mỉm cười toe toét. ...
  • Hệ sinh thái biển mang nhiều giá trị lớn
    Hệ sinh thái biển mang nhiều giá trị lớn
    Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Chu Hồi, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam vừa cho biết, ước tính mỗi năm khoản lợi nhuận thu được từ các hệ sinh thái biển và ven biển của Việt Nam từ 60-80 triệu USD. Đến nay, trong vùng biển Việt Nam đã phát hiện được chừng 11.000 loài sinh vật cư trú trong hơn 20 kiểu hệ sinh thái điển hình.<br>Các hệ sinh thái biển và ven biển có giá trị dịch vụ cực kỳ quan trọng như điều hòa khí hậu, dinh dưỡng trong vùng biển thông qua các chu trình sinh địa hóa; đồng thời còn là nơi cư trú, sinh đẻ và ương nuôi ấu trùng của nhiều loài thủy sinh vật không chỉ vùng bờ, mà còn từ ngoài khơi vào theo mùa trong đó có nhiều loài đặc hải sản. ...
  • 10 công cụ tìm kiếm có thể bạn chưa biết
    10 công cụ tìm kiếm có thể bạn chưa biết
    Bạn đã nghe đến thuật ngữ “tìm kiếm hướng đối tượng” chưa? Đó là những công cụ chuyên dụng cho từng mục đích tìm kiếm cụ thể, đôi khi còn hữu ích hơn cả Google. Dưới đây là 10 trong số đó. ...
  • Hội nghị sơ kết hoạt động khoa học công nghệ 6 tháng đầu năm và biện pháp thực hiện kế hoạch 6 tháng cuối năm 2009
    Hội nghị sơ kết hoạt động khoa học công nghệ 6 tháng đầu năm và biện pháp thực hiện kế hoạch 6 tháng cuối năm 2009
    Theo báo cáo trình bày tại Hội nghị: Trong 6 tháng đầu năm 2009, Viện Nghiên cứu Hải sản đã chỉ đạo triển khai thực hiện 25 đề tài/dự án/nhiệm vụ, trong đó bao gồm: 4 đề tài thuộc Chương trình trọng điểm cấp Nhà nước; 2 đề tài độc lập cấp Nhà nước và 1 dự án hợp tác quốc tế “Dự án Điều tra Liên hợp Việt – Trung đánh giá nguồn lợi hải sản trong Vùng đánh cá chung vịnh Bắc Bộ”; 3 đề tài cấp Bộ thuộc chương trình công nghệ sinh học thuỷ sản; 6 đề tài độc lập cấp Bộ; 5 đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở (cấp Viện) và 1 nhiệm vụ thường xuyên; 3 nhiệm vụ thuộc sự nghiệp môi trường. Ngoài ra còn có các nhiệm vụ khác như: tăng cường năng lực nghiên cứu; duy trì hoạt động thường xuyên của tàu Nghiên cứu khoa học Biển Đông; dự án chuyển giao công nghệ sản xuất giống nhân tạo cá bớp… ...
  • Luận án tiến sỹ của nghiên cứu sinh Nguyễn Văn Nguyên tại đại học Tokyo
    Luận án tiến sỹ của nghiên cứu sinh Nguyễn Văn Nguyên tại đại học Tokyo
    Ngày 24/1/2009, sau bốn năm thực tập và nghiên cứu, nghiên cứu sinh Nguyễn Văn Nguyên của Viện nghiên cứu Hải sản đã bảo vệ thành công luận án tiến sỹ chuyên ngành thủy sinh vật học tại hội đồng khoa học đại học Nông nghiệp và Khoa học sự sống, thuộc Đại học Tổng hợp Tokyo (Graduate School of Agricultural and Life Sciences, the University of Tokyo). Đề tài “Nghiên cứu hệ thống phân loại tảo giáp thuộc bộ Dinophysiales” do nghiên cứu sinh thực hiện đã được hội đồng khoa học là những chuyên gia về phân loại học tảo giáp đánh giá rất cao bởi những kết quả mang tính đột phá. Đây là đề tài đầu tiên trên thế giới nghiên cứu phân loại tảo giáp Dinophysiales dưới sự trợ giúp của di truyền học. ...
  • Tình hình hoạt động khai thác của các đội tàu ở vùng đánh cá chung Vịnh Bắc Bộ năm 2008
    Tình hình hoạt động khai thác của các đội tàu ở vùng đánh cá chung Vịnh Bắc Bộ năm 2008
    Dự án điều tra liên hợp Việt – Trung đánh giá nguồn lợi hải sản trong Vùng đánh cá chung ở vịnh Bắc Bộ giai đoạn 2 (2008-2010) được thực hiện trên cơ sở hợp tác điều tra giữa Việt Nam và Trung Quốc với hai nội dung chính là: (1) Điều tra nguồn lợi hải sản trong Vùng đánh cá chung và (2) Điều tra hiện trạng khai thác của các loại nghề, các đội tàu khai thác trong Vùng đánh cá chung vịnh Bắc Bộ.<br>Mục tiêu của việc điều tra hiện trạng khai thác nhằm cung cấp những thông tin cơ bản về tình hình khai thác hải sản và xu thế biến động năng suất đánh bắt, sản lượng khai thác hàng năm của các đội tàu, từ đó cung cấp thông tin cho việc điều chỉnh cường lực khai thác phù hợp. Bài viết này sẽ trình bày một số kết quả điều tra chính liên quan đến tình hình hoạt động khai thác hải sản trong Vùng đánh cá chung của các đội tàu khai thác hải sản Việt Nam ở quý 3 và 4 năm 2008. ...
  • Sức chịu tải môi trường thuỷ vực nuôi cá lồng bè ven biển
    Sức chịu tải môi trường thuỷ vực nuôi cá lồng bè ven biển
    Đối với các thuỷ vực nuôi hải sản nói chung và nuôi cá lồng bè, nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường chủ yếu do lượng vật chất hữu cơ, dinh dưỡng phát thải trong quá trình nuôi. Mặt khác, những thuỷ vực ven biển thường chịu tác động trực tiếp và gián tiếp các nguồn gây ô nhiễm, như: giao thông hàng hải – cảng biển, khai thác hải sản, du lịch, đô thị và các nguồn từ lục địa. Khu vực nuôi cá lồng bè tập trung ở những vũng vịnh phía Đông Bắc Cát Bà (Hải Phòng) và rải rác trong vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long (Quảng Ninh) là nơi chịu tác động đồng thời của các nguồn ô nhiễm trên. Tuỳ thuộc vào bản chất tự nhiên (các quá trình sinh địa hoá và thuỷ động lực), khả năng tự làm sạch và sức chịu tải môi trường chính là khả năng tiếp nhận và đồng hoá lượng vật chất ô nhiễm (ngày một gia tăng) của mỗi thuỷ vực. Đây là yếu tố cơ bản, quyết định đến khả năng duy trì chất lượng môi trường, cân bằng hệ sinh thái của thuỷ vực tự nhiên. ...
  • Phòng trừ bệnh đen mang, long khớp đầu ngực tôm hùm
    Phòng trừ bệnh đen mang, long khớp đầu ngực tôm hùm
    Hiện nay, tình hình nuôi tôm hùm ở các vùng biển Phú Yên vẫn duy trì ổn định. Tuy nhiên, tôm hùm nuôi ở một số vùng như Vũng Rô (huyện Đông Hòa), Phước Lý, Xuân Thọ 1 (huyện Sông Cầu) vẫn còn chết rải rác với các triệu chứng như đen mang, sưng khớp đầu ngực, long đầu, bệnh sữa. Để ngăn chặn bệnh tôm hùm lây lan trên diện rộng gây thiệt hại nặng về kinh tế, người nuôi tôm hùm cần thực hiện các biện pháp phòng trừ sau: ...
  • Bà Rịa - Vũng Tàu: Chế biến thủy sản xuất khẩu: Thiếu nguồn nguyên liệu
    Bà Rịa - Vũng Tàu: Chế biến thủy sản xuất khẩu: Thiếu nguồn nguyên liệu
    <br>Nguồn nguyên liệu thủy sản chế biến xuất khẩu thu mua được trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu mới chỉ đáp ứng được 60% nhu cầu. Trong ảnh: Hoạt động thu mua nguyên liệu thủy sản tại Công ty Baseafood không còn nhộn nhịp như xưa. <br>Từ đầu năm đến nay, hầu hết các nhà máy chế biến và xuất khẩu thủy sản trên địa bàn tỉnh đều không đạt được kế hoạch xuất khẩu như đã đề ra. Ngoài nguyên nhân do ảnh hưởng từ cuộc suy thoái kinh tế toàn quốc, thì thiếu nguyên liệu chế biến là một trong những bài toán nan giải của các doanh nghiệp. ...
  • Săn sá sùng ở Bái Tử Long
    Săn sá sùng ở Bái Tử Long
    Bái Tử Long - Quảng Ninh hoang sơ và quyến rũ. Đây là điểm đến của những người thích du lịch khám phá. Vân Đồn - hòn đảo nhỏ nằm trong vịnh Bái Tử Long. Cách đây hàng chục năm những người đàn bà trên hòn đảo này đã hành nghề "săn giun biển". Loài này còn được gọi với cái tên quen thuộc khác là sá sùng. Đây là một loài khá hiếm và chỉ có ở một số ít bãi biển của Việt Nam. ...
  • Những động vật kỳ lạ ở Nam Cực
    Những động vật kỳ lạ ở Nam Cực
    Các nhà khoa học New Zealand phát hiện hàng chục loài động vật chưa từng được biết tới trong một cuộc khảo sát quy mô lớn tại cực nam của trái đất. <br>Nhóm chuyên gia Viện nghiên cứu Nước và Khí hậu New Zealand khảo sát Nam Cực trong tháng 2 và 3. Họ thu thập dữ liệu của 30.000 loài, trong đó có nhiều loài mới, trong 35 ngày tại đây. Cuộc khảo sát là một phần của Chương trình tổng điều tra số lượng loài động vật và thực vật ở Nam Cực. ...
  • Xuất khẩu cá ngừ vẫn trông đợi sự khởi sắc
    Xuất khẩu cá ngừ vẫn trông đợi sự khởi sắc
    Năm 2009, sản lượng khai thác cá ngừ tại Bình Định, Khánh Hòa, Phú Yên… tương đối ổn định so với năm ngoái, giá nguyên liệu tương đối tốt. Tuy nhiên, cho đến nửa đầu tháng 6/2009, xuất khẩu cá ngừ vẫn đạt mức tăng trưởng âm so với cùng kỳ năm trước. Nhiều “đại gia” chế biến, xuất khẩu (XK) cá ngừ đã tính đến chuyện đa dạng hóa mặt hàng hải sản XK thay vì quá đầu tư cho mặt hàng cao cấp này như những năm trước… ...