Bản tin tổng hợp

  • Chất lượng môi trường 4 khu bảo tồn biển trọng đểm (Bạch Long Vĩ, Cồn Cỏ, Côn Đảo và Phú Quốc)
    Chất lượng môi trường 4 khu bảo tồn biển trọng đểm (Bạch Long Vĩ, Cồn Cỏ, Côn Đảo và Phú Quốc)
    Vùng biển nước ta có khoảng hơn 3000 đảo lớn nhỏ nằm dọc dải ven bờ và ngoài khơi. Cùng với sự tồn tại của các đảo là các rạn san hô, thảm cỏ biển bao quanh với thành phần loài phong phú và cấu trúc đa dạng. Nhiều vùng biển đảo được thiết lập thành khu bảo tồn nhằm bảo vệ và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên.<br>Những năm gần đây, môi trường biển đảo vừa chịu ảnh hưởng của sự suy giảm chất lượng nước biển dải ven bờ vừa chịu ảnh hưởng trực tiếp từ hoạt động kinh tế xã hội trên đảo. Sự biến động của môi trường đã và đang cso những tác động mạnh đến hệ sinh thái tiêu biểu, đa dạng sinh học cao vốn rất nhạy cảm đang cần được bảo vệ. Để bảo vệ kịp thời và quản lý lâu dài hệ sinh thái khu bảo tồn biển, cần quan tâm hơn nữa đến thực trạng, các giải pháp quản lý và bảo vệ môi trường. ...
  • Điều kiện XNK thủy hải sản vào thị trường Nga kể từ ngày 1/12/2009
    Điều kiện XNK thủy hải sản vào thị trường Nga kể từ ngày 1/12/2009
    Các điều kiện XNK, các quy định của Cơ quan Thú y Nga về chế biến, bảo quản, vận chuyển, tiếp thị thủy hải sản và các sản phẩm thủy hải sản được phê duyệt trong Sắc lệnh số 453 ngày 6/10/2009 (bổ sung các điều kiện về thú y) của Bộ Nông nghiệp Nga, xác định rõ yêu cầu cung cấp thông tin cho Cơ quan Thú y Nga (Rosselkhoznadzor) về việc cần ấn định số đăng ký cho các đơn vị kinh tế, đồng thời đưa họ vào danh sách các nhà máy có đủ các điều kiện cần thiết về chế biến, bảo quản, vận chuyển, tiếp thị thủy hải sản và các sản phẩm thủy hải sản (danh sách bổ sung). ...
  • Kỹ thuật nuôi ghép cua xanh với tôm sú
    Kỹ thuật nuôi ghép cua xanh với tôm sú
    Cua xanh (Scylla spp) là đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế cao, được nuôi ở nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á, là nguồn cung cấp thực phẩm tươi sống và là nguồn thu nhập quan trọng của cộng đồng cư dân ven biển. Ở nước ta, người dân một số địa phương như Hải Phòng, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An đã nuôi cua xanh từ rất lâu, hầu hết nuôi theo hình thức quảng canh, năng suất thấp, trung bình 120 – 150 kg/ha; nguồn cua giống thả hoàn toàn dựa vào khai thác ngoài tự nhiên. Năm 2003, các nhà khoa học nước ta đã nghiên cứu thành công và hoàn thiện công nghệ sản xuất giống cua xanh. Do chủ động nguồn cua giống nhân tạo, nghề nuôi cua xanh đã phát triển mạnh với nhiều hình thức như nuôi ghép với tôm sú, nuôi ghép với cá, nuôi trong hệ sinh thái ngập mặn, nuôi chuyên canh, đạt năng suất 1,5 – 2 tấn/ha. ...
  • Ngư trường và nguồn lợi thuỷ sản biển ở Quảng Ngãi: Cần khai thác hợp lý
    Ngư trường và nguồn lợi thuỷ sản biển ở Quảng Ngãi: Cần khai thác hợp lý
    Quảng Ngãi có chiều dài bờ biển 130 km, ngư trường rộng lớn từ ven bờ vươn tới ngoài khơi xa, diện tích đất đai mặt nước lợ, nước ngọt khá lớn, lao động nghề biển dồi dào... Đó là những điều kiện thuận lợi để tận dụng, khai thác phát triển kinh tế thuỷ sản toàn diện và bền vững! <br>Ở vùng biển miền Trung, vùng ven bờ được tính từ mép bờ ra đến 3 hải lý, vùng lộng tính từ đường cách bờ 3 hải lý ra đến độ sâu 50m và vùng khơi có độ sâu từ 50m nước trở lên. <br>Ngư trường khai thác thuỷ sản trong tỉnh có diện tích khoảng 11.000 km2, được phân bố: Độ sâu đến 50m nước chiếm 9% diện tích, từ 51m - 100m chiếm 21,8%, từ 101 - 200m chiếm 15,6%, trên 200m chiếm 53,6%. Vùng biển Quảng Ngãi có mật độ sinh vật phù du tương đối thấp, nên trữ lượng nguồn lợi thuỷ sản không lớn. Nguồn lợi thuỷ sản biển bao gồm các loài cá tầng nổi, cá tầng đáy và các loài giáp xác, thân mềm như: Tôm hùm, tôm sú, tôm chì, cua, ghẹ, cua huỳnh đế, mực ống, mực nang... là những loài thuỷ sản có giá trị kinh tế cao. ...
  • Xuất khẩu thủy sản vào EU gặp khó
    Xuất khẩu thủy sản vào EU gặp khó
    Theo quy định luật IUU (illegal, unreported and unregulated fishing) của EU, từ ngày 1-1-2010, tất cả lô hàng hải sản khai thác phải có chứng nhận về tính hợp pháp của sản phẩm, phải có chứng nhận tên tàu khai thác, vùng biển khai thác... mới được phép xuất vào thị trường này. Quy định IUU sẽ chỉ áp dụng đối với những lô hàng thủy sản đánh bắt kể từ thời điểm ngày 1-1-2010 ...
  • Cần Giờ: Bảo vệ bãi nghêu giống tự nhiên
    Cần Giờ: Bảo vệ bãi nghêu giống tự nhiên
    Nhằm bảo vệ nguồn lợi nghêu giống mới xuất hiện lần đầu tại xã Long Hòa, huyện Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) và đảm bảo trật tự an ninh cho người dân tại địa phương, UBND TP.HCM đã chỉ đạo UBND huyện Cần Giờ tiến hành khoanh vùng quản lý, bảo vệ nghiêm ngặt và nghiêm cấm khai thác nguồn lợi nghêu giống tự nhiên.<br>Theo đó, UBND huyện Cần Giờ sẽ phải chỉ đạo UBND các xã, thị trấn phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể tuyên truyền vận động nhân dân tích cực hưởng ứng, nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; chỉ đạo và phối hợp với lực lượng bộ đội Biên phòng, Công an huyện tăng cường kiểm tra và xử lý nghiêm việc vi phạm khai thác nghêu tự nhiên; đảm bảo ổn định an ninh trật tự trên địa bàn. ...
  • Nguy cơ thủy sản Việt Nam mất thị trường EU
    Nguy cơ thủy sản Việt Nam mất thị trường EU
    Ngành xuất khẩu thủy sản của Việt Nam có thể mất thị trường châu Âu (EU) béo bở vì luật truy xuất nguồn gốc từ khai thác (IUU). <br>Theo luật IUU (illegal, unreported and unregulated fishing), từ ngày 1/1/2010, tất cả lô hàng hải sản xuất khẩu sang EU phải chứng minh nguồn gốc (vùng biển khai thác, tàu khai thác…), nếu thiếu sẽ không được phép nhập vào thị trường này. <br>Mặc dù đã được báo trước từ nhiều tháng nay, nhưng cả doanh nghiệp lẫn cơ quan quản lý đều thừa nhận, “cả một núi công việc khó có thể hoàn thành…”. Khó nhất là không thể ngày một ngày hai thay đổi được thói quen hành nghề của ngư dân các vùng biển từ bao đời nay. ...
  • Sản xuất diesel sinh học bằng vỏ tôm
    Sản xuất diesel sinh học bằng vỏ tôm
    Các nhà khoa học thuộc Đại học Nông nghiệp Hoa Trung, Vũ Hán, Trung Quốc, vừa nghiên cứu thành công một chất xúc tác làm từ vỏ tôm, có thể giúp quá trình sản xuất diesel sinh học diễn ra nhanh hơn, rẻ hơn và thân thiện hơn với môi trường. <br>Quy trình sản xuất diesel sinh học cần sử dụng một số chất xúc tác nhằm đẩy nhanh tốc độ các phản ứng chuyển hóa đậu nành, cải dầu và các loại cây có dầu khác trở thành diesel.<br>Các chất xúc tác phổ biến hiện nay đều không thể tái sử dụng, hơn nữa lại cần trung hòa bằng một lượng nước lớn nên để lại hậu quả là nguồn nước thải ô nhiễm. ...
  • Thuỷ sản Việt Nam ứng phó với rào cản thị trường
    Thuỷ sản Việt Nam ứng phó với rào cản thị trường
    Kể từ khi đổi mới, xuất khẩu nông sản của Việt Nam đã có những đột phá quan trọng, đặc biệt là ngành thủy sản. Tuy nhiên, song hành cùng với thành công đó là không ít những khó khăn. Kể từ sau sự việc Mỹ áp thuế chống bán phá giá cao nhất đối với các sản phẩm cá tra, basa có nguồn gốc từ Việt Nam vào năm 2002 thì có thể nói năm 2008 và những tháng đầu năm 2009 là khoảng thời gian Việt Nam phải đối mặt với nhiều rào cản cả về kỹ thuật lẫn phi kỹ thuật nhất không chỉ đối với cá tra, basa mà còn đối với cả tôm. Và hầu hết các rào cản này đều xuất phát từ vấn đề chất lượng đối với các sản phẩm có xuất xứ từ Việt Nam. ...
  • Sản xuất diesel sinh học bằng vỏ tôm
    Sản xuất diesel sinh học bằng vỏ tôm
    Các nhà khoa học thuộc Đại học Nông nghiệp Hoa Trung, Vũ Hán, Trung Quốc, vừa nghiên cứu thành công một chất xúc tác làm từ vỏ tôm, có thể giúp quá trình sản xuất diesel sinh học diễn ra nhanh hơn, rẻ hơn và thân thiện hơn với môi trường. <br>Quy trình sản xuất diesel sinh học cần sử dụng một số chất xúc tác nhằm đẩy nhanh tốc độ các phản ứng chuyển hóa đậu nành, cải dầu và các loại cây có dầu khác trở thành diesel.<br>Các chất xúc tác phổ biến hiện nay đều không thể tái sử dụng, hơn nữa lại cần trung hòa bằng một lượng nước lớn nên để lại hậu quả là nguồn nước thải ô nhiễm. ...
  • Bảo vệ rạn san hô ở Bán đảo Sơn Trà -Đà Nẵng
    Bảo vệ rạn san hô ở Bán đảo Sơn Trà -Đà Nẵng
    UBND thành phố Đà Nẵng đã phê duyệt đề án bảo vệ rạn san hô khu vực Bán đảo Sơn Trà, đề án được triển khai từ năm 2009 đến 2015, nhằm bảo vệ rạn san hô và các hệ sinh thái biển ở nơi đây.<br>Đề án được triển khai thành hai giai đoạn, giai đoạn 1 từ năm 2009 đến 2012, giai đoạn 2 từ năm 2013 đến 2015. Giai đoạn 1 sẽ tiến hành thả phao bảo vệ quanh các khu vực như Hòn Sụp, Bãi Bụt, Bãi Nồm, Hục Lỡ - Vũng Đá và Đông Bãi Bắc; tổ chức tuyên truyền, phổ biến cho cộng đồng dân cư về công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản; thành lập các tổ, đội để tăng cường kiểm tra, giám sát; tổ chức các loại hình du lịch biển; tổ chức khai thác và sử dụng nguồn lợi dựa vào cộng đồng. ...
  • Quảng Ngãi: Ngư dân trúng đậm mực nang
    Quảng Ngãi: Ngư dân trúng đậm mực nang
    Mặc dù, thời tiết trong thời gian gần đây không thuận lợi nhưng trong những ngày qua ngư dân huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi đã được mùa lớn mực nang chưa từng thấy trong vòng 5 năm trở lại đây. ...
  • Phòng và trị bệnh cá trong mùa lũ
    Phòng và trị bệnh cá trong mùa lũ
    Hiện nay khu vực các huyện vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An đang bước vào mùa ngập lũ hằng năm, hiện tại mức nước lũ ở các huyện này tăng nhẹ với cường suất từ 1 đến 3 cm/ngày đêm. <br>Đây cũng là mùa đánh bắt cá tự nhiên của người dân dưới nhiều hình thức như câu, giăng lưới, đóng đáy, cào … Các loài cá đánh bắt phổ biến là cá linh, cá chốt, cá mè đất và các loại cá đen, cá đồng khác. Sản lượng đánh bắt cá tự nhiên hằng năm khá lớn. Bên cạnh những lợi thế đó, khi nước lũ tràn về, người nuôi cá sẽ gặp rất nhiều trở ngại, do cá nuôi bị các chứng bệnh phổ biến như: bệnh trùng bánh xe, rận cá, ghẻ hay còn gọi là bệnh đốm đỏ. ...
  • Ngành tôm Thái Lan duy trì tăng trưởng ngay cả khi kinh tế suy thoái
    Ngành tôm Thái Lan duy trì tăng trưởng ngay cả khi kinh tế suy thoái
    Ngành tôm Thái Lan vẫn rất thành công ngay cả trong bối cảnh kinh tế suy thoái. Sản lượng tôm của nước này dự kiến tăng 5% lên 520.000 tấn vào năm 2010 và xuất khẩu cũng sẽ tăng khoảng 5% lên 380.000 – 390.000 tấn, Chủ tịch Hiệp hội Tôm Thái Lan Somsak Paneetatyasai cho biết.<br>Ngành tôm Thái Lan gần như không mấy bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu mặc dù khoảng 90% sản lượng tôm của nước này dành cho xuất khẩu. “Hồi đầu năm, chúng tôi đã lên kế hoạch cắt giảm sản lượng thêm 20%, chỉ còn 396.000 tấn nhằm đáp ứng nhu cầu có chiều hướng đi xuống do khủng hoảng tài chính. Tuy nhiên, cho đến bây giờ tiêu thụ tôm trên thế giới vẫn cao”. Ông Somsak Paneetatyasai nhận định. ...
  • Mô hình nuôi cá lóc ven biển ở Thanh Hóa
    Mô hình nuôi cá lóc ven biển ở Thanh Hóa
    Quảng Tiến là một xã ven biển Sầm Sơn, giao thông đi lại thuận tiện, ngành nghề chính là nghề cá và cấy lúa. Tiềm năng đất đai và lao động của Quảng Tiến không thiếu nhưng nhìn chung cuộc sống của bà con nông ngư dân vẫn còn nhiều khó khăn, đặc biệt là những hộ làm nông. Xã ven biển này hiện có tới 424 hộ nghèo và 391 hộ cận nghèo, chiếm tới hơn 20% tổng số hộ trong xã. Qua khảo sát thực tế, Trung tâm khuyến nông Thanh Hóa nhận thấy, Quảng Tiến có nhiều ao hồ, nguồn thức ăn từ cá con dồi dào, rất phù hợp để phát triển nuôi cá lóc. Đầu năm 2009, mô hình nuôi các lóc thương phẩm đã được triển khai ở 10 hộ nông dân nghèo, số lượng hơn 11 ngàn con cá giống. ...