Bản tin tổng hợp

  • Nghề cá đầu tiên ở Đông Nam Á được chứng nhận MSC
    Nghề cá đầu tiên ở Đông Nam Á được chứng nhận MSC
    Mới đây, nghề khai thác nghêu của Bến Tre (Việt Nam) đã nhận được chứng nhận của Hội đồng Biển Quốc tế (MSC), trở thành nghề cá đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á đáp ứng được các tiêu chuẩn về sự bền vững và quản lý tốt của tổ chức này. Quá trình xin cấp chứng nhận MSC này đã được Sở NN&PTNT Bến Tre và Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) đồng tài trợ.<br>Tỉnh Bến Tre có 65km bờ biển với hơn 4.800 hec-ta rừng ngập mặn. Trong khu vực đa dạng sinh học quan trong này, nghề nghêu chiếm một vai trò kinh tế quan trọng. ...
  • Sản lượng khai thác hải sản của các đội tàu công suất < 90 CV ở vùng biển Tây Nam Bộ năm 2007
    Sản lượng khai thác hải sản của các đội tàu công suất < 90 CV ở vùng biển Tây Nam Bộ năm 2007
    Để duy trì, tái tạo lại nguồn lợi hải sản nhằm phát triển nghề cá một cách bền vững thì việc cấp bách cần làm là điều chỉnh lại cơ cấu đội tàu đang hoạt động khai thác hải sản ở các vùng biển. Để giải quyết vấn đề này, cần thiết phải tiến hành các chuyến điều tra thu thập các số liệu về hiện trạng khai thác, tình hình kinh tế - xã hội nhằm xác định cơ cấu tàu thuyền, cơ cấu nghề khai thác, thành phần sản lượng và năng suất khai thác của các đội tàu, hiệu quả kinh tế, thu nhập, đời sống của người lao động ... phục vụ cho việc tính toán điều chỉnh số lượng tàu thuyền.<br>Đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học phục vụ cho việc điều chỉnh cơ cấu đội tàu và nghề nghiệp khai thác hải sản” được thực hiện nhằm đưa ra cơ sở khoa học phục vụ cho việc điều chỉnh cơ cấu đội tàu, nghề nghiệp khai thác cho từng vùng biển, tuyến biển. ...
  • Xuất khẩu thủy sản: Khoảng sáng đã hiện
    Xuất khẩu thủy sản: Khoảng sáng đã hiện
    Chín tháng đầu năm, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sa sút nhiều, nhưng về cuối năm, các tín hiệu khả quan đang dần xuất hiện.<br>Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, chín tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trên đạt 3 tỷ USD, giảm 9,1% so với 3,35 tỷ USD cùng kỳ năm 2008. Khối lượng xuất khẩu đạt gần 874 nghìn tấn, giảm 6,1% so với cùng kỳ năm trước. <br>Trong đó, cá tra, cá basa - mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong nhóm sản phẩm thủy sản của Việt Nam - lại giảm tới 8,6%. <br> ...
  • Chất lượng môi trường 4 khu bảo tồn biển trọng đểm (Bạch Long Vĩ, Cồn Cỏ, Côn Đảo và Phú Quốc)
    Chất lượng môi trường 4 khu bảo tồn biển trọng đểm (Bạch Long Vĩ, Cồn Cỏ, Côn Đảo và Phú Quốc)
    Vùng biển nước ta có khoảng hơn 3000 đảo lớn nhỏ nằm dọc dải ven bờ và ngoài khơi. Cùng với sự tồn tại của các đảo là các rạn san hô, thảm cỏ biển bao quanh với thành phần loài phong phú và cấu trúc đa dạng. Nhiều vùng biển đảo được thiết lập thành khu bảo tồn nhằm bảo vệ và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên.<br>Những năm gần đây, môi trường biển đảo vừa chịu ảnh hưởng của sự suy giảm chất lượng nước biển dải ven bờ vừa chịu ảnh hưởng trực tiếp từ hoạt động kinh tế xã hội trên đảo. Sự biến động của môi trường đã và đang cso những tác động mạnh đến hệ sinh thái tiêu biểu, đa dạng sinh học cao vốn rất nhạy cảm đang cần được bảo vệ. Để bảo vệ kịp thời và quản lý lâu dài hệ sinh thái khu bảo tồn biển, cần quan tâm hơn nữa đến thực trạng, các giải pháp quản lý và bảo vệ môi trường. ...
  • Điều kiện để tàu cá khai thác vùng biển xa
    Điều kiện để tàu cá khai thác vùng biển xa
    Tàu cá đi hoạt động khai thác thủy sản ngoài vùng biển Việt Nam phải trang bị tối thiểu các thiết bị an toàn cho người và tàu, đảm bảo thông tin liên lạc.<br>Đây là một nội dung trong Thông tư 63/2009/TT-BNNPTNT do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa ban hành, quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 123/2006/NĐ-CP của Chính phủ về hoạt động khai thác thủy sản của các tổ chức, cá nhân Việt Nam trên các vùng biển.<br>Chi tiết về các trang thiết bị được quy định tại phụ lục I (Trang thiết bị an toàn tối thiểu trên tàu cá – điều khoản áp dụng cho tàu có phạm vi hoạt động trên 50 hải lý) ban hành kèm Thông tư 02/2007/TT-BTS. Theo đó, tàu có phạm vi hoạt động trên 50 hải lý phải có lượng phao bè đảm bảo chở được toàn bộ số thuyền viên trên tàu; 4 phao tròn, lượng phao áo đủ cho 100% số thuyền viên, 1 máy thu - phát VTĐ thoại từ 100w trở lên, 1 ra đa, 1 máy thu định vị vệ tinh GPS, 1 bộ hải đồ vùng biển Việt Nam... ...
  • Người dân đổ xô khai thác nghêu trái phép
    Người dân đổ xô khai thác nghêu trái phép
    Do đang vào mùa sinh sản (tháng 10-11 hằng năm) nên nghêu giống phát triển rất nhanh ở vùng biển Khai Long. Trên vùng bãi bồi rộng hơn 2.300 ha, nhất là khu vực từ kênh Ô Rô đến Vàm Xoáy và một phần khu vực Vườn quốc gia Mũi Cà Mau (thuộc xã Đất Mũi, H.Ngọc Hiển), nghêu giống cỡ từ hạt gạo đến hạt cát xuất hiện dày đặc. Do nghêu giống đang khan hiếm và có giá khá cao nên người dân từ khắp nơi kéo đến khai thác với số lượng quá đông, khiến ngành chức năng và chính quyền địa phương không kiểm soát nổi. ...
  • Cá ngừ bị ép giá
    Cá ngừ bị ép giá
    Theo ghi nhận của chúng tôi, các điểm thu mua cá ở Phú Yên hiện đang đánh giá chất lượng cá theo cách dùng que đâm thử thịt cá và xem xét bằng mắt. Cách đánh giá này hoàn toàn cảm tính, không theo một tiêu chí cụ thể, rõ ràng nào nên người mua cá dễ dàng chèn ép ngư dân bằng cách hạ chất lượng, phẩm cấp cá để thu lợi. Người mua thường lấy các lý do sau để ép ngư dân: cá bị ngủ nước (cá chết trước khi kéo câu lên tàu), cá nhiễm phèn (do ướp đá bị phèn), cá bị “sô-cô-la” (xuống cấp, kém chất lượng)... Sở dĩ họ có thể ép như vậy là vì có đến hơn 80% chủ tàu câu cá ngừ ở đây phải vay mượn, ứng trước tiền bán cá từ những người thu mua này. ...
  • Hơn 3.000 tàu cá xa bờ sẽ được giám sát bằng vệ tinh
    Hơn 3.000 tàu cá xa bờ sẽ được giám sát bằng vệ tinh
    TT (Hà Nội) -Theo ông Chu Tiến Vĩnh - Cục trưởng Cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản (Bộ NN&PTNT), Chính phủ vừa phê duyệt dự án “Giám sát tàu cá sử dụng công nghệ vệ tinh” với tổng kinh phí (vốn vay của Pháp) trên 16 triệu euro. ...
  • Hội thảo khoa học “Thanh niên với Nghiên cứu và Quản lý nghề cá”
    Hội thảo khoa học “Thanh niên với Nghiên cứu và Quản lý nghề cá”
    Ngày 4-5/9/2009, Hội thảo khoa học “Thanh niên với Nghiên cứu và Quản lý nghề cá” đã được tổ chức tại Viện Nghiên cứu Hải sản. Hội thảo được sự phối hợp tổ chức của Đoàn Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Dự án Hợp phần tăng cường quản lý nghề cá (SCAFI) và Đoàn Viện Nghiên cứu Hải sản. Mục đích, ý nghĩa của hội thảo: (1) tạo diễn đàn để đoàn để đoàn viên thanh niên trao đổi kinh nghiệm trong học tập, nghiên cứu khoa học, là hoạt động cụ thể hóa có chiều sâu của các phong trào Đoàn như “5 xung kích tham gia phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ tổ quốc”, “4 đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp”. ...
  • Lo ngại
    Lo ngại
    Ngày 30.9.2009, Hạ viện Indonesia đã sửa đổi Luật Thủy sản năm 2004, trong đó cho phép tàu tuần tra của nước này được bắn và đánh chìm tàu đánh cá nước ngoài đánh bắt hải sản trái phép trong vùng biển của Indonesia. Đây là một thông tin gây lo ngại sâu sắc cho ngư dân làm nghề đánh cá xa bờ không chỉ của Việt Nam. <br>Chắc chắn, không quốc gia nào muốn và cho phép tàu thuyền đánh cá của nước ngoài xâm phạm và đánh bắt hải sản trong vùng biển của quốc gia mình đã được quốc tế công nhận. Nhưng, như các quốc gia trong khối ASEAN đã biết, ngoài vùng biển là "phần cứng" của mỗi quốc gia trong khối này, vẫn còn những vùng chồng lấn chưa thuộc hẳn quốc gia nào. Và với ngư dân một số nước trong khối, đặc biệt là Việt Nam ...
  • Muốn vào EU thủy sản phải đánh bắt hợp pháp
    Muốn vào EU thủy sản phải đánh bắt hợp pháp
    Lô hàng không được xuất nếu chủ hàng mua thủy sản của các tàu cá đánh bắt trái phép. <br>“Ngày 1-1-2010, quy định của Liên minh châu Âu (EU) về chống đánh bắt cá bất hợp pháp sẽ có hiệu lực thi hành. Quy định này nhằm phòng ngừa, ngăn chặn và xóa bỏ các hoạt động khai thác thủy sản bất hợp pháp của nước xuất khẩu thủy sản. Theo thống kê, thị trường EU chiếm hơn 26% kim ngạch xuất khẩu thủy hải sản của Việt Nam. Nếu không đáp ứng theo yêu cầu này của EU thì chúng ta có thể mất thị trường”. <br>Ông Lê Trần Nguyễn Hùng, Phó Giám đốc dự án tăng cường quản lý khai thác thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT), cho biết như trên. ...
  • Ngăn chặn tình trạng khai thác hải sản bằng bóng Thái Lan
    Ngăn chặn tình trạng khai thác hải sản bằng bóng Thái Lan
    Thời gian qua, ngư dân ồ ạt khai thác thủy sản ở vùng cửa sông ven biển, trong vịnh Xuân Đài, đầm Cù Mông, đầm Ô Loan… bằng bóng Thái Lan. Hậu quả là khai thác triệt để các loài thủy sản ở tầng đáy (nhất là đánh bắt được các loài thủy sản có kích thước nhỏ, kể cả các loại ốc rất nhỏ như ốc quắn, ốc đụn…). Chi cục Khai thác - Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Phú Yên và các ngành chức năng ở huyện Tuy An, thị xã Sông Cầu đã kết luận: Bóng Thái Lan là ngư cụ có cấu tạo tương tự như một loại lồng bẫy, khai thác thủy sản theo phương pháp thụ động, đối tượng thủy sản bị bắt giữ một cách ngẫu nhiên, không có tính chọn lọc về kích thước và chủng loại, mang tính hủy diệt hàng loạt. Chỉ tính riêng trên địa bàn huyện Tuy An có hơn 120 hộ ngư dân sử dụng loại ngư cụ này để khai thác thủy sản trên đầm Ô Loan. ...
  • Khai thác thủy sản đạt hiệu quả cao
    Khai thác thủy sản đạt hiệu quả cao
    Từ đầu năm đến nay, tuy gặp nhiều khó khăn trong việc ra khơi đánh bắt thủy sản, như: giá xăng dầu không ổn định, suy giảm kinh tế, lao động trên tàu thiếu… nhưng việc khai thác thủy sản của ngư dân trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa vẫn đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ.<br>Thời gian qua, giá xăng dầu, vật tư tiếp tục tăng và không ổn định. Chi phí đầu tư mua sắm, sửa chữa ngư cụ cũng tăng gấp rưỡi so với trước. Các chi phí khác như: lương thực thực phẩm, nước đá, mồi câu… tăng cũng đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến ngư dân. Anh Nguyễn Văn Thạch, một ngư dân ở cảng Hòn Rớ (TP. Nha Trang) cho biết: “Bình quân, chúng tôi phải chi phí cho nhiên liệu khoảng 70 - 80% trong tổng số tiền đầu tư cho mỗi chuyến đi biển (chuyến đi biển kéo dài 30 ngày, chi phí khoảng 80 triệu đồng); đó là chưa kể các chi phí khác”. Tình trạng giá cả đầu ra không ổn định, tư thương ép giá, chi phí cho mỗi chuyến đi biển cao.<br><br> ...
  • Hội Nghề cá Việt Nam phản đối việc đánh đập ngư dân tránh bão
    Hội Nghề cá Việt Nam phản đối việc đánh đập ngư dân tránh bão
    Hội Nghề cá Việt Nam ngày 16.10.2009 có công văn gửi Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam và các cơ quan chức năng Việt Nam, lên tiếng phản đối việc các ngư dân Quảng Ngãi trong khi tránh bão số 9 ở đảo Trụ Cẩu (thuộc quần đảo Hoàng Sa) bị phía Trung Quốc đánh đập, cướp bóc tài sản.<br>Theo hội Nghề cá Việt Nam, từ báo cáo của hội Nghề cá tỉnh Quảng Ngãi, cho thấy, trưa ngày 28.9.2009, bão số 9 đã ảnh hưởng trực tiếp đến vùng biển quần đảo Hoàng Sa, 16 tàu của ngư dân tỉnh Quảng Ngãi đang hoạt động ở khu vực gần đó chạy vào đảo Trụ Cẩu để tránh trú bão, nhưng bị phía Trung Quốc nổ súng không cho vào. Đến 15 giờ cùng ngày, sóng gió mạnh lên cấp 11, cấp 12, ngư dân Quảng Ngãi phải chạy vào đảo để trú bão. Lúc này trong khu vực đảo Trụ Cẩu đã có nhiều tàu đánh cá của ngư dân Trung Quốc đang tránh trú bão từ trước. ...