Bản tin tổng hợp

  • KHAI GIẢNG LỚP CAO HỌC NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
    KHAI GIẢNG LỚP CAO HỌC NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
    Ngày 27/12/2014, tại Viện Nghiên cứu Hải sản đã tổ chức khai giảng lớp cao học ngành Nuôi trồng thủy sản khóa 2014-2016. Đây là sự liên kết đào tạo giữa Viện Nghiên cứu Hải sản và Trường Đại học Nha Trang. ...
  • LỄ KẾT NẠP ĐẢNG CHO QUẦN CHÚNG ƯU TÚ NGUYỄN DUY THÀNH
    LỄ KẾT NẠP ĐẢNG CHO QUẦN CHÚNG ƯU TÚ NGUYỄN DUY THÀNH
    Được sự đồng ý của Đảng uỷ Viện Nghiên cứu Hải sản. Chiều ngày 09/01/2015, Chi bộ Nguồn lợi - Dự báo Hải sản đã tổ chức lễ kết nạp đảng viên cho quần chúng Nguyễn Duy Thành – Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo ngư trường khai thác hải sản. ...
  • HỌP GIAO BAN THÁNG 01 NĂM 2015
    HỌP GIAO BAN THÁNG 01 NĂM 2015
    Ngày 06/01/2015, Viện Nghiên cứu Hải sản đã tổ chức buổi họp giao ban tháng 01/2015. Thành phần tham dự buổi họp gồm có: Lãnh đạo Viện, Trưởng - Phó các đơn vị, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo, chủ nhiệm đề tài/dự án/nhiệm vụ, các cán bộ nghiệp vụ; Phân Viện Nghiên cứu Hải sản phía Nam họp trực tuyến... Mục tiêu của buổi họp nhằm đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ theo kết luận của Viện trưởng tại buổi họp giao ban tháng 10/2014 theo Thông báo số 1094/TB - VHS ngày 27/10/2014, xây dựng kế hoạch công tác và triển khai thực hiện nhiệm vụ trong tháng 01-02/2014. TS. Nguyễn Quang Hùng, Viện trưởng chủ trì buổi họp. ...
  • Hội thảo báo cáo kết quả nghiên cứu công nghệ sản xuất thực phẩm chức năng từ tảo Nannochloropsis oculata
    Hội thảo báo cáo kết quả nghiên cứu công nghệ sản xuất thực phẩm chức năng từ tảo Nannochloropsis oculata
    Hội thảo báo cáo kết quả nghiên cứu công nghệ sản xuất thực phẩm chức năng từ tảo Nannochloropsis oculata<br><br>Ngày 26.12.2014 tại Viện Nghiên cứu Hải sản, số 224 Lê Lai Ngô Quyền Hải Phòng đã tổ chức Hội thảo “Hội thảo báo cáo kết quả nghiên cứu công nghệ sản xuất thực phẩm chức năng từ tảo Nannochloropsis oculata”, với mục tiêu báo cáo kết quả nghiên cứu các nội dung khoa học của đề tài thực hiện từ năm 2013-2014, kế hoạch và giải pháp thực hiện năm 2015.<br> ...
  • HỘI NGHỊ TRIỂN KHAI 02 ĐỀ TÀI CẤP THÀNH PHỐ
    HỘI NGHỊ TRIỂN KHAI 02 ĐỀ TÀI CẤP THÀNH PHỐ
    HỘI NGHỊ TRIỂN KHAI 02 ĐỀ TÀI CẤP THÀNH PHỐ<br>Ngày 26 tháng 11 năm 2014, Hội đồng Khoa học và Đào tạo, Viện Nghiên cứu Hải sản và Ban Chủ nhiệm đề tài NCKH cấp Thành phố tổ chức hội thảo về kế hoạch triển khai và tiến độ thực hiện của 02 đề tài:<br>1. Đề tài: “Nghiên cứu, sản xuất giống nhân tạo Rạm (Veruna litteata) phục vụ phát triển nghề nuôi thương phẩm ở Hải Phòng”, Chủ nhiệm đề tài ThS. Đặng Minh Dũng.<br>2. Đề tài: “Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng nghề chế biến Sứa ở Hải Phòng, đề xuất giải pháp quản lý và giảm thiểu ô nhiễm”, Chủ nhiệm đề tài KS. Trương Văn Tuân.<br> ...
  • Nguồn lợi động vật thân mềm hai mảnh vỏ (BIVALVIA) tại một số vùng rừng ngập mặn điển hình ven biển Việt Nam
    Nguồn lợi động vật thân mềm hai mảnh vỏ (BIVALVIA) tại một số vùng rừng ngập mặn điển hình ven biển Việt Nam
    Động vật thần mềm hai mảnh vỏ là một trong những nhóm loài có tính đa dạng thành phần loài cao trong hệ sinh thái rừng ngập mặn Việt Nam. Trong khu hệ động vật rừng ngập mặn ven biển Bắc Bộ, chúng chiếm khoảng 80 loài trong tổng số 389 loài động vật đáy (Phạm Đình Trọng, Phan Nguyên Hồng, 2004). Trong khu hệ động vật rừng ngập mặn Đồng Nai, chúng chiếm 9 loài trong tổng số 57 loài động vật đáy (Đỗ Văn Nhượng, 2001, 2002). Tuy nhiên, do tình hình khai thác quá mức, vấn đề ô nhiễm môi trường, chuyển đổi hình thức sản xuất nên nguồn lợi ĐVTM hai mảnh vỏ đang bị giảm sút, một số loài bị cạn kiệt hoặc không thấy xuất hiện trong khu hệ động vật rừng ngập mặn. Trong khi đó, số liệu về đa dạng thành phần loài, nguồn lợi ĐVTM hai mảnh vỏ trong hệ sinh thái rừng ngập mặn Việt Nam hiện nay lại chưa có sự thống nhất, chủ yếu được tập hợp từ nhiều nguồn tư liệu riêng lẻ. Chính vì thế, việc thực hiện những chương trình nghiên cứu tổng thể về đa dạng sinh học, hiện trạng nguồn lợi ĐVTM hai mảnh vỏ trong hệ sinh thái rừng ngập mặn là rất cần thiết trong thời điểm hiện tại. ...
  • Lễ trao bằng Thạc Sỹ 2009
    Lễ trao bằng Thạc Sỹ 2009
    Ngày 07/12/2009, Viện Nghiên cứu Hải sản phối hợp với Trường Đại học Nha Trang tổ chức Lễ trao bằng thạc sỹ và tiếp xúc các học viên cao học lớp Công nghệ Sau thu hoạch khoá 2005, lớp Nuôi trồng Thuỷ sản và Khai thác Thuỷ sản khoá 2009. Tới dự buổi lễ có TS.Đỗ Văn Ninh – Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Nha Trang, TS.Quách Hoài Nam – Phó Trưởng phòng Đào tạo Trường Đại học Nha Trang, ông Trần Phạm Tuất – Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề thuỷ sản miền Bắc, PGS.TS. Đỗ Văn Khương – Nguyên Viện trưởng, Chủ tịch Hội đồng đào tạo Viện Nghiên cứu Hải sản, Ban Lãnh đạo Viện, Trưởng các đơn vị trực thuộc Viện và các học viên cao học các lớp Công nghệ Sau thu hoạch khoá 2005, Nuôi trồng Thuỷ sản và Khai thác Thuỷ sản khoá 2009. ...
  • Nghiên cứu công nghệ xử lý, bảo quản mực xà trên tàu khai thác xa bờ
    Nghiên cứu công nghệ xử lý, bảo quản mực xà trên tàu khai thác xa bờ
    Mực xà đại dương (flying squid) là một trong những loài nhuyễn thể chân đầu thuộc ngành động vật thân mềm. Trong những năm qua, sản lượng khai thác mực xà đại dương ở Việt Nam rất cao (năm 2007 sản lượng đạt gần 60 nghìn tấn). <br>Tuy nhiên, công nghệ xử lý và bảo quản các sản phẩm trên tàu khai thác xa bờ từ trước đến nay còn rất thủ công, thô sơ, đặc biệt là mực xà thì việc khắc phục biến đen cũng như vị chát sau một thời gian bảo quản gặp nhiều khó khăn. Do đó, chất lượng của sản phẩm không cao, tỷ lệ hao hụt lớn làm giảm giá trị sử dụng, giảm giá trị kinh tế. ...
  • San hô xơi tái sứa
    San hô xơi tái sứa
    Sứa trăng khá to và di chuyển nhanh, nhưng chúng lại bị nuốt chửng bởi một loài sinh vật biển hầu như bất động là san hô nấm.<br>Một số nhà khoa học của Đại học Bar-Ilan và Đại học Tel Aviv (Israel) chụp được cảnh những con sứa trăng (Aurelia aurita) bị hút vào miệng san hô nấm (Fungia scruposa) khi họ khảo sát những rặng san hô ở biển Đỏ hồi đầu năm nay. ...
  • Nghề cá đầu tiên ở Đông Nam Á được chứng nhận MSC
    Nghề cá đầu tiên ở Đông Nam Á được chứng nhận MSC
    Mới đây, nghề khai thác nghêu của Bến Tre (Việt Nam) đã nhận được chứng nhận của Hội đồng Biển Quốc tế (MSC), trở thành nghề cá đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á đáp ứng được các tiêu chuẩn về sự bền vững và quản lý tốt của tổ chức này. Quá trình xin cấp chứng nhận MSC này đã được Sở NN&PTNT Bến Tre và Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) đồng tài trợ.<br>Tỉnh Bến Tre có 65km bờ biển với hơn 4.800 hec-ta rừng ngập mặn. Trong khu vực đa dạng sinh học quan trong này, nghề nghêu chiếm một vai trò kinh tế quan trọng. ...
  • Sản lượng khai thác hải sản của các đội tàu công suất < 90 CV ở vùng biển Tây Nam Bộ năm 2007
    Sản lượng khai thác hải sản của các đội tàu công suất < 90 CV ở vùng biển Tây Nam Bộ năm 2007
    Để duy trì, tái tạo lại nguồn lợi hải sản nhằm phát triển nghề cá một cách bền vững thì việc cấp bách cần làm là điều chỉnh lại cơ cấu đội tàu đang hoạt động khai thác hải sản ở các vùng biển. Để giải quyết vấn đề này, cần thiết phải tiến hành các chuyến điều tra thu thập các số liệu về hiện trạng khai thác, tình hình kinh tế - xã hội nhằm xác định cơ cấu tàu thuyền, cơ cấu nghề khai thác, thành phần sản lượng và năng suất khai thác của các đội tàu, hiệu quả kinh tế, thu nhập, đời sống của người lao động ... phục vụ cho việc tính toán điều chỉnh số lượng tàu thuyền.<br>Đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học phục vụ cho việc điều chỉnh cơ cấu đội tàu và nghề nghiệp khai thác hải sản” được thực hiện nhằm đưa ra cơ sở khoa học phục vụ cho việc điều chỉnh cơ cấu đội tàu, nghề nghiệp khai thác cho từng vùng biển, tuyến biển. ...
  • Xuất khẩu thủy sản: Khoảng sáng đã hiện
    Xuất khẩu thủy sản: Khoảng sáng đã hiện
    Chín tháng đầu năm, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sa sút nhiều, nhưng về cuối năm, các tín hiệu khả quan đang dần xuất hiện.<br>Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, chín tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trên đạt 3 tỷ USD, giảm 9,1% so với 3,35 tỷ USD cùng kỳ năm 2008. Khối lượng xuất khẩu đạt gần 874 nghìn tấn, giảm 6,1% so với cùng kỳ năm trước. <br>Trong đó, cá tra, cá basa - mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong nhóm sản phẩm thủy sản của Việt Nam - lại giảm tới 8,6%. <br> ...
  • Chất lượng môi trường 4 khu bảo tồn biển trọng đểm (Bạch Long Vĩ, Cồn Cỏ, Côn Đảo và Phú Quốc)
    Chất lượng môi trường 4 khu bảo tồn biển trọng đểm (Bạch Long Vĩ, Cồn Cỏ, Côn Đảo và Phú Quốc)
    Vùng biển nước ta có khoảng hơn 3000 đảo lớn nhỏ nằm dọc dải ven bờ và ngoài khơi. Cùng với sự tồn tại của các đảo là các rạn san hô, thảm cỏ biển bao quanh với thành phần loài phong phú và cấu trúc đa dạng. Nhiều vùng biển đảo được thiết lập thành khu bảo tồn nhằm bảo vệ và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên.<br>Những năm gần đây, môi trường biển đảo vừa chịu ảnh hưởng của sự suy giảm chất lượng nước biển dải ven bờ vừa chịu ảnh hưởng trực tiếp từ hoạt động kinh tế xã hội trên đảo. Sự biến động của môi trường đã và đang cso những tác động mạnh đến hệ sinh thái tiêu biểu, đa dạng sinh học cao vốn rất nhạy cảm đang cần được bảo vệ. Để bảo vệ kịp thời và quản lý lâu dài hệ sinh thái khu bảo tồn biển, cần quan tâm hơn nữa đến thực trạng, các giải pháp quản lý và bảo vệ môi trường. ...