Bản tin tổng hợp

  • Kết quả chuyển giao công nghệ sản xuất giống nhân tạo cá bớp tại 6 tỉnh ven biển Miền Bắc
    Kết quả chuyển giao công nghệ sản xuất giống nhân tạo cá bớp tại 6 tỉnh ven biển Miền Bắc
    Cá bớp (B.sinensis) một loài cá kinh tế có giá trị cao ở vùng nước lợ, nhờ thịt ngon, bổ dưỡng, giá cả hấp dẫn, thị trường tiêu thụ rộng cả trong nước và xuất khẩu - hiện đã được ghi vào “sách đỏ”, do nguồn lợi tự nhiên suy giảm trầm trọng. Để bảo vệ, tái tạo nguồn lợi và đưa cá bớp thành đối tượng nuôi. Năm 2000 đến 2004 viện Hải sản đã thành công trong việc nghiên cứu cho sinh sản nhân tạo loài cá này và quy trình đã được hoàn thiện (2005). Để giải quyết nỗi bức bách của nông dân về việc cần có những đối tượng nuôi kinh tế cho vùng đất nhiễm mặn trồng lúa kém hiệu quả phải chuyển đổi sang nuôi trồng thuỷ sản và những ao đầm nuôi tôm bị bỏ hoang vì sự tàn phá của dịch bệnh thì việc đẩy nhanh tiến độ sản xuất được con giống sẽ làm tiền đề vững chắc để phát triển công nghệ nuôi. Năm 2007-2008 được phép của Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn và Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Quốc gia chúng tôi đã hoàn thành việc “chuyển giao công nghệ sản xuất giống nhân tạo cá bớp cho 6 tỉnh từ Hải Phòng đến Hà Tĩnh“ kết quả thu được như sau. ...
  • Nghiên cứu công nghệ xử lý, bảo quản mực xà trên tàu khai thác xa bờ
    Nghiên cứu công nghệ xử lý, bảo quản mực xà trên tàu khai thác xa bờ
    Mực xà đại dương (flying squid) là một trong những loài nhuyễn thể chân đầu thuộc ngành động vật thân mềm. Trong những năm qua, sản lượng khai thác mực xà đại dương ở Việt Nam rất cao (năm 2007 sản lượng đạt gần 60 nghìn tấn). <br>Tuy nhiên, công nghệ xử lý và bảo quản các sản phẩm trên tàu khai thác xa bờ từ trước đến nay còn rất thủ công, thô sơ, đặc biệt là mực xà thì việc khắc phục biến đen cũng như vị chát sau một thời gian bảo quản gặp nhiều khó khăn. Do đó, chất lượng của sản phẩm không cao, tỷ lệ hao hụt lớn làm giảm giá trị sử dụng, giảm giá trị kinh tế.<br>Hiện tượng biến đen (melanogenesis) của mực xà sau khi đánh bắt hoặc bị chết là một quá trình phức tạp gồm nhiều phản ứng khác nhau xảy ra cùng lúc để tạo ra sắc tố melanin. Có hai loại phản ứng liên quan đến sự biến đen: biến đen không có sự tham gia của enzyme và biến đen có sự tham gia của enzyme. Quá trình biến đen do enzyme là quá trình sinh tổng hợp các sắc tố trong mô của mực xà. Hiện tượng này, làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng cũng như giá trị của mực xà. ...
  • Sản lượng khai thác hải sản của các đội tàu công suất < 90 CV ở vùng biển Tây Nam Bộ năm 2007
    Sản lượng khai thác hải sản của các đội tàu công suất < 90 CV ở vùng biển Tây Nam Bộ năm 2007
    Để duy trì, tái tạo lại nguồn lợi hải sản nhằm phát triển nghề cá một cách bền vững thì việc cấp bách cần làm là điều chỉnh lại cơ cấu đội tàu đang hoạt động khai thác hải sản ở các vùng biển. Để giải quyết vấn đề này, cần thiết phải tiến hành các chuyến điều tra thu thập các số liệu về hiện trạng khai thác, tình hình kinh tế - xã hội nhằm xác định cơ cấu tàu thuyền, cơ cấu nghề khai thác, thành phần sản lượng và năng suất khai thác của các đội tàu, hiệu quả kinh tế, thu nhập, đời sống của người lao động ... phục vụ cho việc tính toán điều chỉnh số lượng tàu thuyền.<br>Đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học phục vụ cho việc điều chỉnh cơ cấu đội tàu và nghề nghiệp khai thác hải sản” được thực hiện nhằm đưa ra cơ sở khoa học phục vụ cho việc điều chỉnh cơ cấu đội tàu, nghề nghiệp khai thác cho từng vùng biển, tuyến biển. ...
  • Nguồn lợi động vật thân mềm hai mảnh vỏ (BIVALVIA) tại một số vùng rừng ngập mặn điển hình ven biển Việt Nam
    Nguồn lợi động vật thân mềm hai mảnh vỏ (BIVALVIA) tại một số vùng rừng ngập mặn điển hình ven biển Việt Nam
    Động vật thần mềm hai mảnh vỏ là một trong những nhóm loài có tính đa dạng thành phần loài cao trong hệ sinh thái rừng ngập mặn Việt Nam. Trong khu hệ động vật rừng ngập mặn ven biển Bắc Bộ, chúng chiếm khoảng 80 loài trong tổng số 389 loài động vật đáy (Phạm Đình Trọng, Phan Nguyên Hồng, 2004). Trong khu hệ động vật rừng ngập mặn Đồng Nai, chúng chiếm 9 loài trong tổng số 57 loài động vật đáy (Đỗ Văn Nhượng, 2001, 2002). Tuy nhiên, do tình hình khai thác quá mức, vấn đề ô nhiễm môi trường, chuyển đổi hình thức sản xuất nên nguồn lợi ĐVTM hai mảnh vỏ đang bị giảm sút, một số loài bị cạn kiệt hoặc không thấy xuất hiện trong khu hệ động vật rừng ngập mặn. Trong khi đó, số liệu về đa dạng thành phần loài, nguồn lợi ĐVTM hai mảnh vỏ trong hệ sinh thái rừng ngập mặn Việt Nam hiện nay lại chưa có sự thống nhất, chủ yếu được tập hợp từ nhiều nguồn tư liệu riêng lẻ. Chính vì thế, việc thực hiện những chương trình nghiên cứu tổng thể về đa dạng sinh học, hiện trạng nguồn lợi ĐVTM hai mảnh vỏ trong hệ sinh thái rừng ngập mặn là rất cần thiết trong thời điểm hiện tại. ...
  • Một số đặc điểm sinh học và kỹ thuật sinh sản nhóm cá hải quỳ Pomacentridae
    Một số đặc điểm sinh học và kỹ thuật sinh sản nhóm cá hải quỳ Pomacentridae
    Cá hải quỳ hoặc cá khoang cổ là nhóm cá thuộc họ Pomacentridae và phân họ Amphiprioninae. Trên thế giới hiện nay có khoảng 29 loài đã được phân loại, trong đó có 1 loài thuộc giống Premnas, còn lại là giống Pomacentridae. Phụ thuộc vào từng loài, cá hải quỳ có màu sắc và kích thước khác nhau, loài cá hải quỳ thường có màu vàng, da cam, hồng hoặc có hơi đen. Trên cơ thể thường có các vạch hoặc những khoang màu trắng. Chiều dài lớn nhất 18cm và nhỏ nhất 10cm. Tại Việt Nam xác định có 7 loài, trong đó 6 loài xác định được tên và một loài chưa xác định, toàn bộ cá hải quỳ phân bố tại Việt Nam đều thuộc giống Pomacentridae. Cá hải quỳ là nhóm cá có kích thước nhỏ nhưng có màu sắc rất đẹp, do vậy chúng có giá trị cao trên thị trường cá cảnh. Hiện nay, nguồn lợi cá hải quỳ trong tự nhiên rất ít, nhu cầu thị trường trong và ngoài nước rất cao. áp lực khai thác ngày càng cao làm cho các loài có nguy cơ biến mất khỏi tự nhiên. Do vậy, sinh sản nhân tạo là giải pháp hiệu quả đáp ứng nhu cầu hiện tại và yêu cầu bảo tồn đa dạng loài cá biển. ...
  • Hoàn tất khảo sát Dự án kết hợp bảo vệ vùng ven biển và khôi phục đai rừng ngập mặn tỉnh Kiên Giang
    Hoàn tất khảo sát Dự án kết hợp bảo vệ vùng ven biển và khôi phục đai rừng ngập mặn tỉnh Kiên Giang
    Uỷ ban Quốc tế về biến đổi khí hậu đã xác định Việt Nam là nước sẽ bị ảnh hưởng nặng nề do tình trạng trái đất nóng dần lên, mực nước biển dâng cao, đặc biệt là khu vực ĐBSCL, trong đó Kiên Giang là tỉnh có 208 km bờ biển được xác định là dễ bị tác động nhất…Để đối phó với tình trạng này, Dự án “Phát triển bền vững các hệ sinh thái rừng đối phó với biến đổi khí hậu vùng biển, ven biển Tây Nam tỉnh Kiên Giang” đã được Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tham mưu cho UBND tỉnh Kiên Giang xây dựng và trình Bộ KH & ĐT để đưa vào danh mục xin nguồn tài trợ từ Chính phủ CHLB Đức thông qua Ngân hàng tái thiết Đức (KfW). Để thực hiện dự án này, từ ngày 4 – 9/10/2009, Đoàn chuyên gia xác định dự án của Đức do tiến sĩ Hartmut Bruhl – chuyên gia công trình ven biển làm Trưởng đoàn đã tiến hành khảo sát thực địa tại một số địa phương có tình trạng sạt lở đê biển. ...
  • Khánh Hòa: Sản lượng khai thác thủy sản đạt gần 77.000 tấn
    Khánh Hòa: Sản lượng khai thác thủy sản đạt gần 77.000 tấn
    Sở NN & PTNT Khánh Hòa cho biết, đến tháng 9/2009, tổng sản lượng khai thác thủy sản trên địa bàn tỉnh đạt 76.739 tấn, bằng 83% kế hoạch năm 2009, tăng 8% so với cùng kỳ năm 2008. Trong đó, khai thác hải sản đạt 59.450 tấn, gồm 29.705 tấn cá, 11.595 tấn mực, 5.155 tấn tôm và 12.995 tấn hải sản khác; khai thác thủy sản nội địa đạt 17.289 tấn. ...
  • Phát triển kinh tế thủy sản làm ô nhiễm môi trường biển
    Phát triển kinh tế thủy sản làm ô nhiễm môi trường biển
    Phát triển kinh tế thủy sản đang gây ô nhiễm môi trường biển, làm mất đi vẻ đẹp thơ mộng tại một số khu du lịch sinh thái biển. Trong khi đó, có nơi bãi biển lại trở thành nơi "giải quyết nỗi buồn".<br>Do thiếu quy hoạch, các doanh nghiệp, cá nhân ở khu du lịch huyện đảo Cát Bà-Hải Phòng đua nhau ra biển quây lồng nuôi cá, đã dẫn đến việc cán bộ quản lý hết sức khó khăn, đặc biệt về lĩnh vực môi trường. Mặc dù chưa có được số liệu quan trắc cụ thể nhưng, chỉ bằng cảm quan, cũng thấy ô nhiễm môi trường biển ở đây đang diễn biến hết sức phức tạp.<br>Cuối năm 2008 chúng tôi có chuyến ra thăm đảo, tận mắt chứng kiến, mỗi ngày ở những ô lồng nuôi cá giò, người nuôi đã đưa xuống vịnh Bến Bèo một lượng thức ăn nuôi cá gồm hàng chục tấn các loại. ...
  • Hội thảo khoa học “Thanh niên với Nghiên cứu và Quản lý nghề cá”
    Hội thảo khoa học “Thanh niên với Nghiên cứu và Quản lý nghề cá”
    Ngày 4-5/9/2009, Hội thảo khoa học “Thanh niên với Nghiên cứu và Quản lý nghề cá” đã được tổ chức tại Viện Nghiên cứu Hải sản. Hội thảo được sự phối hợp tổ chức của Đoàn Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Dự án Hợp phần tăng cường quản lý nghề cá (SCAFI) và Đoàn Viện Nghiên cứu Hải sản. Mục đích, ý nghĩa của hội thảo: (1) tạo diễn đàn để đoàn để đoàn viên thanh niên trao đổi kinh nghiệm trong học tập, nghiên cứu khoa học, là hoạt động cụ thể hóa có chiều sâu của các phong trào Đoàn như “5 xung kích tham gia phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ tổ quốc”, “4 đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp”. Thông qua hội thảo khẳng định vai trò xung kích của tổ chức Đoàn và đoàn viên thanh niên trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị ở mỗi cơ quan, đơn vị; (2) tạo diễn đàn cho tuổi trẻ các đơn vị chuyên môn, sự nghiệp khối thủy sản thuộc Bộ NN&PTNT khu vực phía Bắc trao đổi thông tin, kiến thức trong lĩnh vực nghiên cứu và quản lý nghề cá; (3) tuyển chọn những báo cáo khoa học tham gia Hội nghị Khoa học Thanh niên Bộ NN&PTNT lần thứ III-2009. ...
  • Đạt sản lượng thủy sản gần 7.000 tấn
    Đạt sản lượng thủy sản gần 7.000 tấn
    Ông Nguyễn Văn Hải, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang) cho biết, từ đầu năm đến nay, địa phương đã thu hoạch từ nuôi trồng và đánh bắt gần 7.000 tấn tôm cá các loại, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, bằng 87% chỉ tiêu kế hoạch cả năm. Chủ yếu có gần 3.500 tấn tôm sú nguyên liệu, còn lại là các loại thủy hải sản có giá trị kinh tế cao khác như: tôm thẻ chân trắng, nghêu thịt, nghêu giống, sò huyết, các loại cá nước lợ và nước ngọt, cua biển... ...
  • Trao quyết định bổ nhiệm  kiêm nhiệm viện trưởng viện nghiên cứu hải sản
    Trao quyết định bổ nhiệm kiêm nhiệm viện trưởng viện nghiên cứu hải sản
    Ngày 7/10/2009 tại Viện Nghiên cứu Hải sản, được sự uỷ quyền của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Thứ trưởng Vũ Văn Tám đã trao Quyết định Bổ nhiệm kiêm nhiệm có thời hạn cho ông Chu Tiến Vĩnh, Cục trưởng Cục Khai thác và Bảo vệ Nguồn lợi thuỷ sản kiêm nhiệm chức vụ Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hải sản từ ngày 6/10/2009. ...
  • Chất lượng môi trường 4 khu bảo tồn biển trọng đểm (Bạch Long Vĩ, Cồn Cỏ, Côn Đảo và Phú Quốc)
    Chất lượng môi trường 4 khu bảo tồn biển trọng đểm (Bạch Long Vĩ, Cồn Cỏ, Côn Đảo và Phú Quốc)
    Vùng biển nước ta có khoảng hơn 3000 đảo lớn nhỏ nằm dọc dải ven bờ và ngoài khơi. Cùng với sự tồn tại của các đảo là các rạn san hô, thảm cỏ biển bao quanh với thành phần loài phong phú và cấu trúc đa dạng. Nhiều vùng biển đảo được thiết lập thành khu bảo tồn nhằm bảo vệ và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên.<br>Những năm gần đây, môi trường biển đảo vừa chịu ảnh hưởng của sự suy giảm chất lượng nước biển dải ven bờ vừa chịu ảnh hưởng trực tiếp từ hoạt động kinh tế xã hội trên đảo. Sự biến động của môi trường đã và đang cso những tác động mạnh đến hệ sinh thái tiêu biểu, đa dạng sinh học cao vốn rất nhạy cảm đang cần được bảo vệ. Để bảo vệ kịp thời và quản lý lâu dài hệ sinh thái khu bảo tồn biển, cần quan tâm hơn nữa đến thực trạng, các giải pháp quản lý và bảo vệ môi trường. ...
  • Điều kiện XNK thủy hải sản vào thị trường Nga kể từ ngày 1/12/2009
    Điều kiện XNK thủy hải sản vào thị trường Nga kể từ ngày 1/12/2009
    Các điều kiện XNK, các quy định của Cơ quan Thú y Nga về chế biến, bảo quản, vận chuyển, tiếp thị thủy hải sản và các sản phẩm thủy hải sản được phê duyệt trong Sắc lệnh số 453 ngày 6/10/2009 (bổ sung các điều kiện về thú y) của Bộ Nông nghiệp Nga, xác định rõ yêu cầu cung cấp thông tin cho Cơ quan Thú y Nga (Rosselkhoznadzor) về việc cần ấn định số đăng ký cho các đơn vị kinh tế, đồng thời đưa họ vào danh sách các nhà máy có đủ các điều kiện cần thiết về chế biến, bảo quản, vận chuyển, tiếp thị thủy hải sản và các sản phẩm thủy hải sản (danh sách bổ sung). ...
  • Kỹ thuật nuôi ghép cua xanh với tôm sú
    Kỹ thuật nuôi ghép cua xanh với tôm sú
    Cua xanh (Scylla spp) là đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế cao, được nuôi ở nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á, là nguồn cung cấp thực phẩm tươi sống và là nguồn thu nhập quan trọng của cộng đồng cư dân ven biển. Ở nước ta, người dân một số địa phương như Hải Phòng, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An đã nuôi cua xanh từ rất lâu, hầu hết nuôi theo hình thức quảng canh, năng suất thấp, trung bình 120 – 150 kg/ha; nguồn cua giống thả hoàn toàn dựa vào khai thác ngoài tự nhiên. Năm 2003, các nhà khoa học nước ta đã nghiên cứu thành công và hoàn thiện công nghệ sản xuất giống cua xanh. Do chủ động nguồn cua giống nhân tạo, nghề nuôi cua xanh đã phát triển mạnh với nhiều hình thức như nuôi ghép với tôm sú, nuôi ghép với cá, nuôi trong hệ sinh thái ngập mặn, nuôi chuyên canh, đạt năng suất 1,5 – 2 tấn/ha. ...
  • Ngư trường và nguồn lợi thuỷ sản biển ở Quảng Ngãi: Cần khai thác hợp lý
    Ngư trường và nguồn lợi thuỷ sản biển ở Quảng Ngãi: Cần khai thác hợp lý
    Quảng Ngãi có chiều dài bờ biển 130 km, ngư trường rộng lớn từ ven bờ vươn tới ngoài khơi xa, diện tích đất đai mặt nước lợ, nước ngọt khá lớn, lao động nghề biển dồi dào... Đó là những điều kiện thuận lợi để tận dụng, khai thác phát triển kinh tế thuỷ sản toàn diện và bền vững! <br>Ở vùng biển miền Trung, vùng ven bờ được tính từ mép bờ ra đến 3 hải lý, vùng lộng tính từ đường cách bờ 3 hải lý ra đến độ sâu 50m và vùng khơi có độ sâu từ 50m nước trở lên. <br>Ngư trường khai thác thuỷ sản trong tỉnh có diện tích khoảng 11.000 km2, được phân bố: Độ sâu đến 50m nước chiếm 9% diện tích, từ 51m - 100m chiếm 21,8%, từ 101 - 200m chiếm 15,6%, trên 200m chiếm 53,6%. Vùng biển Quảng Ngãi có mật độ sinh vật phù du tương đối thấp, nên trữ lượng nguồn lợi thuỷ sản không lớn. Nguồn lợi thuỷ sản biển bao gồm các loài cá tầng nổi, cá tầng đáy và các loài giáp xác, thân mềm như: Tôm hùm, tôm sú, tôm chì, cua, ghẹ, cua huỳnh đế, mực ống, mực nang... là những loài thuỷ sản có giá trị kinh tế cao. ...