Bản tin tổng hợp

  • Xuất khẩu thủy sản tiếp tục khó khăn
    Xuất khẩu thủy sản tiếp tục khó khăn
    Tại hội thảo đánh giá về triển vọng xuất khẩu thủy sản Việt Nam tổ chức ngày 28-7, Trung tâm Thông tin Phát triển nông nghiệp và nông thôn (Agroinfo) cho rằng xuất khẩu thủy sản sẽ tiếp tục gặp nhiều khó khăn <br>Theo Agroinfo, 7 tháng đầu năm 2009, các thị trường Nga, Ý, Hà Lan... đều giảm lượng hàng nhập từ VN, chỉ có 2 thị trường tăng là Mỹ (16%) và Trung Quốc (79%). Agroinfo dự báo, từ tháng 8 đến tháng 11-2009, mặt hàng thủy sản VN xuất khẩu sẽ tăng chậm, sau đó giảm nhẹ vào thời gian tiếp ...
  • Kỹ thuật nuôi cua biển bằng lồng bè
    Kỹ thuật nuôi cua biển bằng lồng bè
    - Loại lồng nhỏ (hình khối hộp vuông): Dùng để nuôi cua bột lên cua giống. Lồng làm bằng nhựa dẻo tổng hợp, kích thước ô lồng: dài 20 cm, rộng 20 cm, cao 40 cm. Xung quanh lồng và hai mặt đáy có các lỗ thoáng hình tròn hoặc hình vuông có diện tích 0,5 - 1 cm2/lỗ thoáng; kích thước các lỗ thoáng hình chữ nhật 0,9 x 0,7 cm. Khoảng cách giữa các lỗ thoáng 0,7 cm. Mặt đáy có ít lỗ thoáng hơn. <br>- Loại lồng lớn (hình khối chữ nhật): Dùng để nuôi cua thương phẩm (cua thịt, cua lột và cua gạch). Lồng làm bằng nhựa dẻo tổng hợp. Kích thước: dài 27 cm, rộng 20 cm, cao 40 cm. Kết cấu, tương tự loại lồng nhỏ. ...
  • KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU CẢI TIẾN LƯỚI RÊ HỖN HỢP TẠI VÙNG BIỂN VỊNH BẮC BỘ
    KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU CẢI TIẾN LƯỚI RÊ HỖN HỢP TẠI VÙNG BIỂN VỊNH BẮC BỘ
    Nước ta có bờ biển dài khoảng 3.260 km, có nghề cá phát triển từ lâu đời với nhiều nghề đánh bắt khác nhau. Các nghề đánh bắt chính hiện nay là nghề lưới kéo, nghề lưới vây, nghề lưới rê và nghề câu. Ngoài những nghề đánh bắt chính nói trên thì các nghề đánh bắt khác cũng phát triển, như nghề mành, nghề lồng bẫy, nghề chụp mực…<br>Nói chung nghề cá của nước ta phát triển tự phát và không cân đối, vì vậy nguồn lợi hải sản của vùng biển nước ta đang bị khai thác bừa bãi và bị cạn kiệt dần. <br>Những năm gần đây, một nghề đánh bắt mới đã được du nhập vào nước ta đó là nghề lưới rê hỗn hợp của Trung Quốc. Nghề lưới rê hỗn hợp đang được phát triển mạnh ở Nam Định và đã phát triển lan rộng đến một số nơi của một số tỉnh miền Trung. ...
  • Đánh bắt bất hợp pháp gây hại cho nghề cá đáy ở New England hiện tại và tương lai
    Đánh bắt bất hợp pháp gây hại cho nghề cá đáy ở New England hiện tại và tương lai
    Một nghiên cứu mới đây được công bố trực tuyến trên tạp chí Marine Policy cho thấy: Thực thi pháp luật không nghiêm cùng với việc ngư dân đang gặp khó khăn về kinh tế đã dẫn đến tình trạng vi phạm các quy định nghề cá rất phổ biến ở khu vực bờ biển Đông Bắc nước Mỹ. Tình trạng không tuân thủ quy định này đe doạ đến việc áp dụng thành công các biện pháp mới về quản lý nghề cá để bảo vệ và phục hồi nguồn lợi hải sản.<br>Trong số các kết quả đạt được, các nhà kinh tế học môi trường TS. Dennis King – Trung tâm Khoa học Môi trường, Đại học Maryland, và TS. Jon Sutinen - Đại học Rhode Island đã nêu chi tiết gần gấp đôi phần trăm tổng sản lượng đánh bắt bất hợp pháp trong hai thập kỷ qua của nghề cá đáy đa loài ở vùng Đông Bắc nước Mỹ (NEGF). Nghiên cứu ước tính sản lượng đánh bắt bất hợp pháp hàng năm chiếm từ 12 - 24%, cao hơn nhiều so với ước tính 6 – 14% vào những năm 1980. ...
  • Nghiên cứu nâng cao trữ lượng rùa biển ở vùng biển Đông Nam Châu á
    Nghiên cứu nâng cao trữ lượng rùa biển ở vùng biển Đông Nam Châu á
    Bắt đầu từ năm 2004, Cơ quan Phát triển và Quản lý Nguồn lợi Nghề cá Biển (Marine Fishery Resources Development and Management Department - MFRDMD) đã tiến hành thực hiện chương trình “Nghiên cứu Nâng cao Trữ lượng các loài Rùa Biển” với sự tài trợ từ Quỹ ủy thác của chính phủ Nhật Bản (JTF - Japan Trust Fund). Chương trình dự kiên sẽ hoàn thành vào năm 2008. Chương trình bao gồm nghiên cứu đánh dấu rùa biển và truyền dữ liệu tự động qua vệ tinh, xác định trữ lượng rùa biển, và dò tìm nguồn gốc gia hệ (Multiple Paternities) . ...
  • Xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ phục hồi
    Xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ phục hồi
    Sáu tháng đầu năm 2009, xuất khẩu tôm của Việt Nam sang Mỹ tăng 18,3% về lượng và 2,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2008. <br>Theo tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP), hai quý đầu năm nay, Việt Nam đã xuất sang thị trường này 15.191 tấn tôm trị giá trên 147,3 triệu USD. <br>Như vậy, chỉ sau ba tháng sụt giảm do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, xuất khẩu tôm của Việt Nam sang Mỹ đã nhanh chóng phục hồi ngay từ tháng 4 và tiếp tục duy trì mức tăng trưởng 2 con số đến hết tháng 6/2009. ...
  • Ô nhiễm môi trường ở vùng biển Cát Bà
    Ô nhiễm môi trường ở vùng biển Cát Bà
    Ðảo Cát Bà, với cảnh đẹp thiên nhiên ban tặng, được tổ chức UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới, là địa điểm lý tưởng phát triển du lịch và kinh tế thủy sản, nghề nuôi hải sản lồng bè trên biển. Nhưng hiện nay, tình trạng ô nhiễm môi trường biển Cát Bà đang ở mức báo động, đòi hỏi các cấp có thẩm quyền đưa ra những giải pháp tích cực để nghề nuôi thủy sản ở đây phát triển bền vững.<br>Lênh đênh trên chiếc thuyền nan ra vịnh Bến Bèo, mới giật mình trước tốc độ phát triển "chóng mặt" của số lượng bè nuôi hải sản ở đây. Du khách không thể phóng tầm mắt mà thưởng ngoạn cảnh đẹp nơi đây nữa bởi sự che chắn của từng dãy bè nuôi cá lồng san sát nhau, những phên giậu "cắm nát" mặt biển, mùi cá tanh nồng, đây đó những túi ni-lông, vỏ chai nhựa và xác cá chết nổi trôi trên mặt biển. ...
  • Luôn mỉm cười như mực mỏ heo
    Luôn mỉm cười như mực mỏ heo
    Trên trái đất có loài mực nào với cái miệng luôn mỉm cười? Vâng, đúng là có một loài mực ngộ nghĩnh như thế, mực mỏ heo (The Banded Piglet Squid), có tên khoa học là Helicocranchia pfefferi. <br>Những xúc tu mọc trên đôi mắt của mực mỏ heo tựa như một nhúm tóc quăn và nhờ có một vạch cong trên khuôn mặt nên nhìn nó lúc nào cũng mỉm cười toe toét. ...
  • Hệ sinh thái biển mang nhiều giá trị lớn
    Hệ sinh thái biển mang nhiều giá trị lớn
    Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Chu Hồi, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam vừa cho biết, ước tính mỗi năm khoản lợi nhuận thu được từ các hệ sinh thái biển và ven biển của Việt Nam từ 60-80 triệu USD. Đến nay, trong vùng biển Việt Nam đã phát hiện được chừng 11.000 loài sinh vật cư trú trong hơn 20 kiểu hệ sinh thái điển hình.<br>Các hệ sinh thái biển và ven biển có giá trị dịch vụ cực kỳ quan trọng như điều hòa khí hậu, dinh dưỡng trong vùng biển thông qua các chu trình sinh địa hóa; đồng thời còn là nơi cư trú, sinh đẻ và ương nuôi ấu trùng của nhiều loài thủy sinh vật không chỉ vùng bờ, mà còn từ ngoài khơi vào theo mùa trong đó có nhiều loài đặc hải sản. ...
  • 10 công cụ tìm kiếm có thể bạn chưa biết
    10 công cụ tìm kiếm có thể bạn chưa biết
    Bạn đã nghe đến thuật ngữ “tìm kiếm hướng đối tượng” chưa? Đó là những công cụ chuyên dụng cho từng mục đích tìm kiếm cụ thể, đôi khi còn hữu ích hơn cả Google. Dưới đây là 10 trong số đó. ...
  • Hội nghị sơ kết hoạt động khoa học công nghệ 6 tháng đầu năm và biện pháp thực hiện kế hoạch 6 tháng cuối năm 2009
    Hội nghị sơ kết hoạt động khoa học công nghệ 6 tháng đầu năm và biện pháp thực hiện kế hoạch 6 tháng cuối năm 2009
    Theo báo cáo trình bày tại Hội nghị: Trong 6 tháng đầu năm 2009, Viện Nghiên cứu Hải sản đã chỉ đạo triển khai thực hiện 25 đề tài/dự án/nhiệm vụ, trong đó bao gồm: 4 đề tài thuộc Chương trình trọng điểm cấp Nhà nước; 2 đề tài độc lập cấp Nhà nước và 1 dự án hợp tác quốc tế “Dự án Điều tra Liên hợp Việt – Trung đánh giá nguồn lợi hải sản trong Vùng đánh cá chung vịnh Bắc Bộ”; 3 đề tài cấp Bộ thuộc chương trình công nghệ sinh học thuỷ sản; 6 đề tài độc lập cấp Bộ; 5 đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở (cấp Viện) và 1 nhiệm vụ thường xuyên; 3 nhiệm vụ thuộc sự nghiệp môi trường. Ngoài ra còn có các nhiệm vụ khác như: tăng cường năng lực nghiên cứu; duy trì hoạt động thường xuyên của tàu Nghiên cứu khoa học Biển Đông; dự án chuyển giao công nghệ sản xuất giống nhân tạo cá bớp… ...
  • Luận án tiến sỹ của nghiên cứu sinh Nguyễn Văn Nguyên tại đại học Tokyo
    Luận án tiến sỹ của nghiên cứu sinh Nguyễn Văn Nguyên tại đại học Tokyo
    Ngày 24/1/2009, sau bốn năm thực tập và nghiên cứu, nghiên cứu sinh Nguyễn Văn Nguyên của Viện nghiên cứu Hải sản đã bảo vệ thành công luận án tiến sỹ chuyên ngành thủy sinh vật học tại hội đồng khoa học đại học Nông nghiệp và Khoa học sự sống, thuộc Đại học Tổng hợp Tokyo (Graduate School of Agricultural and Life Sciences, the University of Tokyo). Đề tài “Nghiên cứu hệ thống phân loại tảo giáp thuộc bộ Dinophysiales” do nghiên cứu sinh thực hiện đã được hội đồng khoa học là những chuyên gia về phân loại học tảo giáp đánh giá rất cao bởi những kết quả mang tính đột phá. Đây là đề tài đầu tiên trên thế giới nghiên cứu phân loại tảo giáp Dinophysiales dưới sự trợ giúp của di truyền học. ...
  • Tình hình hoạt động khai thác của các đội tàu ở vùng đánh cá chung Vịnh Bắc Bộ năm 2008
    Tình hình hoạt động khai thác của các đội tàu ở vùng đánh cá chung Vịnh Bắc Bộ năm 2008
    Dự án điều tra liên hợp Việt – Trung đánh giá nguồn lợi hải sản trong Vùng đánh cá chung ở vịnh Bắc Bộ giai đoạn 2 (2008-2010) được thực hiện trên cơ sở hợp tác điều tra giữa Việt Nam và Trung Quốc với hai nội dung chính là: (1) Điều tra nguồn lợi hải sản trong Vùng đánh cá chung và (2) Điều tra hiện trạng khai thác của các loại nghề, các đội tàu khai thác trong Vùng đánh cá chung vịnh Bắc Bộ.<br>Mục tiêu của việc điều tra hiện trạng khai thác nhằm cung cấp những thông tin cơ bản về tình hình khai thác hải sản và xu thế biến động năng suất đánh bắt, sản lượng khai thác hàng năm của các đội tàu, từ đó cung cấp thông tin cho việc điều chỉnh cường lực khai thác phù hợp. Bài viết này sẽ trình bày một số kết quả điều tra chính liên quan đến tình hình hoạt động khai thác hải sản trong Vùng đánh cá chung của các đội tàu khai thác hải sản Việt Nam ở quý 3 và 4 năm 2008. ...
  • Sức chịu tải môi trường thuỷ vực nuôi cá lồng bè ven biển
    Sức chịu tải môi trường thuỷ vực nuôi cá lồng bè ven biển
    Đối với các thuỷ vực nuôi hải sản nói chung và nuôi cá lồng bè, nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường chủ yếu do lượng vật chất hữu cơ, dinh dưỡng phát thải trong quá trình nuôi. Mặt khác, những thuỷ vực ven biển thường chịu tác động trực tiếp và gián tiếp các nguồn gây ô nhiễm, như: giao thông hàng hải – cảng biển, khai thác hải sản, du lịch, đô thị và các nguồn từ lục địa. Khu vực nuôi cá lồng bè tập trung ở những vũng vịnh phía Đông Bắc Cát Bà (Hải Phòng) và rải rác trong vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long (Quảng Ninh) là nơi chịu tác động đồng thời của các nguồn ô nhiễm trên. Tuỳ thuộc vào bản chất tự nhiên (các quá trình sinh địa hoá và thuỷ động lực), khả năng tự làm sạch và sức chịu tải môi trường chính là khả năng tiếp nhận và đồng hoá lượng vật chất ô nhiễm (ngày một gia tăng) của mỗi thuỷ vực. Đây là yếu tố cơ bản, quyết định đến khả năng duy trì chất lượng môi trường, cân bằng hệ sinh thái của thuỷ vực tự nhiên. ...