Bản tin tổng hợp

  • Tôm nuôi sinh thái của Thái Lan được Naturland chứng nhận
    Tôm nuôi sinh thái của Thái Lan được Naturland chứng nhận
    Năm 2006 nuôi tôm sinh thái đã được triển khai ở tỉnh Chanthaburi, miền trung Thái Lan và sản phẩm đã được Naturland của Đức chứng nhận. Năm ngoái, tôm sinh thái đạt sản lượng 300 tấn. Hiện tại nuôi sinh thái mới chỉ áp dụng cho tôm sú do có khả năng cung cấp tôm giống có chứng nhận. ...
  • Các nhà máy chế biến thuỷ sản đẩy nước thải ra sông
    Các nhà máy chế biến thuỷ sản đẩy nước thải ra sông
    Tại Đồng bằng sông Cửu LongNước thải không qua xử lý tuồn xuống sông, rạch, vào khu dân cư len lỏi tận vuông tôm của người dân làm không ít người điêu đứng. Một số nhà máy dù có đầu tư hệ thống xử lý nước thải hàng tỉ đồng, nhưng... chỉ vận hành khi có đoàn kiểm tra. ...
  • Những lưu ý trong việc sử dụng chế phẩm sinh học nhằm nâng cao hiệu quả mô hình nuôi tôm công nghiệp - bán công nghiệp
    Những lưu ý trong việc sử dụng chế phẩm sinh học nhằm nâng cao hiệu quả mô hình nuôi tôm công nghiệp - bán công nghiệp
    Tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm là một trong những tiêu chí quan trọng, có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển nghề nuôi thủy sản của nước ta nói chung và của tỉnh Bạc Liêu nói riêng. Ngày nay, những thị trường nhập khẩu sản thủy sản như Mỹ, EU, Nhật Bản… yêu cầu ngày càng cao về sản phẩm sạch, do đó buộc chúng ta phải có những phương pháp quản lý nghề nuôi một cách chặt chẽ hơn, từng bước tạo ra những sản phẩm sạch, an toàn đối với người tiêu dùng trong nước và thị trường xuất khẩu. ...
  • Các nhà máy chế biến thuỷ sản tại Đồng bằng sông Cửu Long: Đẩy nước thải ra sông
    Các nhà máy chế biến thuỷ sản tại Đồng bằng sông Cửu Long: Đẩy nước thải ra sông
    Trong khi đó tại Bạc Liêu, đoàn công tác liên ngành kiểm tra 8 DN chế biến thuỷ sản thì cả 8 đều không đảm bảo yếu tố môi trường; hầu hết các DN không có hệ thống xử lý nước thải hoặc có nhưng không hoạt động. Thậm chí nhiều nhà máy chế biến thuỷ sản nằm ngay khu dân cư không có hệ thống xử lý nước thải gây ô nhiễm môi trường nước và không khí một cách nghiêm trọng. ...
  • Rùa tai đỏ đe dọa môi trường
    Rùa tai đỏ đe dọa môi trường
    Mặc dù Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới đã liệt kê rùa tai đỏ là một trong 100 sinh vật xâm hại nguy hiểm cho môi trường tự nhiên và cảnh báo việc quản lý loại rùa này. Cho đến thời điểm này vẫn chưa có văn bản chính thức của cơ quan chức năng Việt Nam cho phép nhập và nuôi rùa tai đỏ. Thế nhưng, từ lâu rùa tai đỏ đã có mặt ở Việt Nam và đến nay được nhiều người “vô tư” nuôi như vật nuôi kiểng mà không hề có bất kỳ khuyến cáo nào để kiểm soát chúng. ...
  • Phát hiện cá voi trong rừng Amazon
    Phát hiện cá voi trong rừng Amazon
    Một con cá voi min-cơ dài 5,5m vừa được phát hiện tại một địa điểm cách xa Đại Tây Dương hơn 1.600 km, nói đúng hơn là tận sâu trong rừng nhiệt đới Amazon. ...
  • Năm 2008 sẽ khai thác 1,85 triệu tấn cá biển
    Năm 2008 sẽ khai thác 1,85 triệu tấn cá biển
    Hội nghị do Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) vừa tổ chức tại TP Hải Phòng, có sự tham dự của các ban, ngành trung ương, các viện nghiên cứu, trường đại học, doanh nghiệp liên quan và 28 tỉnh, thành phố ven biển. ...
  • “Vũ khí” mới chống toàn cầu ấm lên
    “Vũ khí” mới chống toàn cầu ấm lên
    Tại Hội nghị về khí hậu của LHQ đang diễn ra tại Bali (Indonesia), các nhà khoa học châu Á giới thiệu một loại “vũ khí” được cho sẽ rất hiệu nghiệm trong việc khắc chế quá trình ấm nóng toàn cầu. Đó là tảo biển. Loài thực vật này có khả năng hút khí carbon dioxide (CO2) độc hại ra khỏi bầu khí quyển sánh ngang hàng với các khu rừng nhiệt đới toàn cầu ...
  • Hạn chế dư lượng kháng sinh: Cần kiểm soát chất lượng thủy sản ngay từ đầu vào
    Hạn chế dư lượng kháng sinh: Cần kiểm soát chất lượng thủy sản ngay từ đầu vào
    Thời gian qua, nghề nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh cả về diện tích và sản lượng; nhưng đồng thời cũng nảy sinh việc sử dụng hóa chất kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản ngày càng tăng. Trước những yêu cầu nghiêm ngặt về vệ sinh an toàn thực phẩm của người tiêu dùng trong nước và của thị trường xuất khẩu, đòi hỏi các cơ quan chức năng phải có những biện pháp mạnh tay và quyết liệt hơn. ...
  • Hồi sinh san hô bằng... điện
    Hồi sinh san hô bằng... điện
    Chỉ vài năm trước, rạn san hô tươi tốt ngoài khơi đảo Bali còn đang chết dần chết mòn, trắng xoá bởi mìn đánh cá và chất độc cyanua. Nhưng nay, chúng đang hồi sinh, nhờ một giải pháp khó tin: dùng điện. ...
  • Đánh giá nguồn lợi cá Bạc má Rastrelliger kanagurta (Cuvier, 1816) khai thác bằng nghề lưới vây ở vùng biển ven bờ từ Nghệ An đến Bến Tre
    Đánh giá nguồn lợi cá Bạc má Rastrelliger kanagurta (Cuvier, 1816) khai thác bằng nghề lưới vây ở vùng biển ven bờ từ Nghệ An đến Bến Tre
    Cá Bạc má là một trong những loài luôn chiếm vị trí hàng đầu về tỷ lệ trong sản lượng cá nổi nhỏ, và là loài cá được tiêu thụ nhiều trong thị trường nội địa, không những chỉ cho cộng đồng dân cư ven biển mà còn cung cấp nguồn đạm động vật cho cộng đồng dân cư ở vùng sâu, vùng xa, miền núi. Những năm gần đây, do tàu thuyền tập trung khai thác vùng ven bờ, nên nguồn lợi hải sản nói chung và nguồn lợi cá nổi nhỏ, trong đó có cá Bạc má có chiều hướng suy giảm... ...
  • Dẫn liệu ban đầu về cá Nục Heo Coryphaena Hippurus Linnaeus (1758) ở vùng biển Việt Nam (Phần 2)
    Dẫn liệu ban đầu về cá Nục Heo Coryphaena Hippurus Linnaeus (1758) ở vùng biển Việt Nam (Phần 2)
    Thân của cá Nục heo thon dài, dẹp hai bên và thuôn dần về phía đuôi. Khe miệng rộng, hơi xiên. Hàm dưới hơi nhô ra và xương nắp mang khá phát triển. Không có mang giả và bóng hơi. Trên hàm, xương bã mía và xương khẩu cái có các hàng răng cong về phía sau; các răng ở hàng ngoài mọc không sít nhau. Trên lưỡi có hai đám răng nhỏ có dạng hình tròn hoặc elip. ...
  • Bảo vệ luận án Tiến sĩ Ngư loại học tại Viện Nghiên cứu Hải sản
    Bảo vệ luận án Tiến sĩ Ngư loại học tại Viện Nghiên cứu Hải sản
    Ngày 4/12/2007, Hội đồng Đào tạo sau đại học của Viện Nghiên cứu Hải sản - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, đã tổ chức buổi bảo vệ luận án tiến sĩ cấp nhà nước cho Nghiên cứu sinh Chea Phala, quốc tịch Cam-pu-chia với đề án “Đánh giá nguồn lợi cá bạc má Rastrelliger kanagurta (Cuvier, 1816) khai thác bằng nghề lưới vây ở vùng biển ven bờ từ Nghệ An đến Bến Tre”. ...