Tuần đầu tiên của tháng 12, sáu chính phủ thuộc vùng Tam giác San hô – Indonesia, Malaysia, Papua New Guinea, Philippines, Solomon Islands, và Timor Leste – đã thống nhất thiết lập mối quan hệ đối tác để bảo tồn các rạn san hô và nhiều loài cá cũng như các loài thủy sinh khác sống phụ thuộc vào hệ sinh thái này. Thể hiện sự thống nhất lần đầu tiên đạt được trong toàn khu vực, các quốc gia này đã đồng ý thực hiện phối hợp nhằm bảo vệ các nguồn tài nguyên biển.

Chỉ chiếm 2% diện tích biển của thế giới nhưng vùng Tam giác San hô bao gồm 76% các loài san hô đã được biết tới. Khu vực này cũng rất giàu có về các loài cá khác nhau do tính đa dạng của rạn hô. Hơn 120 triệu người phụ thuộc trực tiếp vào vùng biển này về nguồn thức ăn và thu nhập. Giá trị của ngành khai thác hải sản, du lịch và bảo vệ vùng bờ biển có được từ các rạn san hô, rừng ngập mặn và các hệ sinh cảnh liên quan ước tính khoảng 2.3 tỷ USD hàng năm. Khu vực này cũng là môi trường sống của các loài cá ngừ lớn nhất trên thế giới, mang lại hàng tỷ đô la doanh thu trên toàn cầu mỗi năm. Các hệ sinh thái rạn san hô lành mạnh còn là vùng đệm cho các cộng đồng ven bờ tránh khỏi các cơn bão và sóng thần. Bảo vệ các rạn san hô và rừng ngập mặn tại Tam giác San hô sẽ có vai trò sống còn giúp người dân của các quốc gia này thích nghi với mức độ ngày càng khắc nghiệt và dữ đội của các cơn bão do ảnh hưởng của sự biến đổi khí hậu.

Những nguồn tài nguyên biển này hiện nay đang bị đe dọa do sự biến đổi khí hậu, khai thác quá mức, đánh bắt bất hợp pháp, phát triển không bền vững tại vùng ven bờ và ô nhiễm. Tất cả những mối đe dọa này dẫn đến sự suy giảm trữ lượng cã, một diện tích lớn rừng ngập mặn bị mất đi và suy thoái các hệ sinh thái rạn san hô.

Sáu chính phủ thuộc Tam giác San hô đã có biện pháp đối với những mối đe dọa này bằng cách thống nhất xây dựng kế hoạch hành động. Trong năm qua và trước đó, các chính phủ này sẽ phối hợp với các đối tác bên ngoài để thực hiện các chiến lược về khu bảo tồn biển, quản lý nghề cá bền vững, bảo vệ các loài đang bị đe dọa và thích nghi với sự biến đổi khí hậu. Hội nghị thượng đỉnh Tam giác San hô đã được thông qua, tại đây lãnh đạo của 6 quốc gia vùng Tam giác San hô có thể đưa ra Kế hoạch hành động CTI.

Ba tổ chức bảo tồn lớn nhất trên thế giới The Nature Conservancy, WWF và Conservation International rất hoan nghênh sự cam kết của các chính phủ Tam giác San hô trong việc cùng thực hiện biện pháp bảo vệ khu vực san hô này và cam kết nửa triệu đô la để thực hiện các hoạt động triển khai ban đầu cho Chương trình này.

Ba tổ chức bảo tồn của chúng tôi có một trách nhiệm đặc biệt là đóng góp vào nỗ lực bảo vệ một trong những tài sản tự nhiên quan trọng nhất của trái đất’" Stephanie Meeks, chủ tịch thường trực và CEO của The Nature Conservancy. "Vẻ đẹp tuyệt vời và sự phông phú của vùng Tam giác San hô đem lại cuộc sống cho người dân sống trong khu vực này và gần đó. Chúng ta cần phải cùng nhau hợp tác trong mọi lĩnh vực của xã hội để giải quyết những vấn đề hiện đang xảy ra tại đây và bảo vệ vùng biển cũng như vùng ven bờ cho thế hệ mai sau."

Tại Bali, sáu chính phủ đã gặp gỡ với các đối tác tiềm năng bao gồm các công ty du lịch và khai thác hải sản, các chính phủ khác như Mỹ, Úc và các tổ Global Environment Facility, Ngân hàng Châu Á để thảo luận về các biện pháp phối hợp bảo vệ Tam giác San hô. Chúng tôi giúp các chính phủ và tổ chức này cam kết hơn nữa trong việc hỗ trợ Chương trình Tam giác San hô.

"WWF, The Nature Conservancy và Conservation International sẵn sàng để tham gia đầy đủ trong chương trình này bằng cách cung cấp hỗ trợ về tài chính cho việc tham vấn các bên liên quan tại 6 nước nói trên, tổ chức hội nghị bàn tròn các nhà tài trợ vào năm 2008 để huy động nguồn tài trợ công quy mô lớn và các nguồn tài trợ tư nhân đồng thời khởi đầu các chiến lược tài trợ bền vững cho mạng lưới các KBTB trên toàn vùng Tam giác San hô” ông James Leape, Tổng giám đốc của WWF nói.

"Nếu chúng ta không có thái độ nghiêm túc về bảo tồn đa dạng sinh học biển và đặc biệt là tính đa dạng của các hệ sinh thái rạn san hô vô cùng quan trọng và dễ bị tổn thương, sẽ đơn giảm là không còn nơi nào trên trái đất như vùng Tam giác San hô nơi mà sự đa dạng của san hô lớn hơn cả vùng Caribbean." ông Russ Mittermeier, Chủ tịch của Conservation International phát biểu. "Vì vậy, 3 tổ chức bảo tồn của chúng tôi đã quyết định tập trung hoạt động vào khu vực này ở mức độ lớn chưa từng thực hiện được trước đây trong công tác bảo tồn biển."

Ba tổ chức này mong được tiếp tục hỗ trợ cho quá trình phát triển của Chương trình Tam giác San hô.

Theo NatureConservancy, www.fistenet.gov.vn.