Đa dạng sinh học & Bảo tồn biển

  • Hiện trạng rạn san hô, sinh vật biển vùng vịnh Quy Nhơn
    Hiện trạng rạn san hô, sinh vật biển vùng vịnh Quy Nhơn
    Rạn san hô ở vùng biển Quy Nhơn không đa dạng bằng một số nơi trong nước (Bình Thuận, Khánh Hòa) nhưng mang nhiều nét đặc trưng riêng, là nơi tồn cư của nhiều loài sinh vật quý hiếm, là môi trường tốt để bảo tồn nguồn gen, rạn san hô ở đây chủ yếu được kết thành bởi các tập đoàn san hô mềm. Năm 2002 Viện Hải dương học Nha Trang đã tiến hành điều tra, khảo sát vùng vịnh Quy Nhơn để nghiên cứu tìm giải pháp bảo vệ và tái tạo nguồn lợi ở vùng vịnh này.<br>Ai cũng biết các rạn san hô là nơi sinh sống của nhiều loài hải sản. Nguồn lợi sinh vật tại các rạn san hô ở vùng biển Quy Nhơn khá phong phú. Theo kết quả khảo sát ban đầu tại đây có 61 loài rong biển thuộc 4 ngành: rong lam (Cyanophyta) rong nâu (Phaeophyta), rong đỏ (Rhodophyta) và rong lục (Chlorophyta). Đặc biệt có các loài rong có giá trị kinh tế:<br> ...
  • Thanh Hóa: Thực trạng và hướng phát triển nghề nuôi cua
    Thanh Hóa: Thực trạng và hướng phát triển nghề nuôi cua
    Từ lâu, cua biển (Scylla. Serrata) đã được chú ý đưa vào nuôi tại các tỉnh ven biển Việt Nam, trong đó có Thanh Hoá do những đặc điểm như hiệu quả kinh tế cao, có thể nuôi ở nhiều hình thức khác nhau, cua chịu đựng được các yếu tố môi trường khá rộng, có khả năng vận chuyển xa…<br>Hiện nay, khi nuôi tôm sú gặp nhiều khó khăn về môi trường và dịch bệnh thì nuôi cua càng được bà con ngư dân vùng triều quan tâm. Thực tế sau khi thu hoạch tôm sú, phần lớn diện tích nuôi tôm ở Thanh Hóa đều thả nuôi cua, điển hình là vùng nuôi thuộc xã Nga Sơn, huyện Quảng Xương. ...
  • Dải san hô ngầm ở Đông Nam Á có nguy cơ biến mất
    Dải san hô ngầm ở Đông Nam Á có nguy cơ biến mất
    Theo một bản báo cáo của Quỹ Quốc tế về Bảo vệ Thiên nhiên (WWF), khoảng 100 triệu người sẽ có nguy cơ mất nhà cửa và sinh kế nếu không có những biện pháp mạnh mẽ để bảo vệ dải san hô ngầm ở Đông Nam Á đang có nguy cơ biến mất trong những thập kỷ tới do biến đổi khí hậu.<br>Tam giác San hô - bao gồm các dải san hô thuộc Indonesia, Philippin, Malaysia, Papua Niu Ghine, đảo Solomon và Đông Timo - chiếm 1/3 số dải san hô trên thế giới và tới 35% số loài cá cư ngụ. ...
  • Vì sao các rặng san hô trên thế giới đang dần biến mất
    Vì sao các rặng san hô trên thế giới đang dần biến mất
    Trong một nghiên cứu mới đây, các nhà khoa học cho biết nhiều kiến thức mới về đời sống sinh học của san hô đã được phát hiện một vài năm trở lại đây, giúp giải thích lý do tại sao các rặng san hô trên khắp thế giới đang dần biến mất, cũng như cần phải làm gì để chúng có thể vượt qua biến đổi khí hậu và axit hóa đại dương.<br>Có vẻ như san hô, với một hệ gen phức tạp tương đương hệ gen ở người, và hệ thống thông tin sinh học tinh vi đang bị đe dọa bởi biến đổi khí hậu toàn cầu, chỉ có thể tồn tại dựa vào việc tận dụng hợp lý mối quan hệ cộng sinh phức tạp với tảo sống bên trong cơ thể san hô – dẫn lời báo cáo mới đây của các nhà khoa học trên tờ Science. ...
  • Bảo tồn rùa thông qua các hoạt động kinh tế
    Bảo tồn rùa thông qua các hoạt động kinh tế
    Được thành lập năm 1980, TAMAR là một liên minh chiến lược giữa chính phủ Brazil, các tổ chức phi lợi nhuận và cộng đồng địa phương. Cam kết chung của họ là đẩy mạnh việc bảo vệ loài rùa biển tại Brazil và trên toàn thế giới. Mô hình gắn liền lợi ích kinh tế của cộng đồng địa phương với bảo tồn rùa của TAMAR đã mang lại thành công.<br>Khi các trạm nghiên cứu và bảo tồn đầu tiên được thành lập gần 3 thập kỷ trước, các nhà sáng lập TAMAR đã phải đối diện với những thử thách lớn để tìm giải pháp kinh tế phù hợp cho cư dân vùng biển có thu nhập thấp, vốn sống dựa vào việc thu nhặt trứng và bắt rùa trong hàng thập kỷ qua. ...
  • Cần quản lý tốt san hô trước biến đổi khí hậu
    Cần quản lý tốt san hô trước biến đổi khí hậu
    Theo báo cáo mới đây của Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (IUCN), việc đánh giá tốt hơn nữa những mối nguy hiểm đang đe doạ các dải san hô ngầm đi đôi việc nâng cao quản lý sẽ giúp loài này có nhiều cơ hội sống sót hơn khi nước biển đang ấm dần lên. <br>Ông Gabriel Grimsditch, chuyên gia về san hô của IUCN nói: “Chúng ta ai cũng biết biến đổi khí hậu đang dần dần phá huỷ các dải san hô ngầm trong đại dương. Nước ấm ăn mòn, làm mất màu san hô và axit trong nước biển kìm hãm sự phát triển các nhánh cơ thể của loài sinh vật này. Chúng ta cũng biết rõ rằng nếu muốn cứu sống những sinh vật đẹp đẽ này phải có những hành động tức thì”. ...
  • Phát hiện quần thể rùa da lớn nhất thế giới
    Phát hiện quần thể rùa da lớn nhất thế giới
    Tại bờ biển Gabon, Tây Phi, các nhà khoa học đã phát hiện ra quần thể rùa da lớn nhất thế giới. Phát hiện này có được nhờ những cuộc khảo sát trên không kết hợp với việc giám sát mặt đất ở những bãi biển nơi loài rùa này làm tổ sinh sản.<br>Nghiên cứu đã ước lượng được khoảng 15000 đến 43000 con rùa da cái làm tổ sinh sản trên bãi biển Gabon. Con số này vượt xa mong đợi từ 10000 đến 15000 con. Kết quả đã được công bố trên tạp chí điện tử Biological Conservation (Bảo tồn sinh thái) ngày 18/05 vừa qua.<br> ...
  • Các rặng san hô chịu nhiệt: đấu tranh sinh tồn khi Trái đất nóng lên
    Các rặng san hô chịu nhiệt: đấu tranh sinh tồn khi Trái đất nóng lên
    Các chuyên gia nói hơn một nửa số rặng san hô có thể biến mất trong vòng 50 năm tới, phần lớn do biến đổi khí hậu khiến nhiệt độ đại dương tăng lên. Nhưng giờ đây, các nhà khoa học tại trường đại học Stanford đã có cơ sở để chứng minh rằng một số rặng san hô đang thích nghi với thay đổi và vẫn tồn tại trong quá trình Trái đất nóng lên.<br>“Tất nhiên san hô bị đe dọa bởi những thay đổi môi trường, nhưng nghiên cứu này đã thực sự chứng minh được rằng thực tế san hô có sức sống bền bỉ hơn chúng ta tưởng,” Stenphen Palumbi, giáo sư sinh học, nhà nghiên cứu cấp cao của Viện nghiên cứu Woods tại Stanford, cho biết. ...
  • Bờ biển Sóc Trăng bồi-lở mạnh và có nguy cơ biến mất nhiều giống loài
    Bờ biển Sóc Trăng bồi-lở mạnh và có nguy cơ biến mất nhiều giống loài
    Sóc Trăng là tỉnh có bờ biển khá dài với trên 72 km dài theo 3 huyện Cù Lao Dung, Long Phú và Vĩnh Châu. Biển nơi đây có nguồn tài nguyên đa dạng và phong phú với nhiều hệ sinh thái khác nhau và cũng đem lại nguồn lợi lớn cho người dân ven biển. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, do biến đổi khí hậu cùng với việc chưa được điều tra, nghiên cứu kỹ để bảo tồn và phát triển hệ sinh thái vùng ven biển nên nguy cơ sạt lở và biến mất nhiều giống loài động thực vật đang là thực tế thách thức đối với vùng ven biển đầy tiềm năng này.<br>Làm một chuyến khảo sát dọc bờ biển Sóc Trăng mới thấy rõ một thực tế: Quá trình xói lở và bồi tụ rất rõ và như đang diễn ra nhanh hơn trong thời gian gần đây. Nhiều đoạn ven biển, dấu vết xói lở như mới xảy ra, những vùng bị xói lở do ảnh hưởng của các quá trình tự nhiên như các dòng hải lưu, thủy triều, gió chướng, hoạt động của sóng nhưng chủ yếu do rừng ngập mặn bảo vệ bờ biển không được trồng chắn mới hoặc bị chặt phá nghiêm trọng. Kết quả nghiên cứu của Dự án bảo vệ phát triển các vùng đất ngập nước ven biển phía Nam đồng bằng sông Cửu Long từ năm 1996 đến nay tại khu vực ven biển huyện Vĩnh Châu cho thấy ...
  • Bảo tồn biển - góc nhìn từ hai cuộc khủng hoảng
    Bảo tồn biển - góc nhìn từ hai cuộc khủng hoảng
    Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới và sự biến đối khí hậu đã cảnh báo thế giới rất nhiều điều. Cả hai cuộc khủng hoảng này đều cho chúng ta thấy được sự phức tạp của thế kỷ 21. Thế giới đang nỗ lực để khắc phục những hậu quả và thoát khỏi hai cuộc khủng hoảng này, nhưng dường như những nỗ lực ấy là chưa đủ, ngay cả trong lĩnh vực bảo tồn biển, một hệ sinh thái là nguồn sống vô cùng cần thiết của con người. Sẽ không là quá muộn nếu nhân loại biết tự nhìn lại hai cuộc khủng hoảng để thay đổi, hướng tới một nền kinh tế “xanh” và một hệ sinh thái biển khỏe mạnh. ...
  • Tiếng kêu cứu từ những rạn san hô đỏ!
    Tiếng kêu cứu từ những rạn san hô đỏ!
    Trong chuyến công tác ra huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi tôi được chứng kiến cảnh tượng, một số tàu đánh bắt hải sản không chở về bến với những khoang nặng cá mà thay vào đó toàn là những nhánh san hô đỏ. Vừa ngạc nhiên, vừa tò mò tôi đã tìm hiểu và được biết, hiện nay, trên vùng biển huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, mỗi ngày có hàng chục chiếc tàu đánh cá của ngư dân trong vùng khai thác san hô đỏ. Khi ra đến khu vực cách huyện đảo 20 hải lý, những người hành nghề khai thác dùng bình hơi lặn xuống biển nhổ hoặc dùng dao cậy san hô để người trên tàu kéo lên. ...
  • Các rạn san hô ở Philipin sắp bị hủy diệt
    Các rạn san hô ở Philipin sắp bị hủy diệt
    Philipin là một phần của “tam giác san hô” bao quanh miền đông Inđônêxia, nhiều vùng của Maliaxia, Papua New Guinea, Đông Timo và hòn đảo Solomon. Diện tích tam giác san hô bằng một nửa diện tích Hoa Kỳ.<br>Mặc dù nước này có 1.000 khu bảo tồn biển (MPA), nhưng chỉ có 20% trong số này đang được quản lý. Các khu bảo tồn là những khu vực được lựa chọn kỹ lưỡng ở đó vấn đề phát triển và khai thác tài nguyên thiên nhiên được quản lý để bảo vệ các loài và nơi cư trú. Ở Philipin, các rạn san hô là tài sản có giá trị kinh tế quan trọng, mỗi năm đóng góp hơn 1 tỷ USD cho nền kinh tế ...
  • San hô cứng và rạn san hô tại 4 khu bảo tồn biển trọng điểm: Bạch Long Vĩ, Cồn Cỏ, Côn Đảo và Phú Quốc
    San hô cứng và rạn san hô tại 4 khu bảo tồn biển trọng điểm: Bạch Long Vĩ, Cồn Cỏ, Côn Đảo và Phú Quốc
    Hệ sinh thái rạn san hô (RSH) là một trong những hệ sinh thái có tính đa dạng sinh học cao nhất và cổ xưa nhất trên hành tinh (Cesar. H., 2002). Mặc dù tổng diện tích các RSH trên toàn thế giới chỉ chiếm ít hơn 0,2% diện tích bề mặt của đại dương, nhưng các RSH đóng vai trò là nơi nuôi dưỡng nguồn lợi, nơi sinh cư của hơn 1/4 loài cá biển được biết đến. Cho đến nay, khoảng 4000 loài cá và 800 loài san hô tạo rạn đã được phân loại và ghi nhận trên tất cả các vùng biển. Hàng triệu loài các sinh vật khác sống cố định trong rạn hoặc trong vòng đời của nó có liên quan tới hệ sinh thái vùng RSH (Burke và ctv., 2002). <br>Vùng biển Việt Nam hiện đã thống kê được hơn 2000 loài cá, trong đó hơn 500 loài thuộc nhóm cá sống gắn bó vòng đời trong rạn. Ngoài nguồn lợi cá rạn phong phú, rạn san hô còn cung cấp cho con người nhiều hải sản có giá trị kinh tế cao như tôm hùm, bào ngư, trai ngọc, hải sâm... ...
  • Hải sâm hổ phách khổng lồ từ đảo Phú Quý
    Hải sâm hổ phách khổng lồ từ đảo Phú Quý
    Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III, Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa vừa tiếp nhận để phục vụ công tác nghiên cứu một con hải sâm hổ phách (Holothurin thelenota anax) có chiều dài 47,5cm và nặng 3,98 kg, được tìm thấy tại đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận.<br>Theo ông Ông Vũ Đình Đáp, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III, với kích thước và trọng lượng nói trên, con hải sâm này đạt mức kỷ lục Việt Nam. ...
  • Phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn Đồng bằng sông Cửu Long: Góp phần giảm nhẹ thiên tai
    Phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn Đồng bằng sông Cửu Long: Góp phần giảm nhẹ thiên tai
    Với diện tích tự nhiên 39.734km2, từ lâu ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã hình thành và phát triển các hệ sinh thái tự nhiên rất độc đáo. Đó là hệ sinh thái rừng Tràm U Minh, hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển (HSTRNM), hệ sinh thái nông nghiệp. Tại đây, có nhiều khu bảo tồn thiên nhiên, vườn chim, sân chim tự nhiên... rất hấp dẫn cho du lịch sinh thái. Đặc biệt, hệ sinh thái rừng ngập mặn ở các tỉnh Cà Mau, Kiên Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre... có vai trò cực kỳ quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội, giữ cân bằng môi trường sinh thái toàn khu vực. Trước tác động của biến đổi khí hậu đã và đang diễn ra vấn đề quan tâm bảo vệ và phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn ở ĐBSCL vô cùng quan trọng. ...