Đa dạng sinh học & Bảo tồn biển

  • ĐẠI HỘI ĐẢNG CHI BỘ BẢO TỒN – MÔI TRƯỜNG – NUÔI BIỂN
    ĐẠI HỘI ĐẢNG CHI BỘ BẢO TỒN – MÔI TRƯỜNG – NUÔI BIỂN
    Sáng ngày 28/01/2015, Chi bộ Bảo Tồn - Môi Trường - Nuôi biển đã tiến hành tổ chức Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2015 - 2017. Đại hội Chi bộ được triển khai nhằm đánh giá việc thực hiện Nghị quyết nhiệm kỳ 2013 - 2015, đề ra phương hướng, nhiệm vụ Chi bộ nhiệm kỳ 2015 - 2017 và bầu ra Ban chấp hành chi ủy nhiệm kỳ mới. ...
  • Nguồn lợi động vật thân mềm hai mảnh vỏ (BIVALVIA) tại một số vùng rừng ngập mặn điển hình ven biển Việt Nam
    Nguồn lợi động vật thân mềm hai mảnh vỏ (BIVALVIA) tại một số vùng rừng ngập mặn điển hình ven biển Việt Nam
    Động vật thần mềm hai mảnh vỏ là một trong những nhóm loài có tính đa dạng thành phần loài cao trong hệ sinh thái rừng ngập mặn Việt Nam. Trong khu hệ động vật rừng ngập mặn ven biển Bắc Bộ, chúng chiếm khoảng 80 loài trong tổng số 389 loài động vật đáy (Phạm Đình Trọng, Phan Nguyên Hồng, 2004). Trong khu hệ động vật rừng ngập mặn Đồng Nai, chúng chiếm 9 loài trong tổng số 57 loài động vật đáy (Đỗ Văn Nhượng, 2001, 2002). Tuy nhiên, do tình hình khai thác quá mức, vấn đề ô nhiễm môi trường, chuyển đổi hình thức sản xuất nên nguồn lợi ĐVTM hai mảnh vỏ đang bị giảm sút, một số loài bị cạn kiệt hoặc không thấy xuất hiện trong khu hệ động vật rừng ngập mặn. Trong khi đó, số liệu về đa dạng thành phần loài, nguồn lợi ĐVTM hai mảnh vỏ trong hệ sinh thái rừng ngập mặn Việt Nam hiện nay lại chưa có sự thống nhất, chủ yếu được tập hợp từ nhiều nguồn tư liệu riêng lẻ. Chính vì thế, việc thực hiện những chương trình nghiên cứu tổng thể về đa dạng sinh học, hiện trạng nguồn lợi ĐVTM hai mảnh vỏ trong hệ sinh thái rừng ngập mặn là rất cần thiết trong thời điểm hiện tại. ...
  • Hoàn tất khảo sát Dự án kết hợp bảo vệ vùng ven biển và khôi phục đai rừng ngập mặn tỉnh Kiên Giang
    Hoàn tất khảo sát Dự án kết hợp bảo vệ vùng ven biển và khôi phục đai rừng ngập mặn tỉnh Kiên Giang
    Uỷ ban Quốc tế về biến đổi khí hậu đã xác định Việt Nam là nước sẽ bị ảnh hưởng nặng nề do tình trạng trái đất nóng dần lên, mực nước biển dâng cao, đặc biệt là khu vực ĐBSCL, trong đó Kiên Giang là tỉnh có 208 km bờ biển được xác định là dễ bị tác động nhất…Để đối phó với tình trạng này, Dự án “Phát triển bền vững các hệ sinh thái rừng đối phó với biến đổi khí hậu vùng biển, ven biển Tây Nam tỉnh Kiên Giang” đã được Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tham mưu cho UBND tỉnh Kiên Giang xây dựng và trình Bộ KH & ĐT để đưa vào danh mục xin nguồn tài trợ từ Chính phủ CHLB Đức thông qua Ngân hàng tái thiết Đức (KfW). Để thực hiện dự án này, từ ngày 4 – 9/10/2009, Đoàn chuyên gia xác định dự án của Đức do tiến sĩ Hartmut Bruhl – chuyên gia công trình ven biển làm Trưởng đoàn đã tiến hành khảo sát thực địa tại một số địa phương có tình trạng sạt lở đê biển. ...
  • Cần Giờ: Bảo vệ bãi nghêu giống tự nhiên
    Cần Giờ: Bảo vệ bãi nghêu giống tự nhiên
    Nhằm bảo vệ nguồn lợi nghêu giống mới xuất hiện lần đầu tại xã Long Hòa, huyện Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) và đảm bảo trật tự an ninh cho người dân tại địa phương, UBND TP.HCM đã chỉ đạo UBND huyện Cần Giờ tiến hành khoanh vùng quản lý, bảo vệ nghiêm ngặt và nghiêm cấm khai thác nguồn lợi nghêu giống tự nhiên.<br>Theo đó, UBND huyện Cần Giờ sẽ phải chỉ đạo UBND các xã, thị trấn phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể tuyên truyền vận động nhân dân tích cực hưởng ứng, nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; chỉ đạo và phối hợp với lực lượng bộ đội Biên phòng, Công an huyện tăng cường kiểm tra và xử lý nghiêm việc vi phạm khai thác nghêu tự nhiên; đảm bảo ổn định an ninh trật tự trên địa bàn. ...
  • Bảo vệ rạn san hô ở Bán đảo Sơn Trà -Đà Nẵng
    Bảo vệ rạn san hô ở Bán đảo Sơn Trà -Đà Nẵng
    UBND thành phố Đà Nẵng đã phê duyệt đề án bảo vệ rạn san hô khu vực Bán đảo Sơn Trà, đề án được triển khai từ năm 2009 đến 2015, nhằm bảo vệ rạn san hô và các hệ sinh thái biển ở nơi đây.<br>Đề án được triển khai thành hai giai đoạn, giai đoạn 1 từ năm 2009 đến 2012, giai đoạn 2 từ năm 2013 đến 2015. Giai đoạn 1 sẽ tiến hành thả phao bảo vệ quanh các khu vực như Hòn Sụp, Bãi Bụt, Bãi Nồm, Hục Lỡ - Vũng Đá và Đông Bãi Bắc; tổ chức tuyên truyền, phổ biến cho cộng đồng dân cư về công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản; thành lập các tổ, đội để tăng cường kiểm tra, giám sát; tổ chức các loại hình du lịch biển; tổ chức khai thác và sử dụng nguồn lợi dựa vào cộng đồng. ...
  • Đã quá muộn để cứu các đại dương?
    Đã quá muộn để cứu các đại dương?
    Theo một nghiên cứu mới đây, con người đang không ngừng hủy hoại các đại dương bằng nhiều hoạt động khác nhau và ở những mức độ nguy hiểm khác nhau. <br>Cụ thể, các hoạt động thải khí cacbon của con người "đang tác động đến quá trình sinh học ở dưới nước, từ gene đến các hệ sinh thái, từ bãi đá đến các lòng chảo của đại dương, tác động tới các dịch vụ và hệ sinh thái của con người, đe dọa an ninh lương thực", nghiên cứu của Giáo sư Mike Kingsford - thuộc Trung tâm nghiên cứu san hô ARC và Trường ĐH James Cook - cùng đồng nghiệp Andrew Brierley của Trường ĐH St Andrews, Scotland cảnh báo. ...
  • Phát hiện rừng san hô đen lớn nhất thế giới
    Phát hiện rừng san hô đen lớn nhất thế giới
    Các nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu và bảo vệ môi trường Italy (ISPRA) đã tìm thấy một khu rừng san hô đen được cho là lớn nhất thế giới ở ngoài khơi vùng Calabria, miền Nam nước này<br>Hơn 30.000 cụm san hô thuộc họ Antipathella subpinnata đã được ISPRA phát hiện ở độ sâu từ 50 đến 100 mét ở ngoài khơi cảng biển Scilla, vùng Calabria. Đây là khu rừng san hô đen lớn chưa từng thấy từ trước đến nay trên thế giới.<br>Bằng cách sử dụng các robot tìm kiếm, ISPRA cũng tìm thấy 5 cụm san hô đen quý hiếm khác thuộc họ Antipathes dichotoma, trong đó mới chỉ có 5 loài thuộc họ này được thu thập nghiên cứu trên thế giới. ...
  • Khu bảo tồn biển Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau bị xâm hại
    Khu bảo tồn biển Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau bị xâm hại
    Hiện nay, Khu bảo tồn biển Vườn Quốc gia mũi Cà Mau, tỉnh Cà Mau đang bị xâm hại nghiêm trọng và diễn biến phức tạp, nhưng lực lượng quản lý, bảo vệ rừng chưa có biện pháp ngăn chặn.<br>Lợi dụng ngư trường rộng lớn, lực lượng quản lý bảo vệ ít, các đối tượng xâm hại khai thác cá, tôm cả ngày lẫn đêm với nhiều loại phương tiện, làm suy kiệt nguồn lợi thủy sản, gây tổn hại môi trường ven biển. Ngoài việc lén lút khai thác nguồn lợi thủy sản tại đây bằng những hình thức mang tính hủy diệt như: lưới ba mành, lưới xung điện, đẩy te... các đối tượng còn uy hiếp, chống đối và hành hung gây thương tích lực lượng tuần tra, kiểm soát. ...
  • Tài nguyên hệ sinh thái biển Việt Nam
    Tài nguyên hệ sinh thái biển Việt Nam
    Các hệ sinh thái biển và ven biển có giá trị dịch vụ cực kỳ quan trọng như điều hoà khí hậu, dinh dưỡng trong vùng biển thông qua các chu trình sinh địa hoá; đồng thời còn là nơi cư trú, sinh đẻ và ương nuôi ấu trùng của nhiều loài thuỷ sinh vật không chỉ vùng bờ, mà còn từ ngoài khơi vào theo mùa trong đó có nhiều loài đặc hải sản.<br>PGS.TS Nguyễn Chu Hồi, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam cho biết: "Ước tính mỗi năm khoản lợi nhuận thu được từ các hệ sinh thái biển và ven biển của Việt Nam từ 60-80 triệu USD, tức là khoảng 56-100 USD/năm/gia đình cư dân sống ở các huyện ven biển”. ...
  • Hệ sinh thái biển mang nhiều giá trị lớn
    Hệ sinh thái biển mang nhiều giá trị lớn
    Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Chu Hồi, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam vừa cho biết, ước tính mỗi năm khoản lợi nhuận thu được từ các hệ sinh thái biển và ven biển của Việt Nam từ 60-80 triệu USD. Đến nay, trong vùng biển Việt Nam đã phát hiện được chừng 11.000 loài sinh vật cư trú trong hơn 20 kiểu hệ sinh thái điển hình.<br>Các hệ sinh thái biển và ven biển có giá trị dịch vụ cực kỳ quan trọng như điều hòa khí hậu, dinh dưỡng trong vùng biển thông qua các chu trình sinh địa hóa; đồng thời còn là nơi cư trú, sinh đẻ và ương nuôi ấu trùng của nhiều loài thủy sinh vật không chỉ vùng bờ, mà còn từ ngoài khơi vào theo mùa trong đó có nhiều loài đặc hải sản. ...
  • Săn sá sùng ở Bái Tử Long
    Săn sá sùng ở Bái Tử Long
    Bái Tử Long - Quảng Ninh hoang sơ và quyến rũ. Đây là điểm đến của những người thích du lịch khám phá. Vân Đồn - hòn đảo nhỏ nằm trong vịnh Bái Tử Long. Cách đây hàng chục năm những người đàn bà trên hòn đảo này đã hành nghề "săn giun biển". Loài này còn được gọi với cái tên quen thuộc khác là sá sùng. Đây là một loài khá hiếm và chỉ có ở một số ít bãi biển của Việt Nam. ...
  • Phú Yên: Tận diệt… san hô?
    Phú Yên: Tận diệt… san hô?
    Hiện nhiều hộ dân ở thôn Lệ Uyên, xã Xuân Phương (huyện Sông Cầu, tỉnh Phú Yên) đổ xô khai thác san hô cảnh. Việc làm tự phát này sẽ khiến cho hệ sinh thái và môi trường biển ở đây suy giảm nghiêm trọng…<br>Những ngày này, dọc tuyến quốc lộ 1A đoạn qua xã Xuân Phương (huyện Sông Cầu) trở nên nhộn nhịp khác thường. Nguyên nhân là do gần đây, trên đoạn đường này xuất hiện gần chục hộ chuyên kinh doanh san hô cảnh. <br>Tại cơ sở chuyên thu mua san hô cảnh tên Phong, anh Cao Nguyên Hưng, trú ở phường 4 (TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên) vừa xem san hô cảnh vừa cho biết: “Nhà mới xây xong hòn non bộ nên tôi muốn tìm vài san hô cảnh về trang trí. Nghe tụi bạn giới thiệu tôi ra đây và thực sự choáng ngợp vì quả thật san hô ở đây đẹp hơn những nơi khác”. ...
  • Khôi phục rừng ngập mặn tại vịnh Nha Trang, Khánh Hòa: Cần sự tham gia của cộng đồng
    Khôi phục rừng ngập mặn tại vịnh Nha Trang, Khánh Hòa: Cần sự tham gia của cộng đồng
    Hiện nay, toàn bộ diện tích rừng ngập mặn tại khu vực vịnh Nha Trang gần như bị xoá sổ. Điều này tác động không nhỏ đến sự phát triển của hệ sinh thái biển trong vịnh. Tuy các cơ quan chức năng địa phương đang cố gắng khôi phục rừng ngập mặn tại các khu vực Đầm Bấy, Đầm Già, Sông Lô…, nhưng việc này đòi hỏi sự tham gia, hưởng ứng tích cực của cộng đồng.<br>Những năm 80 của thế kỷ trước, vịnh Nha Trang có khoảng 500 ha rừng ngập mặn, bao bọc xung quanh các đảo, đầm; nhưng tác động của môi trường như: ô nhiễm nguồn nước biển từ các hoạt động du lịch, nuôi trồng - đánh bắt thuỷ sản; xây dựng các khu du lịch, bãi tắm và sự tàn phá của người dân (chặt phá làm củi; đìa, lồng nuôi tôm…) đã làm diện tích rừng ngập mặn dần bị thu hẹp và gần như mất trắng. ...
  • Luật Đa dạng sinh học - Luật dành cho thiên nhiên bắt đầu có hiệu lực
    Luật Đa dạng sinh học - Luật dành cho thiên nhiên bắt đầu có hiệu lực
    TN&MT) Sáng 1/7, tại Công viên Bách Thảo (Hà Nội), nhân ngày Luật Đa dạng sinh học (ĐDSH) có hiệu lực (1-7-2009), Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Dự án thực hiện khung quốc gia về an toàn sinh học, Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản tổ chức Lễ Mít tinh với tinh thần “đưa luật” vào cuộc sống thông qua các hoạt động phong phú, sinh động.<br>Tiến sỹ Bùi Cách Tuyến, Phó Tổng cục trưởng Phụ trách Tổng cục Môi trường trình bày cô đọng về nội dung Luật ĐDSH. Kể từ nay, lần đầu tiên việc quản lý, bảo tồn và phát triển ĐDSH của Việt Nam được qui về một mối, như một thể thống nhất và là sự hoàn thiện nội dung quan trọng thứ 3 trong công tác bảo vệ môi trường (phòng ngừa kiểm soát ô nhiễm; cải thiện và nâng cao chất lượng môi trường; bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học). ...
  • Nỗ lực bảo vệ môi trường biển Vịnh Nha Trang
    Nỗ lực bảo vệ môi trường biển Vịnh Nha Trang
    Mỗi ngày danh thắng vịnh Nha Trang phải hứng chịu khoảng 10 tấn rác thải cộng với hàng ngàn m3 nước thải. Thành phố Nha Trang tỉnh Khánh Hoà đã có nhiều cố gắng bảo vệ môi trường sinh thái vịnh<br>Dân số thành phố Nha Trang dao động trong khoảng 370.000 người, cộng thêm khoảng 5.000 cư dân sinh sống trên các đảo; ngoài ra mỗi năm, vịnh Nha Trang đón khoảng 1,2 triệu lượt khách du lịch. Dân số và du lịch phát triển, kéo theo lượng rác khổng lồ tấn công vịnh Nha Trang ...