1. Mở Đầu

Động vật thần mềm hai mảnh vỏ là một trong những nhóm loài có tính đa dạng thành phần loài cao trong hệ sinh thái rừng ngập mặn Việt Nam. Trong khu hệ động vật rừng ngập mặn ven biển Bắc Bộ, chúng chiếm khoảng 80 loài trong tổng số 389 loài động vật đáy (Phạm Đình Trọng, Phan Nguyên Hồng, 2004). Trong khu hệ động vật rừng ngập mặn Đồng Nai, chúng chiếm 9 loài trong tổng số 57 loài động vật đáy (Đỗ Văn Nhượng, 2001, 2002). Tuy nhiên, do tình hình khai thác quá mức, vấn đề ô nhiễm môi trường, chuyển đổi hình thức sản xuất nên nguồn lợi ĐVTM hai mảnh vỏ đang bị giảm sút, một số loài bị cạn kiệt hoặc không thấy xuất hiện trong khu hệ động vật rừng ngập mặn. Trong khi đó, số liệu về đa dạng thành phần loài, nguồn lợi ĐVTM hai mảnh vỏ trong hệ sinh thái rừng ngập mặn Việt Nam hiện nay lại chưa có sự thống nhất, chủ yếu được tập hợp từ nhiều nguồn tư liệu riêng lẻ. Chính vì thế, việc thực hiện những chương trình nghiên cứu tổng thể về đa dạng sinh học, hiện trạng nguồn lợi ĐVTM hai mảnh vỏ trong hệ sinh thái rừng ngập mặn là rất cần thiết trong thời điểm hiện tại.

Bản báo cáo này sẽ trình bày kết quả nghiên cứu bước đầu về cấu trúc thành phần loài, nguồn lợi, tình hình nuôi trồng và khai thác ĐVTM hai mảnh vỏ tại 4 vùng rừng ngập mặn: Đồng Rui - Quảng Ninh (đại diện khu vực phía Bắc), Hưng Hòa - Nghệ An (đại diện khu vực miền Trung), Long Sơn – Vũng Tàu (đại diện khu vực Đông Nam Bộ) và vườn Quốc gia Cà Mau (đại diện khu vực Tây Nam Bộ). Đây là cơ sở khoa học bước đầu cho việc đề xuất hướng nghiên cứu sâu hơn và các giải pháp sử dụng bền vững nguồn lợi ĐVTM hai mảnh vỏ trong hệ sinh thái rừng ngập mặn Việt Nam

2. Địa điểm và phương pháp nghiên cứu

2.1. Địa điểm nghiên cứu

Địa điểm lựa chọn nghiên cứu là 4 vùng rừng ngập mặn điển hình cho mỗi khu vực địa lý dọc theo vùng ven biển Việt Nam:

(1) Khu vực phía Bắc: Vùng rừng ngập mặn Đồng Rui (huyện Tiên Yên, Quảng Ninh);

(2) Khu vực miền Trung: Vùng rừng ngập mặn Hưng Hòa (gần cửa sông Cả, Nghệ An);

(3) Khu vực Đông Nam Bộ: Vùng rừng ngập mặn Long Sơn (Vũng Tàu);

(4) Khu vực Tây Nam Bộ: Vùng rừng ngập mặn tại Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau.

2.2. Tài liệu và phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Tài liệu sử dụng

+ Tài liệu “Cẩm nang hướng dẫn điều tra giám sát đa dạng sinh học” của WWF, 2003 và tài liệu của UNEP (1993): Hướng dẫn phương pháp điều tra, thu mẫu đa dạng sinh học của nhóm động vật: nhuyễn thể (lớp 1 mảnh vỏ, lớp 2 mảnh vỏ) trong hệ sinh thái RNM.

+ Tài liệu “Bivalves of Australia vol 1-2” của Kevin Lamprell & Thora Whitehead (1992), “Mollusk of Japan” của Takashi Okutani (2000), “Classification of Bivalves” and “Mollusk of Vietnam” của Jorgen Hylleberg được sử dụng để tham khảo trong quá trình phân loại thành phần loài động vật thân mềm hai mảnh vỏ trong hệ sinh thái rừng ngập mặn.

2.2.2. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thu mẫu ngoài thực địa:

Thu mẫu theo phương pháp khung định lượng trên các mặt cắt, tại mỗi mặt cắt (dài 200 m) đặt từ 8-10 khung định lượng (1 m2), thu thập toàn bộ mẫu vật trong khung định lượng, định loại các loài thuỷ sản kinh tế và cân đo các các chỉ tiêu sinh khối. Đối với mẫu đính lượng, tiến hành thu nhặt hết tất cả sinh vât để tính sinh vật lượng. Đối với mẫu định tính, trong trường hợp mẫu cùng loài quá nhiều, có thể chỉ thu một ít nhưng phải ghi chép lại thành phần loài chiếm ưu thế tại trạm thu mẫu đó.

- Phương pháp cố định và bảo quản mẫu:

Sau khi thu mẫu, mẫu sẽ được rửa sạch trước khi cố định. Mẫu được bảo quản bằng dung dịch cồn 70% để vỏ mẫu không bị vôi hóa. Mẫu được cho riêng vào từng lọ có kích thước phù hợp, xếp gọn trong các thùng tôn lớn để tránh tình trạng mẫu bị va đập, biến dạng.

- Phương pháp điều tra, đánh giá hiện trạng khai thác:

+ Điều tra ngoài thực địa và thông qua các báo cáo của các Sở Thủy sản địa phương, xác định các loại ngư cụ/phương tiện khai thác trong vùng RNM, tính toán sản lượng khai thác từ các loại ngề theo tháng, theo năm.

+ Tiến hành phỏng vấn trực tiếp các chủ phương tiện, ngư dân, các thương nhân buôn bán thủy sản các thông tin về: loại nghề, sản lượng, địa điểm khai thác, mùa vụ, thị trường tiêu thụ, sự phân bố nguồn lợi thủy sản…thông qua các bảng câu hỏi phỏng vấn chuẩn được in sẵn theo mẫu biểu phỏng vấn khai thác thủy sản.

3. Kết quả nghiên cứu

3.1. Thành phần loài động vật thân mềm hai mảnh vỏ

Kết quả bước đầu đã phân tích được 66 loài động vật thân mềm hai mảnh vỏ (thuộc 21 họ) trong 4 vùng rừng ngập mặn địa diện, trong đó Vườn Quốc gia Cà Mau có mức đa dạng thành phân loài cao nhất (48 loài thuộc 18 họ), tiếp đến là Long Sơn (37 loài thuộc 16 họ), Đồng Rui (30 loài thuộc 17 họ) và Hưng Hòa (21 loài thuộc 12 họ) (Bảng 1).

Các họ có mức đa dạng loài cao như: Veneridae (10 loài), Arcidae (8 loài), Tellinidae (7 loài), Solenidae (6 loài), Mytilidae (6 loài), Ostreidae (5 loài). Một số loài có tỷ lệ bắt gặp cao như dòm nâu (Modiolus philippinarum Hanley, 1843), hầu cửa sông (Crassostrea rivularis), vạng (Geloina coaxans), ngán (Austriella corrugata), ngao (Meretrix meretrix), điệp tròn (Placuna placenta).

Bảng 1. Thành phần loài động vật thân mềm hai mảnh vỏ trong 4 vùng rừng ngập mặn Đồng Rui (Quảng Ninh), Hưng Hòa (Nghệ An), Long Sơn (Vũng Tàu), Vườn Quốc gia Cà Mau (Cà Mau)

TT

Tên khoa học

Tên Việt Nam

Phân bố

Đồng Rui

Hưng Hòa

Long  Sơn

Cà Mau

 

Arcidae

Họ sò

 

 

 

 

Anadara antiquata Linnaeus, 1758

Sò lông

 

+

+

+

Anadara subcrenata (Lienschke, 1869)

Sò lông

+

+

+

+

Anadara granosa (Linnaaus, 1758)

Sò huyết

+

 

+

+

Anadara globosa (Reeve, 1844)

Sò hình cầu

 

 

 

+

Anadara nodifera (Martens, 1860)

Sò nodi

 

 

 

+

Anadara cornea (Reeve, 1844)

Sò lông

 

 

+

 

Anadara sp.1

 

 

 

 

+

Anadara sp.2

 

 

 

 

+

 

Mytilidae

Họ vẹm

 

 

 

 

Brachyodontes emarginatus (Reeve, 1858)

Quéo

 

 

+

+

10 

Brachyodontes senhousei (Benson, 1842)

Quéo

 

 

+

+

11 

Mytilus smaragdinus Chemnizt, 1785

Vẹm vỏ xanh

 

+

+

+

12 

Modiolus vaginus (Lamarck, 1819)

 

 

 

 

+

13 

Xenostrobus atrata (Lischke, 1871)

 

+

 

 

 

14 

Perna viridis (Linnaeus, 1758)

Vẹm xanh

 

+

+

+

 

Pholadidae

 

 

 

 

 

15 

Barnea candida (Linnaeus, 1758)

 

 

 

+

 

 

Placunidae

Họ điệp

 

 

 

 

16 

Placuna placenta (Linnaeus, 1758)

Điệp tròn/điệp giấy

+

 

+

+

 

Anomiidae

Họ điệp cánh

 

 

 

 

17 

Anomia cytaeum Gray, 1850

Điệp

 

 

+

 

18 

Enignomia aenigmatica (Holten, 1803)

Điệp lá

+

+

+

+

 

Ostreidae

Họ hàu

 

 

 

 

19 

Saccostrea glomerata (Gould, 1850)

Hàu tròn

+

 

+

+

20 

Saccostrea cucullata (Born, 1778)

Hàu lá

+

+

+

+

21 

Saccostrea pestigris (Hanley, 1846)

Hàu

+

 

 

 

22 

Crassostrea rivularis (Gould, 1864)

Hàu cửa sông

+

+

+

+

23 

Crassostrea sp.

 

 

+

+

 

 

Veneridae

Họ ngao

 

 

 

 

24 

Dosinia laminata (Reeve, 1850)

Ngó

+

 

 

 

25 

Dosinia japonica Reeve, 1856

Ngó

+

+

 

 

26 

Dosinia nobilis Deshayes, 1853

 

 

 

+

+

27 

Cyclina sinensis (Gmelin, 1791)

Ngó đỏ

+

 

 

+

28 

Meretrix meretrix (Linnaeus, 1758)

Ngao dầu

+

+

+

+

29 

Meretrix lusoria (Roding, 1798)

Ngao dầu sọc đỉnh

+

+

+

+

30 

Meretrix lyrata (Sowerby, 1851)

Nghêu bến tre

 

 

 

+

31 

Gomphina aequilatera (Sowerby, 1825)

 

 

 

 

+

32 

Paphia lirata (Philippi, 1847)

 

+

 

+

 

33 

Placamen calophylla (Philippi, 1836)

 

+

 

 

 

 

Mactridae

Họ ngao vuông

 

 

 

 

34 

Mactra (Mactra)luzonica Reeve, 1854

Ngao

 

 

+

 

35 

Mactra quadrangularis (Reeve, 1854)

Ngao bốn cạnh (vọp)

+

 

+

+

 

Psammobiidae

Họ ngao vỏ tím

 

 

 

 

36 

Sanguinolaria diphos (Linnaeus, 1771)

Phi

+

+

+

+

37 

Sanguinolaria planculata (Gmelin, 1791)

Phi

 

 

+

 

38 

Psammotaea togata (Deshayes, 1855)

 

+

 

+

 

 

Semelidae

 

 

 

 

 

39 

Semele crenulata (Sowerby, 1966)

 

 

 

 

+

 

Glaucomyidae

Họ don

 

 

 

 

40 

Glaucomya chinensis Gray, 1901

Don

+

+

+

+

41 

Glaucomia sp.

Don

 

 

 

+

 

Tellinidae

Họ den

 

 

 

 

42 

Tellina diaphana Deshayes, 1855

Den

 

 

 

+

43 

Tellina jedoensis Lischke, 1872

Den

 

 

 

+

44 

Tellina rugosa Born, 1780

 

 

 

 

+

45 

Tellides timorensis (Lamarck, 1818)

Den

+

 

 

 

46 

Nitidotellina minuta (Lischke, 1877)

 

 

 

 

+

47 

Macroma incongrua (Martens, 1865)

 

 

 

 

+

48 

Merisca capsoides (Lamarck, 1818)

 

+

 

 

 

 

Solecurtidae

Họ trùng trục

 

 

 

 

49 

Azorinus abbreviatus (Gould, 1861)

 

 

+

 

+

50 

Sinonovacula constricta (Lamarck, 1818)

Trùng trục

+

+

+

+

51 

Azorinus sp.

 

 

+

+

 

 

Solenidae

Họ móng tay

 

 

 

 

52 

Solen gouldi (Conrad, 1867)

Móng tay

+

 

+

+

53 

Solen scalprum King & Broderip, 1832

 

 

 

+

+

54 

Solen arcuatus Tchang & Hwang, 1964

 

 

 

 

+

55 

Solen grandis (Dunker, 1861)

Móng tay lớn

+

+

+

+

56 

Pharella javanica (Lamarck, 1818)

Móng tay

 

 

 

+

57 

Phareonella acutidens (Broderip & Sowerby in Conrad, 1867)

Móng tay

 

+

+

+

 

Aloididae

Họ dắt

 

 

 

 

58 

Aloidis laevis (Hinds, 1843)

Dắt

+

+

+

+

 

Corbiculidae

Họ hến

 

 

 

 

59 

Geloina coaxans (Gmelin, 1791) 

Vạng

+

+

+

+

 

Lucinidae

Họ ngán

 

 

 

 

60 

Austriella corrugata (Deshayes, 1843)

Ngán

+

 

+

 

 

Trapeziidae

Họ don

 

 

 

 

61 

Trapezium sublaevigatum (Lamarck, 1819)

Don dầu

+

+

+

+

62 

Trapezium (Trapezium) oblongum (Linnaeus, 1758)

Don

 

 

+

+

 

Pteridae

Họ trai ngọc

 

 

 

 

63 

Pinctada margaritifera (Linnaeus, 1758)

Trai

 

 

 

+

 

Isognomonidae

 

 

 

 

 

64 

Isognomon ephippium (Linnaeus, 1758)

 

+

 

 

 

 

Teredinidae

Họ hà đục gỗ

 

 

 

 

65 

Teredo manni (Wright, 1866)

 

 

 

 

+

66 

Bankia sauli (Wright, 1866)

 

 

 

 

+

 

Tổng loài

30

21

37

48

3.2. Phân bố

Qua khảo sát thu mẫu thực địa nhận thấy, ĐVTM hai mảnh vỏ tại 4 vùng rừng ngập mặn Vườn Quốc gia Cà Mau, Long Sơn, Hưng Hòa, Đồng Rui có 3 dạng phân bố chính là (1) sống bám trên lá, thân cây; (2) sống đục trong thân cây; (3) Sống ngay trên bề mặt và vùi dưới đáy.

- Sống bám trên lá, thân cây: bắt gặp được 5 loài là điệp Anomia cytaeum, điệp lá Enignomia aenigmatica, hàu tròn Saccostrea glomerata, hàu lá Saccostrea cucullata, hàu Saccostrea pestigris.

- Sống đục trong thân cây: phân tích được 2 loài là Teredo manni và Bankia sauli, bắt gặp ở khu vực rừng ngập mặn Vườn Quốc gia Cà Mau.

- Sống trên bề mặt và dưới đáy: chiếm tỉ lệ cao nhất (89%), trong đó một số loài sống trên bề mặt đáy, còn lại là chủ yếu sống vùi dưới đáy (61 loài).

3.3. Tình hình nuôi trồng và khai thác

Qua điều tra, thu thập số liệu từ UBND các xã địa phương, một số đối tượng ĐVTM hai mảnh vỏ thường được nuôi ở khu vực rừng ngập mặn là hầu cửa sông (Crassostrea rivularis), nghêu Bến Tre (Meretrix lyrata). Chúng thường được nuôi ở các bãi bồi và lạch sông ven rừng ngập mặn. Trong khi đó, những đối tượng ĐVTM hai mảnh vỏ được khai thác ngoài tự nhiên chủ yếu là những loài có giá trị kinh tế cao như ngán (Austriella corrugata), trùng trục (Phereonella acutidens), vạng (Geloina coaxans). Số liệu về sản lượng nuôi trồng và khai thác được thể hiện trong bảng 2.

Bảng 2. Tình hình nuôi trồng và khai thác tại 4 vùng RNM: Vườn Quốc gia Cà Mau, Long Sơn, Hưng Hòa, Đồng Rui

RNM

Diện tích RNM (ha)

Đối tượng nuôi chính

Quy mô nuôi

Sản lượng nuôi/năm (tấn)

Đối tượng khai thác chính

Sản lượng khai thác/tháng

Vườn QG Cà Mau

41.862

Nghêu sò
Meretrix lyrata

2.400 ha

48,6

Giống nghêu tự nhiên (Meretrix lyrata)

0,7 triệu con giống kích thước 0,5 – 2mm

Hầu cửa sông Crassostrea rivularis

10 lồng bè
(Kích thước 80m x 30m)

116

-

-

Long Sơn

1.500

Hầu cửa sông Crassostrea rivularis

7 lồng bè
(Kích thước 60m x 25m)

72,8

Trùng trục (Phereonella acutidens)

1,6 tấn/tháng

Nuôi Ngao sò

-

-

Điệp tròn (Placuna placenta)

3,1 tấn/tháng

Hưng Hòa

55,83

-

-

-

Don (Glaucomya chinensis)  

-

Đồng Rui

2.753,75

Hầu cửa sông Crassostrea rivularis

5 lồng bè
(Kích thước 60m x 20m)

54,6

Ngán (Austriella corrugata)

1,15 tấn/tháng

Nuôi ngao

-

-

Vạng (Geloina coaxans)

2,8 tấn/tháng

4.4. Nhận xét tiềm năng nuôi trồng và khai thác một số loài có giá trị kinh tế

Hầu cửa sông (Crassostrea rivularis) là một trong những đối tượng nuôi kinh tế phổ biến ở khu vực cửa lạch của cả 3 vùng rừng ngập mặn Cà Mau, Long Sơn và Đồng Rui. Chúng mang lại giá trị kinh tế cao cho các hộ ngư dân nuôi. Với nguồn vốn đầu tư ban đầu 50 triệu đồng tiền vật liệu, hàng năm họ có thể thu lãi suất 70-100 triệu/năm. Đây là một trong những đối tượng nuôi cần được đầu tư và nhân rộng. Tuy nhiên, hiên nay do vấn đề ô nhiễm môi trường do chất thải nhà máy, xí nghiệp và chất thải sinh hoạt đang có ảnh hưởng xấu đến các lồng bè nuôi này. Chính vì thế, cần có những chính sách quản lý chất thải kịp thời nhằm phát triển hình thức nuôi này bền vững hơn trong tương lai

Hình 1. Một số khu vực nuôi hầu ở vùng rừng ngập mặn Long Sơn – Vũng Tàu

Ngoài ra, qua khảo sát thực địa, kết quả đã nhận thấy mỗi vùng rừng ngập mặn có những đối tuợng ĐVTM hai mảnh vỏ kinh tế riêng. Với khu hệ động vật rừng ngập mặn Đồng Rui, ngán (Austriella corrugata) và vạng (Geloina coaxans) là những đối tượng ĐVTM hai mảnh vỏ đang được khai thác ngoài tự nhiên với sản lượng lớn, mang lại giá trị kinh tế cao. Người dân có thể thu nhập được từ 350.000 - 400.000đồng/ngày/người từ khai thác Ngán và Vạng vào những ngày triều kiệt. Trong khi đó, với khu hệ rừng ngập mặn Long Sơn, trùng trục (Phereonella acutidens), điệp tròn (Placuna placenta) lại là đối tượng ĐVTM hai mảnh vỏ đang được khai thác nhiều. Chính vì thế, việc lập chính sách quản lý nguồn lợi phù hợp cho riêng từng vùng rừng ngập mặn là rất cần thiết.

4. Kết luận

- Bước đầu đã phân tích được 66 loài động vật thân mềm hai mảnh vỏ (thuộc 21 họ) trong 4 vùng rừng ngập mặn điển hình (Vườn Quốc gia Cà Mau, Long Sơn, Hưng Hòa, Nghệ An). Các họ có mức đa dạng loài cao như: Veneridae (10 loài), Arcidae (8 loài), Tellinidae (7 loài), Solenidae (6 loài), Mytilidae (6 loài), Ostreidae (5 loài).

- Bước đầu xác định được 3 dạng phân bố chính: Sống bám trên lá, thân cây (bắt gặp 5 loài); sống đục trong thân cây (bắt gặp 2 loài); sống trên bề mặt và dưới đáy (bắt gặp 61 loài).

- Một số đối tượng ĐVTM hai mảnh vỏ có tiềm năng nuôi trồng và khai thác trong vùng rừng ngập mặn là hầu cửa sông (Crassostrea rivularis), ngán (Austriella corrugata), vạng (Geloina coaxans)….

Tài iệu tham khảo chính

1. Phan Nguyên Hồng, 1999. Rừng ngập mặn Việt Nam, Luận án tiến sĩ sinh học, Đại học Tổng hợp Hà Nội.

2. Hoàng Ngọc Khắc, Đỗ Văn Nhượng, 2004. Một số kết quả nghiên cứu về động vật đáy sống bám và tác hại của chúng đối với cây rừng ngập mặn. Hệ sinh thái rừng ngập mặn vùng ven biển đồng bằng sông Hồng. NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Tr.233 – 237.

3. Đỗ Văn Nhượng, Hoàng Ngọc Khác, 2003. Data on Benthos in the mangrove area of the Red River mouth. In proceedings of scientific workshop, Hanoi 24 December 2002.

4. Phạm Đình Trọng, Phan Nguyên Hồng, 2004. Mối quan hệ giữa động vật đáy và rừng ngập mặn ở các tỉnh ven biển Bắc Bộ. Hệ sinh thái rừng ngập mặn vùng ven biển đồng bằng sông Hồng. NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Tr. 225 – 232.

Phụ lục: Một số loài ĐVTM hai mảnh vỏ phân bố trong vùng rừng ngập mặn (Trang bìa 4)

Nguyễn Quang Hùng
Hoàng Đình Chiều
Phòng nghiên cứu Bảo tồn biển - Viện Nghiên cứu Hải sản