Đa dạng sinh học & Bảo tồn biển

  • Hội nghị nghiệm thu cấp cơ sở nhiệm vụ “Bảo tồn, lưu giữ nguồn gen và giống hải sản có giá trị kinh tế, quý hiếm, đang bị suy giảm nguồn lợi ở biển Việt Nam”
    Hội nghị nghiệm thu cấp cơ sở nhiệm vụ “Bảo tồn, lưu giữ nguồn gen và giống hải sản có giá trị kinh tế, quý hiếm, đang bị suy giảm nguồn lợi ở biển Việt Nam”
    Sáng ngày 11/12/2021, Viện nghiên cứu Hải sản tổ chức Hội nghị KHCN nghiệm thu cấp cơ sở kết quả thực hiện nhiệm vụ Quỹ gen năm 2021: “Bảo tồn, lưu giữ nguồn gen và giống hải sản có giá trị kinh tế, quý hiếm, đang bị suy giảm nguồn lợi ở biển Việt Nam”. Chủ nhiệm nhiệm vụ: ThS. Đặng Minh Dũng. ...
  • Khảo sát đa dạng sinh học biển và phục hồi san hô tại một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa, Việt Nam
    Khảo sát đa dạng sinh học biển và phục hồi san hô tại một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa, Việt Nam
    Trong khuôn khổ hợp tác giữa Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga, Viện Nghiên cứu Hải sản, viện Hải Dương học Nha Trang, Trung tâm Quan trắc – Phân tích môi trường biển và tập thể thủy thủ đoàn tàu hải quân HQ630 đã thực hiện thành công chuyến khảo sát tại 06 đảo của quần đảo Trường Sa bao gồm: đảo Song Tử Tây, đảo Đá Nam, đảo Đá Lớn, đảo Nam Yết, đảo Tốc Tan và đảo Thuyền Chài từ tháng 3 năm 2021 đến đầu tháng 5 năm 2021. Đây là chuyến nghiên cứu, khảo sát thứ 03 thuộc đề tài "Nghiên cứu các hệ sinh thái biển khu vực quần đảo Trường Sa làm cơ sở đề xuất các giải pháp bảo tồn và sử dụng bền vững" ...
  • Kiểm tra mô hình nuôi cá hồng mỹ thương phẩm bằng thức ăn công nghiệp trong ao đất tại Bến Tre
    Kiểm tra mô hình nuôi cá hồng mỹ thương phẩm bằng thức ăn công nghiệp trong ao đất tại Bến Tre
    Ngày 30/10/2021 tại ấp Thạnh Hoà, xã Thạnh Phong, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre, Đoàn Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bến Tre do TS. Lâm Văn Tân, Giám đốc Sở làm Trưởng đoàn đã kiểm tra tình hình thực hiện mô hình nuôi của đề tài: “Nghiên cứu thử nghiệm nuôi cá Hồng Mỹ thương phẩm bằng thức ăn công nghiệp tại tỉnh Bến Tre” do Phân Viện Nghiên cứu Hải sản phía Nam chủ trì. Về phía Phân Viện có TS. Nguyễn Xuân Thi – Phân Viện trưởng, ThS. Nguyễn Thị Phương Thảo - Chủ nhiệm và các thành viên thực đề tài. Ngoài ra còn có đại diện phòng Nông nghiệp (huyện Thanh Phú), đại diện Uỷ ban nhân dân xã Thạnh Phong tham dự cùng buổi kiểm tra. ...
  • Khảo sát thiết lập cơ sở khoa học cho việc đề xuất, mở mới các khu bảo tồn biển tiềm năng đến năm 2030
    Khảo sát thiết lập cơ sở khoa học cho việc đề xuất, mở mới các khu bảo tồn biển tiềm năng đến năm 2030
    Trong chương trình nghiên cứu của Dự án“Lập quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050” do TS. Nguyễn Khắc Bát làm chủ nhiệm, Phòng Nghiên cứu Bảo tồn biển, Viện nghiên cứu Hải sản đã tổ chức thực hiện nội dung “Điều tra khảo sát xác định vị trí địa lý, ranh giới, diện tích, bản đồ và đối tượng bảo tồn tại khu vực có tiềm năng thành lập khu bảo tồn biển” nhằm đánh giá hiện trạng, đặc điểm phân bố các hệ sinh thái điển hình, nguồn lợi một số nhóm đối tượng mục tiêu bảo tồn trong các hệ sinh thái làm cơ sở khoa học xác lập các tiêu chí cần thiết phục vụ đề xuất khu bảo tồn biển tiềm năng. ...
  • Thiết lập vùng đặc thù sinh học hoặc sinh thái (EBSA) – một cách tiếp cận mới trong bảo tồn biển Việt Nam
    Thiết lập vùng đặc thù sinh học hoặc sinh thái (EBSA) – một cách tiếp cận mới trong bảo tồn biển Việt Nam
    Việt nam được đánh giá là một trong 10 trung tâm đa dạng sinh học biển và là một trong 20 vùng biển có nguồn lợi hải sản phong phú trên thế giới. Vùng biển Việt Nam đã phát hiện được khoảng 12.000 loài sinh vật cư trú trong hơn 20 kiểu hệ sinh thái điển hình. Tuy nhiên, những năm gần đây, các hệ sinh thái và đa dạng sinh học đang bị ảnh hưởng theo chiều hướng xấu bởi sự biến đổi khí hậu toàn cầu và các hoạt động của con người như các hoạt động khai thác cạn kiệt, du lịch sinh thái không có quy hoạch, nuôi trồng thuỷ sản tự phát, dịch vụ hậu cần nghề cá không theo quy chuẩn. Hiện nay, các khu bảo tồn biển (MPA) đang là một giải pháp tiếp cận bảo tồn chính ở Việt Nam để bảo vệ hệ sinh thái và tài nguyên thiên nhiên. Cách tiếp cận bảo vệ đa dạng sinh học này dựa nhiều vào khoanh vùng địa lý và đơn giản cho việc quản lý hành chính, từ đó hình thành các khu bảo tồn biển cấp tỉnh hoặc liên tỉnh hoặc quốc gia. ...
  • Hội thảo tham vấn về kết quả điều tra nguồn lợi và nghề cá biển
    Hội thảo tham vấn về kết quả điều tra nguồn lợi và nghề cá biển
    Thực hiện Quyết định 47/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ, Tổng cục Thủy sản đã thực hiện nhiệm vụ “Điều tra tổng thể đa dạng sinh học và nguồn lợi thủy, hải sản vùng biển Việt Nam; Quy hoạch và xây dựng hệ thống các khu bảo tồn biển phục vụ phát triển bền vững”, giai đoạn 2016-2020. Ngày 18/12/2020 tại Hải Phòng, Tổng cục Thủy sản phối hợp với Viện nghiên cứu Hải sản tổ chức “Hội thảo tham vấn kết quả điều tra nguồn lợi và nghề cá ở biển Việt Nam” nhằm đánh giá, thảo luận về các kết quả chính trong công tác điều tra nguồn lợi hải sản, đồng thời tham vấn chuyên gia, đại diện các viện nghiên cứu, chi cục thủy sản địa phương để hoàn thiện kết quả phục vụ công tác quản lý. ...
  • Rạn nhân tạo - giải pháp bảo vệ và tái tạo nguồn lợi thủy sản
    Rạn nhân tạo - giải pháp bảo vệ và tái tạo nguồn lợi thủy sản
    Rạn nhân tạo là những vật thể tự nhiên hay do con người tạo ra được thả xuống đáy biển nhằm mục đích thay đổi quá trình sinh học, điều kiện vật lý-hải dương hay kinh tế xã hội nhằm duy trì và phát triển nguồn lợi hải sản. Rạn nhân tạo còn được hiểu là “ngôi nhà” cho các loài sinh vật biển đến sinh sống và phát triển nên có ý nghĩa lớn trong bảo vệ và phát triển đa dạng sinh học biển. Rạn nhân tạo là giải pháp kỹ thuật được sử dụng nhằm tập trung, bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản, hạn chế tàu lưới kéo đánh bắt vùng nước ven bờ và nâng cao hiệu quả khai thác theo hướng bền vững. Hiện có khoảng hơn 30 nước trên thế giới xây dựng rạn nhân tạo nhằm mục đích trực tiếp hoặc gián tiếp cho sự phát triển nghề cá biển. Rạn nhân tạo giúp thay đổi hình thức khai thác (lặn sâu, câu giải trí, …), tạo sinh cảnh, chống xói mòn, chống sự tàn phá của bão, sóng và chống khai thác quá mức. ...
  •  Khảo sát vùng lưu giữ giống Rong sụn và kiểm tra tiến độ triển khai dự án sản xuất giống bào ngư vành tai tại Ninh Thuận.
    Khảo sát vùng lưu giữ giống Rong sụn và kiểm tra tiến độ triển khai dự án sản xuất giống bào ngư vành tai tại Ninh Thuận.
    Ngày 10.9.2020, tại Ninh Thuận, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cùng đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đi khảo sát vùng lưu giữ giống Rong sụn và kiểm tra tiến độ triển khai Dự án sản xuất giống bào ngư vành tai do Viện nghiên cứu Hải sản chủ trì thực hiện. ...
  • Rong biển là nguồn cung cấp protein, các axit amine và peptid sinh học quý giá
    Rong biển là nguồn cung cấp protein, các axit amine và peptid sinh học quý giá
    Rong biển là nguồn protein, peptide hoạt tính sinh học và acid amine phong phú, có tiềm năng ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như thực phẩm, mỹ phẩm, nông nghiệp, y dược, sinh học (Beaulieu et al., 2016, Jo et al., 2016). Hàm lượng protein dao động từ 3 – 47% trọng lượng khô, tùy theo loài. Ví dụ, Porphyra tenera chứa 47% protein hoặc Palmaria palmata là 35% (Fleurence, 1999). Hai nhóm protein có hoạt tính sinh học nổi bật là lectin và phycobiliprotein có mặt trong đa số các loài rong biển. Lectin là một nhóm các protein gắn carbohydrate có khả năng kháng khuẩn, chống viêm, chống ung thư và HIV. Lectin từ rong biển có khối lượng phân tử nhỏ hơn khối lượng phân tử của lectin từ thực vật bậc cao, do đó thích hợp cho việc sử dụng làm chất dẫn truyền thuốc (Đặng Diễm Hồng et al., 2008). Lectin đã được phân tách thành công từ một số loài rong biển bao gồm Eucheuma sp. và Codium sp.. Còn phycobiliproteins có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm, làm giảm cholesterol và kháng virus cũng đã được thu nhận từ một số loài rong đỏ. Ngoài ra, Rhodophyceae có chứa protein phycoerythrin (PE) được sử dụng trong các ứng dụng công nghệ sinh học như thuốc nhuộm miễn dịch huỳnh quang. ...
  • Hội nghị tư vấn đánh giá hồ sơ đề tài tiềm năng cấp Bộ
    Hội nghị tư vấn đánh giá hồ sơ đề tài tiềm năng cấp Bộ
    Sáng ngày 13/8/2020, Viện nghiên cứu Hải sản tổ chức Hội nghị Tư vấn đánh giá hồ sơ đề tài tiềm năng cấp Bộ bắt đầu thực hiện từ năm 2021, tên đề tài: “Nghiên cứu giải pháp phát triển rong câu ở các tỉnh phía Bắc” do Th.S Đỗ Anh Duy làm chủ nhiệm. Tới dự Hội nghị có Lãnh đạo Viện, Kế toán trưởng, các chuyên gia trong lĩnh vực thủy sản, các thành viên tham gia đề tài tham dự. TS. Nguyễn Văn Nguyên, Phó Viện trưởng chủ trì Hội nghị. ...
  • Hội thảo triển khai Dự án sản xuất thử nghiệm bào ngư vành tai
    Hội thảo triển khai Dự án sản xuất thử nghiệm bào ngư vành tai
    Chiều ngày 22/5/2020, Viện nghiên cứu Hải sản đã tổ chức Hội thảo triển khai Dự án "Sản xuất thử nghiệm bào ngư vành tai" do Th.S Lại Duy Phương làm Chủ nhiệm. Tới dự Hội thảo có Lãnh đạo Viện, Trưởng phó các đơn vị, chuyên gia trong lĩnh vực nuôi biển và các cán bộ khoa học có quan tâm. TS. Nguyễn Phi Toàn, Phó Viện trưởng chủ trì Hội thảo. Hội thảo triển khai Dự án sản xuất thử nghiệm bào ngư vành tai ...
  • Nuôi biển Việt Nam và vai trò của chương trình tín dụng đầu tư trong nuôi biển
    Nuôi biển Việt Nam và vai trò của chương trình tín dụng đầu tư trong nuôi biển
    Việt Nam là quốc gia có rất nhiều lợi thế để phát triển nuôi biển. Mới đây, Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam đã có công văn số 67/2014/CVVSA đề nghị bổ sung các chủ cơ sở nuôi biển, cơ sở sản xuất giống hải sản và các cơ sở sản xuất trang thiết bị, vật tư, hàng hóa phục vụ nuôi biển công nghiệp vào nhóm đối tượng được hưởng các chính sách tiếp cận tín dụng. ...
  • Tôm thẻ chân trắng tăng trưởng mạnh giai đoạn 2015-2019
    Tôm thẻ chân trắng tăng trưởng mạnh giai đoạn 2015-2019
    Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), trong giai đoạn 5 năm (2015-2019), Việt Nam đã đạt được những kết quả khả quan trong sản xuất và xuất khẩu tôm. Diện tích và sản lượng tôm nuôi tăng (chủ yếu nhờ tôm thẻ chân trắng). Tôm thẻ chân trắng tăng trưởng mạnh và ngày càng chiếm ưu thế trong cơ cấu sản phẩm tôm xuất khẩu. ...