Môi trường biển

  • Sức chịu tải môi trường thuỷ vực nuôi cá lồng bè ven biển
    Sức chịu tải môi trường thuỷ vực nuôi cá lồng bè ven biển
    Đối với các thuỷ vực nuôi hải sản nói chung và nuôi cá lồng bè, nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường chủ yếu do lượng vật chất hữu cơ, dinh dưỡng phát thải trong quá trình nuôi. Mặt khác, những thuỷ vực ven biển thường chịu tác động trực tiếp và gián tiếp các nguồn gây ô nhiễm, như: giao thông hàng hải – cảng biển, khai thác hải sản, du lịch, đô thị và các nguồn từ lục địa. Khu vực nuôi cá lồng bè tập trung ở những vũng vịnh phía Đông Bắc Cát Bà (Hải Phòng) và rải rác trong vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long (Quảng Ninh) là nơi chịu tác động đồng thời của các nguồn ô nhiễm trên. Tuỳ thuộc vào bản chất tự nhiên (các quá trình sinh địa hoá và thuỷ động lực), khả năng tự làm sạch và sức chịu tải môi trường chính là khả năng tiếp nhận và đồng hoá lượng vật chất ô nhiễm (ngày một gia tăng) của mỗi thuỷ vực. Đây là yếu tố cơ bản, quyết định đến khả năng duy trì chất lượng môi trường, cân bằng hệ sinh thái của thuỷ vực tự nhiên. ...
  • Vùng triều cửa sông Bạch Đằng là môi trường sống thuận lợi cho hàng chục loài nhuyễn thể
    Vùng triều cửa sông Bạch Đằng là môi trường sống thuận lợi cho hàng chục loài nhuyễn thể
    Theo ước tính của Viện Tài nguyên và Môi trường biển, hiện nay, nguồn lợi thủy sản mỗi năm ở vùng cửa sông Bạch Đằng là 4,5 tấn tu hài, 3000 tấn sò lông , 5000 tấn ngao, 1000 tấn ngó, 2000 tấn sò huyết. Vùng khai thác tuỳ nơi, rộng từ 150 ha đến 4000 ha và có nhiều loài được khai thác rải rác quanh năm. Đây là vùng có môi trường sống thuận lợi cho hàng chục loài nhuyễn thể do hội tụ đủ 3 điều kiện: nguồn thức ăn phong phú trong rừng ngập mặn; các bãi triều rộng rãi, các núi đá vôi và rạn san hô cung cấp canxi cho nước để các loài nhuyễn thể tạo ra vỏ cứng. Hàng ngày, thủy triều lên đưa các loại nhuyễn thể non vào vùng triều mà tại đó mỗi loài tìm ra nơi ở của mình: bám vào đá, khoan lỗ trong cát, vùi mình dưới bùn... ...
  • Vì sao cá biển chứa nhiều thủy ngân?
    Vì sao cá biển chứa nhiều thủy ngân?
    Mặc dù lượng thuỷ ngân trong môi trường nước biển thấp nhưng trong cá biển hàm lượng thuỷ ngân lại cao. Mới đây, các nhà khoa học đã lý giải được hiện tượng này.<br>Thuỷ ngân là sản phẩm phụ thoát ra từ hoạt động đốt than, chất thải công nghiệp và các hoạt động khác của con người. Nó ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ sơ sinh, gây bệnh tim và một số căn bệnh khác ở người trưởng thành. Hơn 90% methyl thủy ngân trong cơ thể người dân Mỹ có nguồn gốc từ các sinh vật biển hai mảnh vỏ và cá biển, đặc biệt là cá ngừ. <br>Tuy vậy, lâu nay các nhà khoa học vẫn chưa nghiên cứu nhiều về vấn để thuỷ ngân có trong đại dương. Họ không thể giải thích rõ ràng thuỷ ngân xâm nhập từ không khí vào cơ thể của cá biển qua con đường nào? ...
  • Bà Rịa – Vũng Tàu: Chất lượng nước biển ven bờ được cải thiện
    Bà Rịa – Vũng Tàu: Chất lượng nước biển ven bờ được cải thiện
    Theo báo cáo của Sở TN&MT, từ năm 2007 đến nay, Trung tâm Quan trắc và Phân tích môi trường thuộc Sở TN&MT tiến hành quan trắc để theo dõi chất lượng môi trường nước biển ven bờ phục vụ du lịch với tần suất 4 lần/năm. Tại 6 vị trí: Bãi Trước, Bãi Sau, Bãi Dâu (TP.Vũng Tàu); khu vực Long Hải (huyện Long Điền); khu vực Lộc An (huyện Đất Đỏ) và khu du lịch Hồ Cốc (huyện Xuyên Mộc). Kết quả quan trắc chất lượng nước biển ven bờ năm 2007 đến quý I-2009 cho thấy, các thông số quan trắc tại các khu vực trên đều đạt quy chuẩn Việt Nam, ngoại trừ chỉ tiêu vi sinh, chất rắn lơ lửng bị ô nhiễm nhẹ ở một số vị trí. ...
  • Khám phá bí mật thủy triều đỏ
    Khám phá bí mật thủy triều đỏ
    Thành quả này giúp các ngư dân sống ven biển có thể giảm bớt thiệt hại do thủy triều đỏ gây ra. Các nhà hóa học thuộc Học viện công nghệ Massachusetts đã đưa ra giải thích về cơ chế tảo biển gây ra những thiệt hại định kỳ cho các loài thân mềm & giáp xác.<br>Các nhà khoa học đã mô tả về thành phần hợp thành độc tố chết người của thủy triều đỏ. Họ đã khámphá ra phương pháp tổng hợp một hóa chất từ tảo biển để ngăn ngừa nhữngđộc tố này.<br> ...
  • “Bùng nổ” sứa - mối đe dọa đối với đại dương
    “Bùng nổ” sứa - mối đe dọa đối với đại dương
    Cần sớm có những hành động để giải quyết vấn đề gia tăng nhanh số lượng sứa, vấn đề được coi là hậu quả của hoạt động của con người. <br>Trong nghiên cứu mới của mình, nhà khoa học của Đại học Queensland Anthony Richardson đưa ra bằng chứng khá thuyết phục rằng “bùng nổ” sứa là hậu quả của việc đánh cá quá mức, và gia tăng lượng phân hoá học và chất thải. ...
  • Thanh Hóa: Ngao giống xuất hiện với mật độ dày đặc
    Thanh Hóa: Ngao giống xuất hiện với mật độ dày đặc
    Mấy ngày gần đây, tại vùng bãi nuôi ngao xã Hoằng Phụ, huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa) xuất hiện ngao giống với mật độ dày đặc trên diện tích khoảng 30 ha. Người dân xã Hoằng Phụ cho biết: đây là loại ngao giống được dòng nước biển cuốn trôi từ các bãi nuôi ngao thịt như Hải Lộc (huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa), Giao Thủy (tỉnh Nam Định) hoặc là ngao có nguồn gốc sinh sản từ tự nhiên, vào mùa ngao sinh sản từ tháng 5 - 7 thường có hiện tượng này. ...
  • Tác động của chất ô nhiễm đối với động vật biển có vú
    Tác động của chất ô nhiễm đối với động vật biển có vú
    Nghiên cứu mở rộng về chất ô nhiễm trong não của động vật biển có vú cho thấy những loài vật này tiếp xúc với hợp chất thốc trừ sâu độc hại ví dụ như DDTs và PCBs, cũng như những chất ô nhiễm mới xuất hiện như hợp chất BFRs (brominated flame retardants).<br>Eric Montie, tác giả chính của nghiên cứu được công bố nghiên cứu trên tạp chí Environmental Pollution ngày 17 tháng 4, thực hiện nghiên cứu với vai trò nghiên cứu sinh của Chương trình hợp cao học về Hải dương học và kỹ thuật biển giữa MIT và Học viện hải dương học Woods Hole (WHOI). Dữ liệu phân tích cuối cùng được thực hiện tại Trường Khoa học biển, Đại học Nam Florida, nơi Montie làm việc trong phòng thí nghiệm sinh học biển của David Mann. ...
  • Các sinh vật biển đang phải đối mặt với một tương lai mờ mịt trong một thế giới đầy Cacbon Đioxit
    Các sinh vật biển đang phải đối mặt với một tương lai mờ mịt trong một thế giới đầy Cacbon Đioxit
    Đánh bắt cá quá mức và các dịch bệnh đang dần giết hại các sinh vật biển ở rất nhiều vùng cửa sông ôn đới trên thế giới và các hệ sinh thái vùng duyên hải. Các nhà khoa học thuộc viện Smithsonian, dẫn đầu là nhà sinh thái học Whitman Miller thuộc trung tâm Nghiên Cứu Môi trường Smithsonian ở Edgewater, Md, đã phát hiện ra một nguy cơ nghiêm trọng nữa đe dọa những loài động vật ăn thịt này – mức độ ngày một gia tăng của khí cacbon đioxit góp phần làm axit hóa nước ở các biển, các vùng duyên hải và các cửa sông. ...
  • “Lưới đánh cá ma” xâm hại môi trường biển
    “Lưới đánh cá ma” xâm hại môi trường biển
    Một số lượng lớn dụng cụ đánh cá thất lạc trên biển hoặc bị ngư dân bỏ quên đang gây hại đến môi trường biển, đặt các tàu thuyền trên biển vào tình trạng nguy hiểm, ảnh hưởng đến nguồn cá thông qua cái được gọi là “đánh cá ma”. Đây là lời cảnh báo được đưa ra trong một báo cáo mới của Tổ chức Nông lương Liên hiệp quốc (FAO) và Chương trình Môi trường Liên hiệp quốc (UNEP) trong Hội nghị Đại dương Thế giới diễn ra tại Manado, Indonesia từ 11 đến 15 tháng 05/2009.<br>Theo báo cáo, tình trạng dụng cụ đánh cá bị bỏ quên, thất lạc hay cố tình vứt bỏ (ALDFG) đang ngày càng xâm hại đến môi trường biển do quy mô hoạt động đánh cá trên thế giới tăng đồng thời với việc đưa vào sử dụng các dụng cụ đánh cá bằng sợi tổng hợp có độ bền cao. ...
  • Tiếng kêu cứu của đại dương
    Tiếng kêu cứu của đại dương
    Những vấn đề lớn về đại dương hiện nay được nêu ra với một sự lo ngại đặc biệt, như tương lai các đại đương trước tác động của hiện tượng ấm nóng trái đất (làm cho các tảng băng trôi tan nhanh khiến mực nước biển dâng cao có nguy cơ nhấn chìm nhiều lãnh thổ đồng bằng, nhiều đảo và thậm chí nhấn chìm cả quốc gia vùng trũng). Bên cạnh đó, nhiều hoạt động đánh bắt hải sản ồ ạt bất hợp pháp, vượt quá tầm kiểm soát của cơ quan chức năng không những làm cho nguồn tài nguyên này cạn kiệt mà môi trường của các vùng biển bị xuống cấp trầm trọng. Rồi hiện tượng khí thải từ các nước công nghiệp ngày càng làm cho các đại dương càng bị “axít hóa”… Bộ trưởng các vấn đề về biển và nghề cá của Indonesia - ông Numberi - cho rằng: “Chúng ta phải tập trung vào những thách thức cho đại dương hiện nay và sự biến đổi khí hậu toàn cầu ...
  • Thanh Hóa: Cần giữ gìn môi trường biển
    Thanh Hóa: Cần giữ gìn môi trường biển
    Thanh Hóa có bờ biển và vùng lãnh hải dài rộng, thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản và đánh bắt xa bờ. Nhưng, nhiều người dân ven biển đang được hưởng nguồn lợi từ biển lại cũng đang ngày ngày “góp phần” hủy diệt và làm cạn kiệt nguồn tài nguyên biển. <br>Tỉnh hiện có 6 huyện, thị ven biển với 47 xã có biển. Các hoạt động làm muối, phát triển du lịch biển, nuôi trồng và khai thác hải sản... đã trở thành hướng phát triển kinh tế mũi nhọn của nhiều địa phương. Ngày 24-8-1999, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ra Nghị quyết 08 nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế biển. Năm 2008, sản lượng khai thác hải sản toàn tỉnh đạt 63.150 tấn, trong đó 3.020 tấn tôm, 49.390 tấn cá, 7.120 tấn mực, còn lại là các loại hải sản khác; giá trị sản xuất thủy sản (tính theo giá cố định năm 1994), trong đó chủ yếu là hải sản đạt 850 tỷ đồng; giá trị xuất khẩu thủy sản đạt 36,18 triệu USD ...
  • Nghệ An: Du khách đến Cửa Lò không phải lo ngại về ô nhiễm môi trường do sứa
    Nghệ An: Du khách đến Cửa Lò không phải lo ngại về ô nhiễm môi trường do sứa
    Trong những ngày qua, dư luận và một số phương tiện thông tin đưa tin trên bãi tắm Cửa Lò, Nghệ An xuất hiện sứa chết hàng loạt, gây ô nhiễm môi trường, không ai dám xuống tắm vì sợ chạm vào sứa, nổi mẩn ngứa. Thông tin này làm một số đoàn khách có đặt phòng nghỉ tại Cửa Lò gọi hỏi, có đoàn cho biết nếu đúng như vậy họ sẽ không đến Cửa Lò vào dịp này, chờ khi nào không có sứa mới đến.<br> Chiều 26/4, phóng viên có mặt tại Cửa Lò cho biết: trong những ngày gần đây sứa xuất hiện trên bãi biển Cửa Lò là có thật, tuy nhiên không nhiều và "nguy hiểm" như dư luận lo ngại. Anh Nguyễn Hoàng Hà là người chuyên làm nghề kéo lưới trên vùng biển Cửa Lò cho biết: "Dịp này sứa chưa xuất hiện nhiều vì không phải là mùa của sứa, nó chỉ xuất hiện nhiều vào thời điểm giữa tháng 5 đến tháng 6 hàng năm". ...
  • Quảng Nam: Giữ lấy hệ sinh thái biển
    Quảng Nam: Giữ lấy hệ sinh thái biển
    San hô, rừng ngập mặn, cỏ biển…, các hệ sinh thái ở vùng biển Quảng Nam vừa là nguồn cung cấp thực phẩm cho con người, vừa là lá chắn trước hiểm họa thiên nhiên. Để giữ lấy các hệ sinh thái đang mất dần, thậm chí có nguy cơ bị hủy diệt nếu như không có giải pháp bảo vệ hữu hiệu, Quảng Nam được chọn triển khai dự án xây dựng mô hình quản lý tổng hợp vùng bờ do các tổ chức nước ngoài tài trợ.<br>Ở cột cây số 1020 trên quốc lộ 1A, thuộc huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam, rẽ về phía biển chừng 10km, qua một con phà ở cửa sông Kỳ Hà, bạn sẽ đặt chân lên xã đảo Tam Hải. <br>Như trong một chiếc hang động màu xanh, hàng trăm năm qua, người dân xã Tam Hải sống dưới tán dừa ấy đến nay vẫn gần như lưu giữ được nguyên vẹn trong lòng mình bản sắc văn hóa đời sống của người dân miền Trung, của người dân làng chài, xứ biển. ...
  • Chương trình "Hỗ trợ các doanh nghiệp Chế biển Thuỷ sản Bảo vệ môi trường, nhằm thúc đẩy quá trình hội nhập Kinh tế Quốc tế (giai đoạn 2008 - 2010)"
    Chương trình "Hỗ trợ các doanh nghiệp Chế biển Thuỷ sản Bảo vệ môi trường, nhằm thúc đẩy quá trình hội nhập Kinh tế Quốc tế (giai đoạn 2008 - 2010)"
    Thời gian qua, lĩnh vực chế biến thuỷ sản ở Việt Nam đã có sự phát triển vượt bậc, hiện có trên 400 doanh nghiệp với trên 550 cơ sở chế biến thuỷ sản (CBTS) quy mô công nghiệp, Năm 2007 kim ngạch xuất khẩu đạt mức 3,75 tỷ USD, năm 2008 tăng lên 4,27 tỉ USD. Hiện VN đang đứng thứ 8 về giá trị xuất khẩu thủy sản trên thế giới. Khi Việt Nam gia nhập WTO, lĩnh vực chế biến - xuất khẩu TS đã có những chuyển biến rõ rệt, số lượng doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn XK vào những thị trường khó tính như EU, Mỹ và Nhật Bản.. tăng gấp 2 lần. Mặt khác, Cùng với những vấn đề về Thị trường, Chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.v.v. lĩnh vực Chế biến - xuất khẩu thuỷ sản ở Việt Nam đang đối mặt với những vấn đề về ô nhiễm, quản lý và bảo vệ môi trường…..Hiện nay, công tác quản lý môi trường (QLMT) của các xí nghiệp CBTS đã có những chuyển biến bước đầu, nhiều cơ sở CBTS có hệ thống xử lý nước thải (HT XLNT) đạt yêu cầu chất lượng. Những cơ sở mới được xây dựng nằm trong quy hoạch đã xây dựng báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) ...