Thông tin chung
Tác giả/Author: TS. Nguyễn Xuân ThiNgày phát hành/Issued date: 30/06/2020
Đơn vị phát hành/Issued by: Viện nghiên cứu Hải sản
Nội dung
1) Tên nhiệm vụ: Nghiên cứu ứng dụng hệ thống thiết bị bảo quản cá ngừ đại dương bằng đá sệt trên tàu vỏ gỗ
2) Cấp quản lý: Bộ NN&PTNT
3) Tổ chức chủ trì: Viện nghiên cứu Hải sản
4) Họ và tên chủ nhiệm: TS. Nguyễn Xuân Thi
5) Mục tiêu của nhiệm vụ:
Mục tiêu tổng thể: Xây dựng được hệ thống thiết bị bảo quản cá ngừ đại dương trên tàu câu cá ngừ vỏ gỗ bằng đá sệt (40% đá).
Mục tiêu cụ thê: (i) Có được hồ sơ thiết kế, chế tạo, lắp đặt hệ thống thiết bị bảo quản cá ngừ đại dương trên tàu câu cá ngừ; (2) Xây dựng được Quy trình công nghệ bảo quản cá ngừ đại dương; (3) Xây dựng được 02 mô hình ứng dụng
6) Kết quả thực hiện:
1. Hệ thống thiết bị bảo quản cá ngừ đại dường bằng đá sệt do Viện Nghiên cứu Hải sản thiết kế, Công ty Cổ phần cơ điện lạnh Phương Bắc lắp ráp, chế tạo và ứng dụng thành công trên 02 tàu câu cá ngừ đại dươmg. Các thông số đạt được: nhiệt độ đá sệt: 1,00 C÷ -3,50 C; nồng độ đá sệt 0÷100% đá; năng suất đá sệt 4 tấn/ngày (167 kg/giờ); Sản xuất đá sệt từ nước biển. Hệ thống thiết bị bảo quản cá ngừ đại dường bằng đá sệt là một hệ thống hoàn chỉnh (gồm máy đá sệt và các bộ phận kèm theo). Khác với một số máy sản xuất đá sệt giới thiệu bán trên thị trường là chỉ đơn thuần 01 máy sản xuất đá sệt, chưa có các bộ phận khác kèm theo, nên chưa ứng dụng được trực tiếp trên tàu câu cá ngừ đại dương cũng như các tàu cá khác ở Việt Nam. Hệ thống thiết bị bảo quản cá ngừ bằng đá sệt sản xuất trong nước có giá thành thấp hơn rất nhiều so với thiết bị nước ngoài, riêng máy đá sệt giá chỉ bằng 50% so với hàng nhập khẩu, bên cạnh đó được cải tiến phù hợp với tàu cá Việt Nam.
2. Đã xây dựng thành công Quy trình bảo quản cá ngừ đại dương bằng đá sệt phù hợp với điều kiện của tàu câu cá ngừ đại dương và trình độ của ngư dân Việt Nam. Thời gian hạ nhiệt độ tâm cá ngừ từ 29,4 oC xuống 0oC bằng đá sệt nhanh hơn 6 lần so với bằng đá xay truyền thống. Nhiệt độ tâm cá ngừ đại dương luôn duy trì từ -1,0 0C ÷ - 1,5 0C trong suốt quá trình bảo quản cho đến khi tàu về cảng cá. Chất lượng sản phẩm tăng bình quân trên 30% so với quy trình hiện tại của ngư dân (bảo quản bằng nước đá); chất lượng cảm quan, hóa sinh đều nằm trong giới hạn an toàn thực phẩm; giảm được 4,7% tổn thất về số lượng so với quy trình hiện tại của ngư dân; thời gian bảo quản 20÷25 ngày (bảo quản bằng nước đá 10÷12 ngày).
3. Đã xây dựng thành công 02 mô hình ứng dụng công nghệ bảo quản cá ngừ đại dương bằng đá sệt trên tàu câu cá ngừ vỏ gỗ. Doanh thu chuyến biển bảo quản bằng đá sệt tăng lên 12,6% ÷ 13,3% so với bảo quản bằng nước đá. Chi phí nhiên liệu chạy hệ thống thiết bị đá sệt thấp hơn chi phí mua đá cây. Lợi nhuận ròng bảo quản bằng đá sệt cao hơn bảo quản bằng đá xay từ 15.911.008 ÷ 21.164.952 đồng/chuyến biển. Thời gian thu hồi vốn đối với 01 hệ thống thiết bị bảo quản bằng đá sệt 04 tấn/ngày là 22÷30 tháng sản xuất (tính cả cải tạo hoặc làm mới hầm bảo quản bằng PU). Mô hình có hiệu quả về kinh tế, xã hội.
4. Mô hình bảo quản bằng đá sệt từng bước góp phần cơ giới hoá, hiện đại hoá tàu cá, giảm được nhân công lao động, giảm được cường độ lao động của thuỷ thủ trên tàu. Điều này góp phần giải quyết tình trạng khan hiếm lao động trên tàu cá – một vấn đề rất bức xúc hiện nay; đồng thời là là cơ sở khoa học để từng bước ứng dụng bảo quản thuỷ sản bằng đá sệt trên tàu cá thay cho bảo quản bằng nước đá hiện nay; trong bối cảnh nguồn nước sạch để làm được đá ngày một khan hiếm do biến đổi khí hậu (nắng, hạn, xâm ngập mặn,...) và hoạt động con người, nhất là các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và một số tỉnh ven biển.
5. Kết quả của đề tài là cơ sở để từng bước giảm thất thoát sau thu hoạch theo Nghị quyết số 48/NQ-CP ngày 23/9/2009 của Chính phủ về cơ chế, chính sách giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản; đồng thời thực hiện quyết định số 2760/QĐBNN-TCTS ngày 22/11/2013 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT về tái cơ cấu ngành thủy sản theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Kết quả đề tài sẽ giúp các tàu khai thác cá ngừ đại dương hoạt động dài ngày trên biển, góp phần tích cực vào việc bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ vùng biển, đảo của Tổ quốc; gắn kết giữa nhiệm vụ kinh tế và quốc phòng, an ninh.
7) Thời gian bắt đầu - kết thúc: 01/2017 - 06/2020
8) Kinh phí thực hiện: 3.600 triệu đồng, trong đó kinh phí từ NSNN: 3.600 triệu đồng, nguồn khác: 0 triệu đồng