Thông tin chung
Tác giả/Author: TS. Nguyễn Văn NguyênNgày phát hành/Issued date: 31/12/2015
Đơn vị phát hành/Issued by: Viện Nghiên cứu Hải sản
Nội dung
1) Tên nhiệm vụ: Nghiên cứu công nghệ sản xuất thực phẩm chức năng từ tảo nannochloropsis oculata
2) Cấp quản lý: Quốc gia
3) Tổ chức chủ trì: Viện nghiên cứu Hải sản
4) Họ và tên chủ nhiệm: TS. Nguyễn Văn Nguyên
5) Mục tiêu của nhiệm vụ:
Mục tiêu chung: Xây dựng được công nghệ sản xuất thực phẩm chức năng từ tảo Nannochloropsis oculata.
Mục tiêu cụ thể:
- Xây dựng được các quy trình công nghệ: Qui trình nuôi tảo N. oculata cho sinh khối cao, giá thành thấp.
- Qui trình thu sinh khối tảo và qui trình sản xuất thực phẩm chức năng sử dụng vi tảo N. oculata.
- Thử nghiệm sản xuất được một số dạng thực phẩm chức năng từ tảo N. oculata (50 kg thực phẩm chức năng dạng bột, 20 kg thực phẩm chức năng dạng viên nén và 30 kg thực phẩm chức năng dạng cốm).
6) Kết quả thực hiện:
50 kg sản phẩm thực phẩm chức năng dạng bột, 20 kg sản phẩm thực phẩm chức năng viên nén, 30kg sản phẩm thực phẩm chức năng cốm, đạt chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng về TPCN, hàm lượng protein: 10-28%; EPA: 5-18%; Carotenoids: 1-3% trọng lượng khô
Quy trình nuôi tảo N. oculata bằng hệ thống PBR: Qui trình ổn định, mật độ đạt 150 triệu tế bào/ml, sản phẩm tảo thu được đảm bảo tiêu chuẩn nguyên liệu sản xuất thực phẩm chức năng cho con người.
Quy trình nuôi tảo N. oculata bằng hệ thống nuôi đơn giản: Qui trình ổn định, mật độ đạt 40 triệu tế bào/ml, sản phẩm tảo thu được đảm bảo tiêu chuẩn nguyên liệu sản xuất thực phẩm chức năng cho con người.
Quy trình thu sinh khối vi tảo N. oculata sau nuôi sinh khối: Qui trình ổn định, hiệu suất thu hồi đạt 85%, sản phẩm tảo thu được đảm bảo tiêu chuẩn nguyên liệu sản xuất thực phẩm chức năng cho con người.
Quy trình sản xuất thực phẩm chức năng dạng bột, dạng viên và dạng cốm từ nguyên liệu tảo N. oculata: Qui trình ổn định thích hợp với điều kiện Việt Nam, dễ áp dụng và không làm suy giảm chất lượng tảo nuôi sinh khối.
Kết quả sưu tập, lựa chọn và lưu giữ giống tảo N. oculata làm nguyên liệu nuôi sinh khối: Sàng lọc được giống tảo tốt nhất trong các giống tảo sưu tập được để nuôi sinh khối, đã chỉ ra được biện pháp lưu giữ và hoạt hóa tảo giống hiệu quả nhất.
Kết quả nghiên cứu thử nghiệm các phương thức nuôi thâm canh tảo N. oculata bằng các hệ thống quang sinh kín (PBR): Xác định được biện pháp nuôi thâm canh bằng PBR tối ưu nhất, đã chỉ ra điều kiện môi trường tối ưu hóa quá trình nuôi thâm canh.
Kết quả nghiên cứu thử nghiệm các phương thức nuôi tảo N. oculata bằng các hệ nuôi thống đơn giản: Xác định được biện pháp nuôi thâm canh đơn giản có hiệu quả nhất, đã chỉ ra điều kiện môi trường tối ưu hóa quá trình nuôi thâm canh.
Kết quả nghiên cứu phương pháp bảo quản tảo bột N. oculata nguyên liệu: Đã xác định được phương pháp bảo quản tảo nguyên liệu hiệu quả nhất, đã chỉ ra điều kiện bảo quản sản phẩm tốt nhất.
Đánh giá chất lượng tảo bột N. oculata nguyên liệu: Đã đánh giá được chất lượng tảo nguyên liệu thống qua các chỉ số về dinh dưỡng và vi lượng.
Kết quả kiểm nghiệm độc tính cấp, độc tính bán trường diễn và hoạt tính chống ô xy hóa của tảo bột N. oculata trên động vật thí nghiệm: Đã đánh giá được khả năng gây độc cấp tính hoặc độc bán trường diễn ở tảo, xác định được khả năng chống oxy hóa của tảo bột.
Đánh giá hiệu quả kinh tế và giá thành sản xuất thực phẩm chức năng dạng bột, dạng viên nén và dạng cốm từ tảo N. oculata: Đã đánh giá được hiệu quả sản xuất thực phẩm chức năng từ tảo N. oculata và so sánh với các sản phẩm tương tự có trên thị trường.
7) Thời gian bắt đầu - kết thúc: 01/2013 - 12/2015
8) Kinh phí thực hiện: 4.650 triệu đồng, trong đó kinh phí từ NSNN: 4.650 triệu đồng, nguồn khác: 0 triệu đồng