Thông tin chung

Tác giả/Author: ThS. Phan Đăng Liêm
Ngày phát hành/Issued date: 20/03/2023
Đơn vị phát hành/Issued by: Viện Nghiên cứu Hải sản

Nội dung

1) Tên nhiệm vụ: Lập Đề án Phát triển thủy sản gắn với bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

2) Cấp quản lý: Tỉnh Thanh Hóa

3) Tổ chức chủ trì: Viện nghiên cứu Hải sản

4) Họ và tên chủ nhiệm: ThS. Phan Đăng Liêm

5) Thành viên tham gia chính:

- ThS. Đỗ Văn Thành

- ThS. Lê Văn Bôn

- ThS. Phạm Văn Tuyển

- ThS. Phạm Văn Tuấn

- ThS. Lại Huy Toản

- ThS. Lại Duy Phương

- ThS. Đặng Minh Dũng

- ThS. Nguyễn Quốc Tĩnh

- ThS. Trần Thị Ngà

- TS. Nguyễn Văn Hướng

- TS. Nguyễn Duy Thành

6) Mục tiêu của nhiệm vụ: Phát triển thủy sản gắn với bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

7) Kết quả thực hiện:

Đề án phát triển thủy sản gắn với bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã xác định những nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng các dự án thuộc các lĩnh vực, phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Thanh Hóa và Luật Thủy sản 2017. Tư tưởng chủ đạo của Đề án được xây dựng dựa trên các định hướng, quan điểm của Nhà nước về phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc và tinh thần, chương trình hành động của các Nghị quyết Tỉnh ủy. Trong đó có sự nghiên cứu chi tiết về xu thế phát triển của lĩnh vực thủy sản trong thời kỳ hội nhập quốc tế sâu rộng.

Đề án đã chú trọng đến việc tổ chức lại sản xuất, đẩy mạnh cải thiện môi trường sản xuất (cơ sở hạ tầng, môi trường…), đề cao các mô hình hợp tác kinh tế trong sản xuất và bảo vệ nguồn lợi và các biện pháp nâng cao năng lực quản lý nhà nước, đổi mới thể chế chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân tiếp cận được với hỗ trợ của Nhà nước trong phát triển sản xuất.

Đề án đã xác định được danh mục các chương trình, dự án ưu tiên thuộc lĩnh vực thủy sản, nhu cầu vốn đầu tư phù hợp nhằm thúc đẩy kinh tế thủy sản của tỉnh phát triển và đạt các mục tiêu đề ra.

Các giải pháp được lựa chọn dựa trên cơ sở tổng kết thực tiễn quản lý phát triển ngành thủy sản qua các năm và phát triển thông qua việc phân tích những thuận lợi, khó khăn và nguyên nhân của những tồn tại khó khăn từ đó đưa ra các giải pháp có tính khả thi cao, khắc phục được những hạn chế, tồn tại trong quá khứ, hướng ngành thủy sản phát triển bền vững trong giai đoạn thực hiện Đề án.

8) Thời gian bắt đầu - kết thúc: 4/2022 - 9/2022

9) Kinh phí thực hiện: 1.377 triệu đồng, trong đó kinh phí từ NSNN: 1.377 triệu đồng, nguồn khác: 0 triệu đồng