Thông tin chung
Tác giả/Author: ThS. Đỗ Mạnh DũngNgày phát hành/Issued date: 10/06/2024
Đơn vị phát hành/Issued by: Viện nghiên cứu Hải sản
Nội dung
1) Tên nhiệm vụ: Khảo sát vùng phân bố và thử nghiệm nuôi cua cà ra (Eriocheir sinensis) thương phẩm phù hợp với điều kiện sinh thái tại Thái Bình
2) Cấp quản lý: Cấp tỉnh Thái Bình
3) Tổ chức chủ trì: Trung tâm Phát triển nghề cá Vịnh Bắc Bộ, Viện nghiên cứu Hải sản
4) Họ và tên chủ nhiệm: ThS. Đỗ Mạnh Dũng
5) Thành viên tham gia chính:
ThS. Nguyễn Xuân Sinh
ThS. Lại Duy Phương
TS. Đặng Minh Dũng
ThS. Phạm Thành Công
ThS. Nguyễn Quốc Tĩnh
ThS. Lưu Xuân Hòa
ThS. Nguyễn Kim Thoa
ThS. Nguyễn Anh Tuấn
6) Mục tiêu của nhiệm vụ:
- Xác định vùng phân bố, khu vực nuôi cua cà ra tiềm năng tại Thái Bình.
- Xây dựng quy trình nuôi cua cà ra thương phẩm phù hợp với điều kiện sinh thái tại Thái Bình.
- Xây dựng mô hình nuôi cua cà ra thương phẩm tại Thái Bình.
7) Kết quả thực hiện:
* Kết quả điều tra, khảo sát, đánh giá xác định vùng phân bố, khu vực nuôi cua cà ra tiềm năng tại Thái Bình
Dựa vào các tiêu chí như: (1) Các khu vực đó phải có cua cà ra phân bố hiện tại hoặc trong những năm gần đây (2) Các yếu tố môi trường nước phải phù hợp để cua cà ra sinh trưởng tốt (3) Các khu vực đó phải nằm trên lưu vực các con sông (4) Các khu vực đó phải có sẵn các loại nguyên liệu làm thức ăn cho cua cà ra… đã xác định vùng phân bố, khu vực nuôi cua cà ra tiềm năng tại Thái Bình:
- Kiến Xương: Hồng Tiến, Bình Thanh, Bình Định, Minh Tân, Vũ An, Vũ Bình (Sông Hồng) Lê Lợi, Trà Giang, Hồng Thái, Quốc Tuấn, An Bình, Tây Sơn (Sông Trà Lý).
- Quỳnh Phụ: Quỳnh Ngọc, Quỳnh Lâm, Quỳnh Hoàng, Quỳnh Giao, Quỳnh Hoa, Quỳnh Thọ, An Đồng, An Hiệp, An Khê (Sông Luộc).
- Thái Thụy: Hồng Dũng, Thụy Việt, Thụy Quỳnh, Thụy Ninh (Sông Hóa) Thụy Thanh, Thái Giang (Sông Diêm Hộ) Sơn Hà, Thái Phúc, Thuần Thành (Sông Trà Lý).
- Tiền Hải: Nam Hồng, Nam Hải (Sông Hồng) Đông Quý, Tây Lương, Vũ Lăng (Sông Trà Lý).
- Đông Hưng: Trọng Quan, Đông Dương, Đông Quan, Đông Á, Đông Hoàng, Hồng Bạch, Hồng Giang, Minh Phú (Sông Trà Lý) Đông Cường, Đông Phương, Đông Kinh, Đông Tân, Hà Giang (Sông Diêm Hộ).
- Hưng Hà: Điệp Nông, Đoan Hùng, Tân Tiến, Hòa Tiến, Cộng Hòa, Canh Tân, Tân Lễ (Sông Luộc) Tiến Đức, Hồng An, Độc Lập, Hồng Minh, Chí Hòa (Sông Hồng).
- Vũ Thư: Tân Phong, Phúc Thành, Minh Lãng, Hiệp Hòa, Xuân Hòa, Đồng Thanh (Sông Trà Lý) Vũ Vân, Vũ Đoài, Việt Thuận, Duy Nhất, Bách Thuận, Hồng Lý, Việt Hùng (Sông Hồng).
* Kết quả xây dựng quy trình nuôi thương phẩm cua cà ra phù hợp với điều kiện sinh thái tại Thái Bình:
Sau thời gian thực hiện thí nghiệm thí nghiệm nuôi cà ra thương phẩm tại xã Hồng Tiến-huyện Tiền Hải-tỉnh Thái Bình năm 2022 có một số nhận xét sau:
+ Ở thí nghiệm 1, cà ra nuôi với mật độ nuôi 6 con/m2, sử dụng thức ăn (cá tạp 30% + bột ngũ cốc 70% và khoáng chất) cho kết quả tăng trưởng về chiều dài và khối lượng (đạt 5,2cm/con - 63,9g/con); tỷ lệ sống (đạt 60,1%).
+ Ở thí nghiệm 2, cà ra nuôi với mật độ nuôi 6 con/m2, sử dụng thức ăn (cá tạp 50% + bột ngũ cốc 50% và khoáng chất) cho kết quả tăng trưởng về chiều dài và khối lượng (5,5cm/con - 75,6g/con); tỷ lệ sống (đạt 63,3%).
+ Ở thí nghiệm 3, cà ra nuôi với mật độ nuôi 6 con/m2, sử dụng thức ăn (cá tạp 70% + bột ngũ cốc 30% và khoáng chất) cho kết quả tăng trưởng về chiều dài và khối lượng (5,4cm/con - 71,2g/con); tỷ lệ sống (đạt 62,2%).
Từ những kết quả nghiên cứu ở thí nghiệm 1, 2, 3 và thông qua các chỉ tiêu về tốc độ tăng trưởng chiều dài, khối lượng, tỷ lệ sống và sản lượng thu hoạch, cho thấy: ở TN-2 có kết quả tốt nhất trong 3 thí nghiệm sau đó đến TN-3 và thấp nhất ở TN-1. Từ đó chúng tôi lựa chọn cua cà ra nuôi mật độ (6con/m2) và thức ăn (cá tạp 50% + bột ngũ cốc 50% và khoáng chất) để xây dựng quy trình nuôi thương phẩm cua cà ra tại Thái Bình và sau đó áp dụng để thực hiện mô hình cua cà ra tại Thái Bình năm 2023.
* Kết quả xây dựng mô hình nuôi thương phẩm cua cà ra tại Thái Bình:
Sau thời gian thực hiện mô hình nuôi cà ra thương phẩm tại xã Hồng Tiến-huyện Tiền Hải-tỉnh Thái Bình năm 2023 có một số nhận xét sau:
+ Kết quả nuôi cua cà ra nuôi ở Ao 1, cho tăng trưởng về chiều dài và khối lượng (đạt 5,7cm/con - 83,2g/con); tỷ lệ sống (đạt 63,8%); hệ số chuyển đổi thức ăn (đạt 7,05).
+ Kết quả nuôi cua cà ra nuôi ở Ao 2, cho tăng trưởng về chiều dài và khối lượng (đạt 5,8cm/con - 86,6g/con); tỷ lệ sống (đạt 64,3%); hệ số chuyển đổi thức ăn (đạt 7,03).
Trung bình kết quả ở 2 ao nuôi cho thấy: chiều dài và khối lượng (đạt 5,8cm/con - 85,0g/con); tỷ lệ sống (đạt 64,1%); hệ số chuyển đổi thức ăn (đạt 7,03); năng suất (đạt 3,26 tấn/ha/vụ/năm). Sản lượng thu được ở Ao 1 (đạt 254kg) và Ao 2 (đạt 401kg) với tổng sản lượng thu được ở 2 ao nuôi là 655 kg cua cà ra thương phẩm lợi nhuận là 52.200.000đ (tương ứng với: 260 triệu đồng/ha/vụ/năm).
Từ những kết quả thực hiện mô hình nuôi cua cà ra cho thấy, mô hình nuôi cua cà ra thương phẩm ngoài việc đem lại hiệu quả kinh tế còn giúp cho người nuôi lựa chọn thêm đối tượng mới có giá trị kinh tế trong vùng nước ngọt tại Thái Bình nỏi riêng và miền Bắc nước ta nói chung.
8) Thời gian bắt đầu - kết thúc: 01/2021 - 12/2023
9) Kinh phí thực hiện: 850,0 triệu đồng, trong đó kinh phí từ NSNN: 850,0 triệu đồng, nguồn khác: 0 triệu đồng