Thông tin chung

Tác giả/Author: TS. Nguyễn Phi Toàn
Ngày phát hành/Issued date: 30/06/2022
Đơn vị phát hành/Issued by: Viện Nghiên cứu Hải sản

Nội dung

1) Tên nhiệm vụ: Hoàn thiện công nghệ khai thác, sơ chế và bảo quản mực đại dương trên tàu khai thác xa bờ

2) Cấp quản lý: Bộ NN&PTNT

3) Tổ chức chủ trì: Viện nghiên cứu Hải sản

4) Họ và tên chủ nhiệm: TS. Nguyễn Phi Toàn

5) Thành viên tham gia chính:

- ThS. Phan Đăng Liêm

- ThS. Phạm Văn Tuấn

- KS. Nguyễn Thành Công

- ThS. Đỗ Văn Thành

- ThS. Lại Huy Toản

- KS. Nguyễn Ngọc Sửa

- ThS. Lê Văn Bôn

- ThS. Phạm Văn Tuyển

- ThS. Trần Thị Ngà

- KS. Nguyễn Thị Thu

- ThS. Mai Công Nhuận

- KS. Lương Quốc Khánh

- KS. Dương Đức Duy

6) Mục tiêu của nhiệm vụ:

- Mục tiêu chung: Hoàn thiện công nghệ khai thác, sơ chế và bảo quản mực đại dương nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất cho đội tàu làm nghề lưới chụp khai thác xa bờ.

- Mục tiêu cụ thể:

+ Hoàn thiện quy trình công nghệ khai thác mực đại dương bằng nghề lưới chụp kết hợp với hệ thống ánh sáng đèn LED nhằm giảm chi phí sản xuất trực tiếp khoảng 20% so với hiện tại.

+ Hoàn thiện quy trình công nghệ sơ chế và bảo quản mực đại dương trên tàu lưới chụp khai thác xa bờ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm mực đại dương lên 30% so với quy trình hiện có của ngư dân, thời gian bảo quản mực trên biển > 20 ngày vẫn đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định hiện hành; tổn thất sau thu hoạch giảm 20% so với hiện tại.

+ Xây dựng được 02 mô hình khai thác, sơ chế và bảo quản mực đại dương trên tàu lưới chụp khai thác xa bờ.

+ Xây dựng được dự thảo “Tiêu chuẩn mực đại dương nguyên liệu” 

7) Kết quả thực hiện:

1. Hoàn thiện được quy trình công nghệ khai thác, sơ chế và bảo quản mực đại dương trên tàu lưới chụp.

- Đã nghiên cứu, lựa chọn được 2 loại màu sắc ánh sáng đèn LED là loại bóng màu vàng (4.000 K) và bóng màu trắng (5.000 K); công suất phát sáng của bóng đèn và tổng công suất nguồn sáng phù hợp để thay thế bóng đèn cao áp truyền thống cho nghề lưới chụp khai thác mực đại dương. 

- Đã tính toán, chế tạo hệ thống khung giá đỡ, sơ đồ bố trí và góc treo đèn (từ 400 đến 500) phù hợp cho dàn đèn LED trên tàu lưới chụp. 

- Đã tính toán, thiết kế được hệ thống lạnh thấm phù hợp cho tàu lưới chụp mực đại dương. 

- Đã xây dựng và hoàn thiện được quy trình khai thác, sơ chế và bảo quản mực đại dương trên tàu lưới chụp kết hợp với hệ thống ánh sáng đèn LED và hệ thống lạnh thấm bảo quản sản phẩm.

- Kết quả nghiên cứu ứng dụng quy trình công nghệ trình khai thác, sơ chế và bảo quản mực đại dương trên tàu lưới chụp đã giúp nâng cao năng suất khai thác gấp 1,29 lần; lợi nhuận gấp 2,5 lần; lượng dầu tiêu hao giảm còn khoảng 64,22%. Sản phẩm bảo quản theo quy trình của dự án đều đáp ứng tốt các yêu cầu về chất lượng theo quy định, cụ thể: Tỷ lệ mực đạt loại 1 cao gấp 1,87 lần so với tàu đối chứng; các chỉ tiêu hóa sinh cũng đều cho kết quả tốt hơn so với tàu đối chứng.

2. Đã xây dựng được 02 mô hình ứng dụng công nghệ khai thác, sơ chế và bảo quản mực đại dương trên tàu lưới chụp với kết quả đạt được như sau:

- Lượng tiêu hao nhiên liệu chạy máy phát điện của tàu mô hình chỉ bằng 57,97% so với tàu đối chứng; năng suất khai thác trung bình/mẻ cao hơn khoảng 1,27 lần; chi phí trung bình chuyến biển bằng 66,95%; lợi nhuận chuyến biển cao hơn 1,73 lần; thu nhập bình quân lao động cao hơn 1,67 lần. Chất lượng sản phẩm được nâng lên đáng kể so với phương pháp bảo quản truyền thống.

- Về hiệu quả đầu tư công nghệ:

+ Đầu tư mới ban đầu: chi phí đầu tư mới hệ thống đèn LED và hệ thống lạnh thấm chỉ bằng từ 50,8 - 63,8% so với kinh phí đầu tư hệ thống đèn cao áp. 

+ Đầu tư thay thế: Tỷ suất lợi nhuận/vốn đầu tư đạt từ 6,22 - 7,67%/tháng; thời gian thu hồi vốn khoảng từ 13,03 † 16,07 tháng. Ngư dân có thể thu lãi từ 526,66 - 629,82 triệu đồng từ tiền tiết kiệm kinh phí hoạt động trong quá trình bảo hành sản phẩm của nhà sản xuất. 

- Đã xây dựng được 01 Dự thảo Tiêu chuẩn: Mực đại dương nguyên liệu.

3. Đã đào tạo, tập huấn kỹ thuật và chuyển giao công nghệ cho cộng đồng ngư dân, cụ thể:

- Đã biên soạn được tài liệu, giáo trình đào tạo tập huấn kỹ thuật về công nghệ khai thác, sơ chế và bảo quản mực đại dương trên tàu lưới chụp cho ngư dân.

- Đã tổ chức được 02 lớp đào tạo, tập huấn kỹ thuật cho 63 thuyền viên trên tàu tham gia mô hình. 

8) Thời gian bắt đầu - kết thúc: 01/2019 - 12/2021

9) Kinh phí thực hiện: 8.196 triệu đồng, trong đó kinh phí từ NSNN: 3.700 triệu đồng, nguồn khác: 4.496 triệu đồng