Khai thác hải sản

  • Luật IUU & thời hạn thiếu thực tế
    Luật IUU & thời hạn thiếu thực tế
    IUU (Illegal, unreported and unregulated fishing) là các hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp, không có báo cáo và không theo quy định. Theo Ủy ban châu Âu (EC), hoạt động này là một trong những hoạt động gây tác hại nghiêm trọng cho môi trường biển, tính bền vững của các đàn cá và tình hình kinh tế -xã hội của ngư dân. Theo đó, EC ban hành quy định số 1005/2008 vào tháng 9/2008 nhằm thiết lập hệ thống trong cộng đồng phòng ngừa, ngăn chặn và xóa bỏ các hoạt động này. ...
  • Mạo hiểm nghề lặn biển
    Mạo hiểm nghề lặn biển
    Sống bằng nghề khai thác sò gai, ngư dân ở nhiều vùng biển hàng ngày phải lặn hơn 20 mét nước, đào xới đáy biển. Đối mặt với sức ép của nước, cái lạnh giá vào mùa đông và cả sự hung dữ của biển cả, họ trở nên nhỏ bé với các phương tiện thô sơ, cũ kỹ.<br>Quảng Ngãi, một thợ lặn chuyên nghiệp nói với chúng tôi: Vào thành phố Quảng Ngãi bây giờ 10 quán nhậu thì có đến năm, sáu quán chuyên bán hải sản. Vì thế nghề lặn biển của tụi em cũng phải phát triển để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ. Thanh niên trai tráng như tụi em phải lặn biển mới có nhiều tiền chứ đi ghe đánh lưới thì chẳng đủ ăn tiêu. Thậm chí muốn giàu nhanh thì phải chơi hàng nóng (đánh mìn) rồi lặn mới bắt được hải sản quý. ...
  • Lợi ích sử dụng lưỡi câu vòng
    Lợi ích sử dụng lưỡi câu vòng
    Theo TS Đào Mạnh Sơn, Viện Nghiên cứu Hải sản, việc sử dụng lưỡi câu vòng trong đánh bắt cá ngừ đại dương không làm giảm khả năng đánh bắt mà còn tăng khả năng sống sót của động vật biển di cư. <br>Ngư dân dùng lưỡi câu vòng sẽ có thêm kinh nghiệm để câu nhiều loại cá khác nhau. Hiện nhu cầu sử dụng lưỡi câu vòng ngày càng tăng trong ngành khai thác cá… <br>Lưỡi câu vòng được cấu tạo hình vòm, làm bằng thép, to hơn lưỡi câu thông thường. Đầu lưỡi câu bẻ quặp xuống nên động vật di cư trên biển khó bị mắc câu, hoặc nếu mắc câu thì việc cứu hộ sẽ dễ dàng do ít ảnh hưởng đến nội tạng, không bị móc vào ruột<br> ...
  • KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU CẢI TIẾN LƯỚI RÊ HỖN HỢP TẠI VÙNG BIỂN VỊNH BẮC BỘ
    KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU CẢI TIẾN LƯỚI RÊ HỖN HỢP TẠI VÙNG BIỂN VỊNH BẮC BỘ
    Nước ta có bờ biển dài khoảng 3.260 km, có nghề cá phát triển từ lâu đời với nhiều nghề đánh bắt khác nhau. Các nghề đánh bắt chính hiện nay là nghề lưới kéo, nghề lưới vây, nghề lưới rê và nghề câu. Ngoài những nghề đánh bắt chính nói trên thì các nghề đánh bắt khác cũng phát triển, như nghề mành, nghề lồng bẫy, nghề chụp mực…<br>Nói chung nghề cá của nước ta phát triển tự phát và không cân đối, vì vậy nguồn lợi hải sản của vùng biển nước ta đang bị khai thác bừa bãi và bị cạn kiệt dần. <br>Những năm gần đây, một nghề đánh bắt mới đã được du nhập vào nước ta đó là nghề lưới rê hỗn hợp của Trung Quốc. Nghề lưới rê hỗn hợp đang được phát triển mạnh ở Nam Định và đã phát triển lan rộng đến một số nơi của một số tỉnh miền Trung. ...
  • Kết quả nghiên cứu bước đầu về khai thác Cá Ngừ Đại Dương giống phục vụ nuôi thương phẩm
    Kết quả nghiên cứu bước đầu về khai thác Cá Ngừ Đại Dương giống phục vụ nuôi thương phẩm
    Cá ngừ đại dương bao gồm cá ngừ mắt to, cá ngừ vây vàng, cá ngừ vây xanh… (T.albacares; T. obesus; T. thynnus…) là các loài cá có giá trị kinh tế cao, là đối tượng khai thác chính của một số nghề khai thác như câu vàng, lưới vây,... Tuy nhiên, do sự tăng nhanh của số lượng tàu khai thác, nên nguồn lợi cá ngừ đại dương đang có nguy cơ cạn kiệt.<br>Hiện nay, một số nước đã phát triển nghề nuôi cá ngừ đại dương với qui mô công nghiệp. Tuy vậy, việc cho đẻ nhân tạo đối với cá ngừ đại dương vẫn còn trong giai đoạn nghiên cứu nên việc cung cấp cá con giống cho nghề nuôi vẫn dựa chủ yếu vào việc đánh bắt ngoài biển. Việc khai thác cá ngừ đại dương giống trên biển là rất khó khăn, phức tạp vì phải đảm bảo con giống còn sống khoẻ mạnh sau khi đã chuyển về các lồng nuôi. ...
  • Kết quả nghiên cứu bước đầu về khai thác Cá Ngừ Đại  Dương giống phục vụ nuôi thương phẩm
    Kết quả nghiên cứu bước đầu về khai thác Cá Ngừ Đại Dương giống phục vụ nuôi thương phẩm
    Cá ngừ đại dương bao gồm cá ngừ mắt to, cá ngừ vây vàng, cá ngừ vây xanh… (T.albacares; T. obesus; T. thynnus…) là các loài cá có giá trị kinh tế cao, là đối tượng khai thác chính của một số nghề khai thác như câu vàng, lưới vây,... Tuy nhiên, do sự tăng nhanh của số lượng tàu khai thác, nên nguồn lợi cá ngừ đại dương đang có nguy cơ cạn kiệt.<br>Hiện nay, một số nước đã phát triển nghề nuôi cá ngừ đại dương với qui mô công nghiệp. Tuy vậy, việc cho đẻ nhân tạo đối với cá ngừ đại dương vẫn còn trong giai đoạn nghiên cứu nên việc cung cấp cá con giống cho nghề nuôi vẫn dựa chủ yếu vào việc đánh bắt ngoài biển. Việc khai thác cá ngừ đại dương giống trên biển là rất khó khăn, phức tạp vì phải đảm bảo con giống còn sống khoẻ mạnh sau khi đã chuyển về các lồng nuôi ...
  • Hội thảo định hướng một số nội dung khai thác, lưu giữ và vận chuyển cá Ngừ Đại Dương giống
    Hội thảo định hướng một số nội dung khai thác, lưu giữ và vận chuyển cá Ngừ Đại Dương giống
    Ngày 7 tháng 11 năm 2008, Viện Nghiên Cứu Hải Sản đã tổ chức hội thảo bàn giải pháp để thực hiện một số nội dung nghiên cứu của đề tài “ Nghiên cứu ngư trường, công nghệ khai thác cá ngừ đại dương giống (Thunnus albacares; Thunnus obesus) phục vụ nuôi thương phẩm”.<br>Tham dự hội thảo có trên 50 đại biểu đại diện cho Bộ Khoa học Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, đại diện Ban chủ nhiệm Chương trình KC06, Lãnh đạo Viện Nghiên cứu Hải sản, các chuyên gia nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực khai thác và các lĩnh vực có liên quan trong và ngoài Viện. ...
  • Ảnh hưởng của bão và áp thấp nhiệt đới đến tàu thuyền khai thác hải sản
    Ảnh hưởng của bão và áp thấp nhiệt đới đến tàu thuyền khai thác hải sản
    Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, hàng năm chịu ảnh hưởng bởi diễn biến thời tiết khắc nghiệt như: bão và áp thấp nhiệt đới thường kèm theo mưa giông, kết hợp với triều cường gây ra lũ lụt làm thiệt hại nặng nề về người và của. Trong những năm gần đây thiệt hại do bão và áp thấp nhiệt đới gây ra ngày càng thảm khốc, ước tính tổng thiệt hại hàng năm lên đến hàng tỷ đồng.<br>Do sự bùng nổ dân số, tình trạng chặt phá rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ ngày càng gia tăng và biến đổi khí hậu làm cho tình hình thời tiết ngày một trở nên khắc nghiệt ảnh hưởng tới cuộc sống của cộng đồng ngư dân ven biển đặc biệt là ngư dân sinh sống bằng nghề khai thác hải sản. ...
  • Một số vấn đề kinh tế xã hội nghề cá các tỉnh ven biển Vịnh Bắc Bộ
    Một số vấn đề kinh tế xã hội nghề cá các tỉnh ven biển Vịnh Bắc Bộ
    Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, nghề cá Việt Nam trong những năm qua đã có những bước phát triển đáng kể và đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của đất nước. Sự phát triển của nghề cá Việt Nam dựa trên 2 lĩnh vực chính đó là khai thác hải sản và nuôi trồng thuỷ sản. Trong đó lĩnh vực khai thác hải sản có vai trò rất quan trọng. Khai thác hải sản đã tạo ra việc làm và thu nhập cho hàng triệu lao động, góp phần vào công cuộc xoá đói giảm nghèo cho đất nước và bảo vệ an ninh chủ quyền trên các vùng biển của tổ quốc. ...
  • Một số vấn đề kinh tế xã hội nghề cá các tỉnh ven biển Vịnh Bắc Bộ
    Một số vấn đề kinh tế xã hội nghề cá các tỉnh ven biển Vịnh Bắc Bộ
    Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, nghề cá Việt Nam trong những năm qua đã có những bước phát triển đáng kể và đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của đất nước. Sự phát triển của nghề cá Việt Nam dựa trên 2 lĩnh vực chính đó là khai thác hải sản và nuôi trồng thuỷ sản. Trong đó lĩnh vực khai thác hải sản có vai trò rất quan trọng. Khai thác hải sản đã tạo ra việc làm và thu nhập cho hàng triệu lao động, góp phần vào công cuộc xoá đói giảm nghèo cho đất nước và bảo vệ an ninh chủ quyền trên các vùng biển của tổ quốc ...
  • Hiện trạng khai thác và sử dụng nguồn lợi cá mòi cờ hoa trên các sông ở khu vực Bắc Bộ
    Hiện trạng khai thác và sử dụng nguồn lợi cá mòi cờ hoa trên các sông ở khu vực Bắc Bộ
    Cá mòi cờ hoa (Clupanodon thrissa) là nguồn lợi quan trọng của cộng đồng ngư dân ở trên các sông thuộc Bắc Bộ. Trong những năm gần đây, do sự gia tăng cường lực khai thác và đặc biệt là việc sử dụng các ngư cụ khai thác có hại ở các bãi đẻ trên các sông thuộc Bắc Bộ và sự ô nhiễm môi trường nước đã làm cho nguồn lợi thủy sản trên các sông nói chung và nguồn lợi cá mòi cờ hoa nói riêng đang suy giảm nhanh chóng. Nhận thức rõ những vấn đề này, các nhà khoa học và quản lý nghề cá đang cố gắng tìm ra các giải pháp nhằm đảm bảo việc khai thác một cách hợp lý để phục hồi và phát triển nguồn lợi cá mòi cờ hoa trên các sông theo hướng bền vững. ...
  • Nghiên cứu áp dụng nghề câu cá ngừ Đại Dương quanh chà ở ngư trường có độ sâu lớn
    Nghiên cứu áp dụng nghề câu cá ngừ Đại Dương quanh chà ở ngư trường có độ sâu lớn
    Nghề câu tay cá ngừ đại dương quanh các cụm chà thả ở ngư trường có độ sâu lớn đã được ngư dân Philippin ứng dụng thành công, hiệu quả khai thác thu được khá cao. Đối với ngư dân Việt Nam nghề này còn xa lạ và mới mẻ, vì thế để nghiên cứu ứng dụng nghề câu tay cá ngừ đại dương quanh chà ở ngư trường có độ sâu lớn trên vùng biẻn của Việt Nam, đề tài “Nghiên cứu cải tiến và ứng dụng công nghệ mới trong nghề câu cá ngừ đại dư­ơng ở vùng biển miền Trung và Đông Nam Bộ” đã thực hiện các nghiên cứu về cải tiến chà và thả chà ở ngư trường có độ sâu lớn để tập trung cá ngừ đại dương và nghiên cứu cải tiến ngư cụ, phương pháp khai thác. Từ nghiên cứu thử nghiệm, bước đầu đề tài đã ứng dụng kỹ thuật câu cá ngừ quanh chà vào điều kiện thực tế của biển Việt Nam ...
  • HỘI THẢO “ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU CẢI TIẾN TÀU LƯỚI VÂY MẠN SANG TÀU LƯỚI VÂY ĐUÔI Ở VIỆT NAM”
    HỘI THẢO “ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU CẢI TIẾN TÀU LƯỚI VÂY MẠN SANG TÀU LƯỚI VÂY ĐUÔI Ở VIỆT NAM”
    Ngày 26/4/2013 Viện Nghiên cứu Hải sản đã tổ chức Hội thảo “Định hướng nghiên cứu cải tiến tàu lưới vây mạn sang tàu lưới vây đuôi ở Việt Nam” để lấy ý kiến góp ý cho phương án tính toán thiết kế cải tiến tàu, thiết bị và ngư cụ phục vụ cho các nội dung nghiên cứu của đề tài “Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ khai thác cá ngừ bằng lưới vây đuôi ở vùng biển Việt Nam”, mã số KC.06.23/11-15 do ThS. Đoàn Văn Phụ làm chủ nhiệm. TS. Nguyễn Long, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hải sản chủ trì Hội thảo. ...