Thông tin chung

Tác giả/Author: ThS. Cao Văn Hùng
Ngày phát hành/Issued date: 08/02/2022
Đơn vị phát hành/Issued by: Viện nghiên cứu Hải sản

Nội dung

Tên nhiệm vụ: Điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản, môi trường sống các loài thủy sản và nghề cá thương phẩm trên địa bàn tỉnh Bến Tre

Cấp quản lý: Cấp tỉnh

Tổ chức chủ trì: Phân viện Nghiên cứu hải sản phía Nam – Viện NCHS

Họ và tên chủ nhiệm: ThS. Cao Văn Hùng

Họ và tên người tham gia chính:

TT

Họ và tên

Cơ quan công tác

1

ThS. Cao Văn Hùng

Phân viện NCHS phía Nam

2

TS. Phạm Quốc Huy

Phân Viện NCHS phía Nam

3

ThS. Nguyễn Như Sơn

Phân Viện NCHS phía Nam

4

ThS. Phạm Văn Long

Phân Viện NCHS phía Nam

5

TS. Vũ Việt Hà

Viện Nghiên cứu Hải sản

6

TS. Nguyễn Văn Giang

Viện Nghiên cứu Hải sản

7

ThS. Trương Văn Tuân

Viện Nghiên cứu Hải sản

8

TS. Bùi Thanh Hùng

Viện Nghiên cứu Hải sản

9

TS. Huỳnh Văn Hiền

Trường Đại Học Cần Thơ

10

ThS. Nguyễn Hải Bằng

Chi cục Thủy sản Bến Tre

Mục tiêu của nhiệm vụ:

Đánh giá được hiện trạng nguồn lợi thủy sản, môi trường sống của loài thủy sản, nghề cá thương phẩm trên địa bàn tỉnh và đề ra các giải pháp bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản, môi trường sống các loài thủy sản và quản lý, phát triển nghề cá thương phẩm tỉnh Bến Tre theo hướng hiện đại, bền vững và có trách nhiệm.

Kết quả thực hiện:

Thành phần loài  trong các chuyến khảo sát bằng lưới kéo đáy cá và lưới kéo đáy tôm giai đoạn 2020-2021 đã bắt gặp 303 loài/nhóm loài thuộc 208 giống và 104 họ hải sản. Trong đó, mùa gió Đông Bắc bắt gặp 255 loài thuộc 175 giống và 90 họ hải sản, mùa gió Tây Nam bắt gặp 225 loài thuộc 146 giống và 82 họ hải sản. Vùng biển ven bờ bắt gặp 236 loài thuộc 154 giống và 77 họ hải sản, vùng lộng bắt gặp 255 loài thuộc 159 giống và 82 họ. Tổng trữ lượng hải sản vùng biển Bến Tre ước tính khoảng 56.507 tấn và khả năng khai thác khoảng 28.254 tấn. Trữ lượng vùng biển ven bờ khoảng 18.252 tấn chiếm khoảng 32,3% và vùng lộng với trữ lượng khoảng 38.255 tấn chiếm tỷ lệ khoảng 67,7%. Tỷ lệ cá nổi chiếm khoảng 96,2% và hải sản tầng đáy khoảng 3,8%.

Nguồn giống thủy sản ở vùng biển Bến Tre, kết quả đã xác định được tổng số 30 loài/nhóm và 41 họ đối với nguồn giống cá và 13 loài/nhóm loài tôm thuộc 13 họ đối với nguồn giống tôm. Cá con phân bố tập trung chủ yếu với mật độ cao ở vùng bờ với mật độ trứng cá trung bình toàn vùng biển đạt 2.872 TC/1.000 m3 tầng mặt và 648 TC/1.000 m3 tầng thẳng đứng và mật độ cá con là 150 CC/1.000 m3 tầng mặt và 328 CC/1.000 m3 tầng thẳng đứng. Ấu trùng, tôm con có xu hướng tập trung với mật độ cao ở các vùng cửa sông, ven rừng ngập mặn thuộc vùng bờ với mật độ trung bình của ATT-TC là 3.885 cá thể/1.000m3.

Các yếu tố môi trường bao gồm: nhiệt độ, độ muối nước biển và hàm lượng chlorophyll a có sự biến động theo mùa gió. Nhiệt độ nước biển dao động từ 26,8-31,5°C; độ mặn nước biến dao động từ  6,6 - 33,3‰; Hàm lượng Chlorophyll a dao động từ 0,17 – 14,37µg/l. Kết quả phân tích sự tương quan giữa yếu tố môi trường và nguồn lợi cho thấy, yếu tố là độ sâu, nhiệt độ và thời gian có ảnh hưởng nhiều nhất đến năng suất khai thác đạt 49,6%, 03 yếu tố còn lại là độ muối, hàm lượng chlorophyll a và dòng chảy có ảnh hưởng không nhiều chỉ có 7,7%.

Thành phần loài TVPD ở vùng biển Bến Tre đã xác định được 254 loài, có 207 loài TVPD bắt gặp trong mùa gió Đông Bắc và 186 loài TVPD trong mùa gió Tây Nam. Ngành tảo Silic (Bacillariophyta) và tảo Giáp (Pyrrophyta) chiếm ưu thế với số loài lần lượt là 140 loài (55,1%) và 112 loài (44,1%), ngành tảo Lam (Cyanobacteria) xuất hiện với thành phần thấp nhất với 02 loài (0,8%). Đối với ĐVPD đã xác định được 217 loài thuộc 5 ngành động vật. Trong đó, mùa gió Đông Bắc xác định được 176 loài và mùa gió Tây Nam xác định được 125 loài cùng ở 5 ngành. Nhóm giáp xác chân chèo (Copepoda) vẫn chiếm tỉ lệ cao nhất.

Mùa gió Đông Bắc có cường lực khai thác là 104.608 ngày tàu và mùa gió Tây Nam là 94.068 ngày tàu. Sản lượng khai thác của đội tàu Lmax < 15 tỉnh Bến Tre 2021 ước tính khoảng 20.907 tấn. Trong đó, mùa gió Đông Bắc là 9.327 tấn và mùa gió Tây Nam là 11.579 tấn.

Sản lượng khai thác bền vững tối ưu ở vùng biển Bến Tre là 21.138 tấn tương ứng 1.379 tàu. Đối với nghề lưới kéo, sản lượng khai thác bền vững tối đa được xác định là 14.143 tấn với ngưỡng cường lực tương ứng là 582 tàu chuẩn. Đối với nghề lưới rê, sản lượng khai thác bền vững tối là 3.616 tấn tương ứng 708 tàu. Nghề lồng bẫy sản lượng khai thác bền vững tối đa là 570 tấn và cường lực tương ứng là 68 tàu và nghề lưới đáy là 2.809 tấn tương ứng 22 tàu.

Đã bắt gặp 90 loài có giá trị kinh tế ở vùng biển Bến Tre (53 loài cá, 17 loài tôm, 9 loài cua - ghẹ, 5 loài chân bụng, 4 loài chân đầu và 2 loài hai mảnh vỏ). Bắt gặp 12 loài thuộc các bậc nguy cấp khác nhau. Bậc EN- Endangered (nguy cấp) 1 loài, bậc VU-Vulnerablae (sẽ nguy cấp) là 5 loài, bậc NT-Near Threatened là 6 loài.

Thời gian: Từ 8/2020 đến 02/2022

Kinh phí thực hiện: 2.193.388.612 đồng