Thông tin chung
Tác giả/Author: ThS. Phan Đăng LiêmNgày phát hành/Issued date: 25/01/2024
Đơn vị phát hành/Issued by: Viện nghiên cứu Hải sản
Nội dung
1) Tên nhiệm vụ: Xây dựng mô hình tời thủy lực thu lưới rê tầng đáy cho các đội tàu khai thác hải sản xa bờ
2) Cấp quản lý: Bộ NN&PTNT (dự án Khuyến nông)
3) Tổ chức chủ trì: Viện nghiên cứu Hải sản
4) Họ và tên chủ nhiệm: ThS. Phan Đăng Liêm
5) Thành viên tham gia chính:
ThS. Đỗ Văn Thành
ThS. Lê Văn Bôn
ThS. Phạm Văn Tuyển
ThS. Phạm Văn Tuấn
ThS. Lại Huy Toản
KS. Nguyễn Thành Công
KS. Nguyễn Ngọc Sửa
ThS. Phạm Văn Vĩnh
KS. Tạ Đình Sáng
KS. Lê Thuận Trung
KS. Nguyễn Đức Thắng
6) Mục tiêu của nhiệm vụ:
* Mục tiêu tổng quát:
- Nâng cao năng suất lao động, năng lực khai thác, giảm số lượng lao động.
- Tăng hiệu quả kinh tế và tăng độ an toàn khi thao tác cho các đội tàu lưới rê tầng đáy khai thác xa bờ.
* Mục tiêu cụ thể:
- Xây dựng được 12 mô hình tời thủy lực thu lưới rê tầng đáy cho 12 tàu làm nghề lưới rê tầng đáy khai thác ở vùng khơi nhằm nâng cao năng suất lao động, năng lực khai thác, giảm từ 02 - 03 lao động và giảm sức lao động, tăng hiệu quả kinh tế và tăng độ an toàn trong quá trình khai thác.
- Đào tạo tập huấn kỹ thuật gắn với mô hình từ đầu đến cuối cho 660 lượt người tham dự (cả tàu trong và ngoài mô hình).
- Thông tin tuyên truyền: Xây dựng các pano, bảng hiệu, poster; tuyên truyền quảng cáo trên các phương tiện thông tin của Trung ương và địa phương; tổ chức 12 cuộc hội nghị đầu bờ, tham quan; 12 cuộc tổng kết mô hình và 03 cuộc sơ kết dự án hàng năm.
- Nhân rộng mô hình tối thiểu 15%.
7) Kết quả thực hiện:
1. Hoàn thành việc xây dựng các mô hình trình diễn theo Quyết định số 924/QĐ-BNN-TC ngày 17/3/2020 và các quyết định điều chỉnh, cụ thể:
- Hoàn thành 11 mô hình tời thủy lực thu lưới rê tầng đáy trên 11 tàu tại các tỉnh/thành phố, gồm: Hải Phòng, Nghệ An, Quảng Bình và Quảng Trị.
- Hoàn thành 11 cuộc tổng kết mô hình, với 335 người tham gia.
- Hoàn thành 03 cuộc sơ kết dự án, với 127 người tham gia.
2. Đã hoàn thành công tác đào tạo, tập huấn kỹ thuật mô hình, cụ thể như sau:
- Hoàn thành 11 lớp tập huấn mô hình trình diễn, với 110 người tham gia.
- Hoàn thành 11 lớp đào tạo, tập huấn ngoài mô hình, với 332 người tham gia.
3. Hoàn thành công tác thông tin, tuyên truyền của dự án, cụ thể như sau:
- Hoàn thành đầy đủ 11 hội nghị đầu bờ, với 391 người tham gia.
- Xây dựng được 01 bộ tài liệu, 01 video phục vụ các hoạt động đào tạo, tập huấn và tăng cường công tác thông tin, tuyền truyền.
- In và phát cho cộng đồng ngư dân 2.025 tờ poster; viết 02 bài báo và tham gia 02 hội thảo để tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền.
- Xây dựng và gắn được 11 pano, biển hiệu lên các tàu tham gia mô hình.
4. Thực hiện đầy đủ công tác kiểm tra, giám sát đánh giá dự án, cụ thể:
- Ban chủ nhiệm dự án đã cử các đoàn cán bộ phối hợp với Chi cục Thủy sản, Trung tâm Khuyến nông để kiểm tra, giám sát từ công đoạn bàn giao thiết bị, lắp đặt, vận hành và đánh giá hiệu quả của các mô hình.
- Viện nghiên cứu Hải sản tiến hành 03 đợt kiểm tra hồ sơ tại Viện và 02 đoàn kiểm tra thực địa tại Nghệ An.
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (gồm: Vụ Tài chính, Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia) tiến hành 02 đợt kiểm tra, tham quan mô hình tại Nghệ An và Hải Phòng. Qua kiểm tra đoàn đánh giá cao kết quả đạt được của dự án.
5. Về hiệu quả kinh tế - xã hội của mô hình:
- Sản lượng khai thác trung bình của các tàu tham gia mô hình đạt 3,8 tấn/chuyến, cao hơn tàu ngoài mô hình (đạt 3,35 tấn/chuyến) khoảng 1,13 lần.
- Lợi nhuận trung bình của các tàu tham gia mô hình đạt 56,7 tr.đ/tàu/chuyến, cao hơn tàu ngoài mô hình (đạt 46,5 tr.đ/tàu/chuyến) khoảng 1,22 lần; Thu nhập của lao động trung bình đạt 8,6 tr.đ/người/tháng (chưa tính đầu tư thêm lưới).
- Năng suất lao động theo sản lượng khai thác và doanh thu của tàu mô hình cao hơn so với tàu ngoài mô hình lần lượt là 1,28 lần và 1,29 lần.
- Về giải quyết lực lượng lao động: Khi lắp tời thủy lực sẽ giảm từ 2-3 lao động/tàu, từ đó giúp ngư dân giảm áp lực tìm kiếm lao động đi biển đang thiếu trầm trọng như hiện nay. Bên cạnh đó, khi sử dụng hệ thống này thời gian thu lưới nhanh hơn và lao động ít bị mất sức hơn nên có thể tăng thêm từ 25-30 cheo lưới. Thời gian hoàn vốn khi đầu tư hệ thống tời thủy lực khoảng 10,2 tháng.
6. Khả năng nhân rộng của dự án: Đã nhân rộng được thêm khoảng 163 tàu.
8) Thời gian bắt đầu - kết thúc: 3/2020 - 12/2022
9) Kinh phí thực hiện: 4.043,55 triệu đồng, trong đó kinh phí từ NSNN: 3.000,0 triệu đồng, nguồn đối ứng: 1.043,55 triệu đồng