Thông tin chung
Tác giả/Author: ThS. Phan Đăng LiêmNgày phát hành/Issued date: 25/01/2024
Đơn vị phát hành/Issued by: Viện nghiên cứu Hải sản
Nội dung
1) Tên nhiệm vụ: Tư vấn xây dựng Đề án chuyển đổi nghề khai thác thủy sản trên địa bàn thành phố Hải Phòng đến năm 2025
2) Cấp quản lý: Thành phố Hải Phòng
3) Tổ chức chủ trì: Viện nghiên cứu Hải sản
4) Họ và tên chủ nhiệm: ThS. Phan Đăng Liêm
5) Thành viên tham gia chính:
- ThS. Phạm Văn Tuyển
- ThS. Lại Huy Toản
- ThS. Phạm Văn Tuấn
- KS. Nguyễn Ngọc Sửa
- KS. Nguyễn Thành Công
- ThS. Lê Văn Bôn
- KS. Đỗ Văn Thành
- TS. Nguyễn Văn Giang
- ThS. Mai Công Nhuận
- ThS. Nguyễn Văn Hải
- ThS. Trần Quang Thư
6) Mục tiêu của nhiệm vụ:
* Mục tiêu tổng quát: Đến năm 2025 hoàn thành việc điều tra đánh giá hiện trạng nguồn lợi, điều chỉnh cơ cấu đội tàu và phân bổ hạn ngạch cho đội tàu khai thác vùng biển ven bờ và vùng lộng Hải Phòng; chuyển đổi nghề cho ngư dân có hoạt động bị cấm khai thác, nghề xâm hại đến nguồn lợi, môi trường từng bước đưa nghề cá Hải Phòng phát triển hiệu quả, bền vững và có trách nhiệm.
* Mục tiêu cụ thể:
- Giai đoạn từ năm 2020-2021: i) Đánh giá hiện trạng nguồn lợi hải sản vùng biển ven bờ và vùng lộng của thành phố Hải Phòng; ii) Đánh giá năng lực khai thác của các nghề ở vùng biển ven bờ và vùng lộng thành phố Hải Phòng; iii) Đề xuất sắp xếp lại cơ cấu nghề khai thác, phân bổ hạn ngạch phù hợp cho các đội tàu khai thác ở vùng biển ven bờ và vùng lộng thành phố Hải Phòng; iv) Đề xuất giải pháp về tổ chức, quản lý, cơ chế, chính sách phát triển đội tàu khai thác ở vùng biển ven bờ và vùng lộng TP Hải Phòng theo hướng bền vững phù hợp với trữ lượng nguồn lợi hải sản.
- Giai đoạn từ năm 2022 - 2025: i) Ban hành và tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách về phát triển đội tàu khai thác ở vùng biển ven bờ và vùng lộng thành phố Hải Phòng theo hướng bền vững phù hợp với trữ lượng nguồn lợi hải sản; ii) Ban hành và thực hiện chính sách chuyển đổi nghề khai thác cho vùng ven bờ và vùng lộng; iii) Đến năm 2025 hoàn thành việc sắp xếp lại cơ cấu tàu thuyền, cơ cấu nghề khai thác thủy sản vùng bờ, vùng lộng theo hạn ngạch khai thác đã đề xuất.
7) Kết quả thực hiện:
1. Đã đánh giá được điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội liên quan đến khai thác và bảo vệ nguồn lợi, gồm:
- Đã tổng hợp, phân tích được các thông tin, tài liệu, số liệu về nguồn lợi hải sản, tình hình hoạt động khai thác, các mô hình chuyển đổi nghề ở các tỉnh trong nước, kinh nghiệm quản lý nghề cá của các nước trong khu vực và trên thế giới.
- Đã đánh giá được khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố có liên quan đến khai thác thủy sản.
2. Đã đánh giá được hiện trạng nguồn lợi thủy sản tại các vùng biển (vùng bờ, vùng lộng) của thành phố Hải Phòng:
- Vùng biển Hải Phòng có đa dạng sinh học cao với bắt gặp tổng số 228 loài hải sản.
- Trữ lượng nguồn lợi tức thời ở vùng bờ và vùng lộng Hải Phòng ước tính khoảng 12.767,57 tấn và khả năng khai thác cho phép khoảng 6.383,79 tấn.
- Trứng cá, cá con ở vùng bờ và vùng lộng Hải Phòng đã xác định được tổng số 44 loài/nhóm loài thuộc 34 họ; Mật độ TC trung đạt 2.561 TC/1000m3 và 630 CC/1000m3. Đã xác định được 28 loài/nhóm loài tôm thuộc 15 họ tôm khác nhau ở vùng bờ và vùng lộng của Hải Phòng.
- Mùa sinh sản của các loài hải sản thường gặp ở vùng biển ven bờ Hải Phòng tập trung vào tháng 4 đến tháng 6 (mùa sinh sản chính) và từ tháng 10 đến tháng 11 (mùa sinh sản phụ).
- Đã xác định được khu vực bãi đẻ, bãi ương nuôi và đề xuất phạm vi khoanh vùng bảo vệ nguồn giống hải sản ở vùng biển Hải Phòng gồm: vùng biển Tây Nam Long Châu; vùng ven biển Cát Bà; vùng ven biển Hải Phòng.
3. Đã đánh giá được hiện trạng nghề khai thác thủy sản tại thành phố Hải Phòng:
- Đã đánh giá được vị trí, vai trò khai thác thủy sản.
- Tổng số tàu thuyền khai thác thủy sản của Hải Phòng là 1.958 chiếc (gồm: 1.812 chiếc tàu khai thác và 146 chiếc tàu dịch vụ hậu cần).
+ Tàu thuyền khai thác hải sản ở vùng bờ và vùng lộng Hải Phòng chủ yếu là vỏ gỗ, chất lượng, tuổi thọ còn khá tốt và đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật theo qui định.
+ Tổng vốn đầu tư có sự chênh lệch khá lớn giữa các nhóm chiều dài tàu và các nghề khai thác ở vùng bờ và vùng lộng.
+ Kích thước mắt lưới ở bộ phận tập trung cá của các loại nghề khai thác ở vùng bờ và vùng lộng Hải Phòng đều vi phạm theo quy định tại Thông tư số 19/2018/TTBNNPTNT. Trong đó, lưới kéo, lưới chụp là 100% vi phạm.
+ Lao động khai thác thủy sản ở Hải Phòng vẫn còn thiếu, chưa đáp ứng đủ cho các tàu khai thác.
+ Năng suất khai thác của đội tàu khai thác ở vùng bờ và vùng lộng thấp (đạt từ 6,0-706,4 kg/tàu/ngày) và đều có xu hướng suy giảm so với 5 năm trước.
+ Tổng sản lượng khai thác ở vùng bờ và vùng lộng Hải Phòng trong năm 2021 là 27.976 tấn.
- Lợi nhuận trung bình của đội tàu khai thác ở vùng bờ và vùng lộng đạt từ 65,9670,8 tr.đ/tàu/năm và cũng có xu hướng giảm so với 5 năm trước đây.
4. Đã đề xuất được hạn ngạch khai thác vùng bờ, vùng lộng và giải pháp sắp xếp lại cơ cấu tàu thuyền, cơ cấu nghề khai thác phù hợp ở vùng biển ven bờ của thành phố Hải Phòng, gồm:
- Cường lực khai thác (số tàu) bền vững tối ưu ở vùng bờ và vùng lộng Hải Phòng dao động từ Hải Phòng dao động từ 1.233 chiếc đến 1.235 chiếc.
- Sản lượng khai thác tối đa tại vùng bờ và vùng lộng dao động từ 35.440-40.173 tấn.
- Lộ trình điều chỉnh, sắp xếp lại cơ cấu tàu thuyền được thực hiện từ năm 2022-2025 (bao gồm cả đội tàu nhỏ hơn 6 mét).
- Tổng hạn ngạch giấy phép khai thác hải sản đề xuất ở vùng bờ và vùng lộng Hải Phòng là 824 giấy phép, trong đó vùng bờ là 398 giấy phép, vùng lộng là 426 giấy phép.
- Đề xuất 03 vùng bảo vệ nguồn giống hải sản ở vùng biển Hải Phòng, gồm: vùng biển Tây Nam Long Châu; vùng ven biển Cát Bà; vùng ven biển Hải Phòng.
5. Đã đề xuất được các giải pháp về tổ chức, quản lý, cơ chế, chính sách phát triển đội tàu khai thác ở vùng biển ven bờ và vùng lộng thành phố Hải Phòng và xây dựng dự thảo “Đề án chuyển đổi nghề khai thác thủy sản trên địa bàn thành phố Hải Phòng đến năm 2025”, gồm:
- Đã đánh giá được kết quả thực hiện các quy định, chương trình, dự án, chính sách liên quan trong lĩnh vực khai thác thủy sản trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2015-2020.
- Đã xây dựng được dự thảo “Đề án chuyển đổi nghề khai thác thủy sản trên địa bàn thành phố Hải Phòng đến năm 2025”.
- Đã đề xuất được 10 giải pháp để triển khai thực hiện đề án, gồm: giải pháp về công tác thông tin, tuyên truyền; giải pháp về đào tạo nghề cho ngư dân; giải pháp về tổ chức sản xuất; giải pháp về nâng cao năng lực quản lý nhà nước, nguồn lực lao động; giải pháp về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; giải pháp về khoa học công nghệ; giải pháp về cơ chế, chính sách; giải pháp về nguồn lực và giải pháp về quản lý nhà nước.
- Đã tổ chức 05 hội thảo, hội nghị xin ý kiến các chuyên gia, nhà quản lý, doanh nghiệp, cá ngư dân,… đóng góp cho đề án.
8) Thời gian bắt đầu - kết thúc: 11/2020 - 01/2022
9) Kinh phí thực hiện: 3.035,945 triệu đồng, trong đó kinh phí từ NSNN: 3.035,945 triệu đồng, nguồn khác: 0 triệu đồng