Thông tin chung

Tác giả/Author: TS. Vũ Việt Hà
Ngày phát hành/Issued date: 18/06/2024
Đơn vị phát hành/Issued by: Viện nghiên cứu Hải sản

Nội dung

1) Tên nhiệm vụ: Tư vấn lập dự án điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của các loài thủy sản trên vùng biển Kiên Giang

2) Cấp quản lý: Cấp tỉnh Kiên Giang

3) Tổ chức chủ trì: Viện nghiên cứu Hải sản

4) Họ và tên chủ nhiệm: TS. Vũ Việt Hà

5) Thành viên tham gia chính:

TS. Nguyễn Khắc Bát

TS. Hoàng Đình Chiều

TS. Nguyễn Văn Giang

TS. Mai Công Nhuận

ThS. Từ Hoàng Nhân

ThS. Đào Thị Liên

ThS. Nguyễn Văn Hải

ThS. Vũ Thị Hậu

ThS. Trần Thị Ngọc Ánh

ThS. Nguyễn Hoàng Minh

ThS. Thái Thị Kim Thanh

ThS. Phạm Văn Tuấn

TS. Nguyễn Văn Hướng

ThS. Nguyễn Ngọc Tuấn

ThS. Nguyễn Công Thành

6) Mục tiêu của nhiệm vụ: Tư vấn lập dự án điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của các loài thủy sản trên vùng biển Kiên Giang.

7) Kết quả thực hiện:

Các yếu tố môi trường cơ bản ở vùng biển ven bờ và vùng lộng Kiên Giang thể hiện đặc trưng theo mùa rõ rệt.

Vùng biển Kiên Giang là nơi có đa dạng sinh học cao với 1.525 loài sinh vật đã bắt gặp và được thống kê. Trong số các loài hải sản bắt gặp ở vùng biển, có 3 loài được xếp loại nguy cấp (EN) 8 loài được xếp loại sắp nguy cấp (VU)  và 9 loài được xếp loại sắp bị đe doạ (NT) theo danh lục đỏ IUCN. Theo sách đỏ Việt Nam thì ở vùng biển Kiên Giang có 5 loài được xếp loại nguy cấp và 8 loài được xếp loại sắp nguy cấp.

Cấu trúc nguồn lợi hải sản ở vùng biển Kiên Giang có sự thay đổi với sự suy giảm tỉ trọng của các đối tượng hải sản kinh tế và tăng lên của các nhóm cá tạp, ghẹ tạp. Phân bố của các nhóm nguồn lợi hải sản có sự thay đổi theo mùa rõ rệt.

Bãi đẻ, bãi giống hải sản ở vùng biển Kiên Giang phân bố rải rác ở vùng biển ven bờ, ven đảo. Trong đó, khu vực có mật độ phân bố nguồn giống cá cao nhất là khu vực quần đảo An Thới đến quần đảo Nam Du và quần đảo Bà Lụa. Nhóm tôm biển phân bố với mật độ cao ở vùng ven biển từ Rạch Giá đến An Minh. Nhóm động vật chân đầu, chủ yếu là mực ống và mực nang phân bố với mật độ cao ở khu vực quần đảo An Thới trong mùa gió Đông Bắc và khu vực ven biển An Minh tiếp giáp với khu vực khai thác chung của Cà Mau và Kiên Giang.

Trữ lượng tức thời nguồn lợi hải sản ở vùng biển Kiên Giang ước tính khoảng 230,524 ngàn tấn, dao động trong khoảng 205-255 ngàn tấn.

Hoạt động khai thác hải sản của các đội tàu Kiên Giang có sự di chuyển ngư trường rất rộng, đặc biệt là nghề lưới kéo và nghề lưới vây. Sản lượng khai thác ở vùng biển Kiên Giang đã vượt ngưỡng sản lượng khai thác bền vững tối đa. Cường lực khai thác của các nghề khai thác chính như lưới kéo đôi, lưới kéo đơn, lưới vây ánh sáng đã vượt rất xa cường lực khai thác cho phép. Hệ số khai thác đối với một số loài hải sản kinh tế thường gặp đang ở ngưỡng cao đến rất cao, là bằng chứng khẳng định các loài đã bị khai thác quá mức.

Để bảo vệ nguồn lợi, giảm cường lực khai thác và giảm thiểu khai thác xâm hại cần cấm khai thác có thời hạn đối với toàn bộ khu vực từ vịnh Rạch Giá đến Hà Tiên, bờ Đông Phú Quốc và quần đảo Nam Du từ 01/4 đến 30/6 hàng năm và giữ nguyên phạm vi khu vực cấm khai quanh năm hiện có.

Hạn ngạch giấy phép khai thác đối với vùng biển ven bờ và vùng lộng tỉnh Kiên Giang được xác định là 5.252 giấy phép cho tàu cá có kích thước 6-12m và ở vùng lộng là 1.485 giấy phép cho tàu cá có kích thước 12-15m.

8) Thời gian bắt đầu - kết thúc: 11/2022 - 02/2024.

9) Kinh phí thực hiện: 3.310,86 triệu đồng, trong đó kinh phí từ NSNN: 3.310,86 triệu đồng, nguồn khác: 0 triệu đồng