Thông tin chung
Tác giả/Author: TS. Nguyễn Công ThànhNgày phát hành/Issued date: 10/06/2024
Đơn vị phát hành/Issued by: Viện nghiên cứu Hải sản
Nội dung
1) Tên nhiệm vụ: Quan trắc và phân tích môi trường vùng Đông - Tây Nam Bộ, biển Côn Sơn và vùng nuôi cá biển tập trung, năm 2023
2) Cấp quản lý: Bộ NN&PTNT
3) Tổ chức chủ trì: Viện nghiên cứu Hải sản
4) Họ và tên chủ nhiệm: ThS. Nguyễn Công Thành
5) Thành viên tham gia chính:
ThS. Trần Quang Thư
ThS. Trương Văn Tuân
CN. Lưu Ngọc Thiện
KS. Đỗ Thị Tuyết
ThS. Thái Thị Kim Thanh
KS. Nguyễn Thị Ánh
TS. Lê Tuấn Sơn
KS. Nguyễn Minh Đức
ThS. Nguyễn Thị Phương Thảo
6) Mục tiêu của nhiệm vụ:
● Mục tiêu chung:
- Có được số liệu, hiện trạng và diễn biến chất lượng môi trường vùng biển Đông - Tây Nam Bộ, biển Côn Sơn, Bạch Long Vỹ và vùng nuôi hải sản tập trung.
- Cung cấp số liệu, báo cáo kết quả quan trắc kịp thời phục vụ cho công tác quản lý và chỉ đạo sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ an ninh chủ quyền.
● Mục tiêu cụ thể:
- Cung cấp thông tin, số liệu môi trường phục vụ công tác quản lý môi trường, phát triển kinh tế - xã hội, an ninh và chủ quyền vùng biển Đông - Tây Nam Bộ, biển Côn Sơn và biển Bạch Long Vỹ của Quốc gia.
- Đánh giá được hiện trạng, diễn biến chất lượng môi trường và các vấn đề suy thoái ô nhiễm môi trường vùng biển Đông - Tây Nam Bộ, biển Côn Sơn, biển Bạch Long Vỹ và vùng nuôi cá biển phục vụ công tác giám sát và cảnh báo môi trường biển, phát triển sản xuất của ngành thủy sản.
- Cập nhật thông tin, số liệu; đánh giá được hiện trạng chất lượng môi trường; cảnh báo nguy cơ ô nhiễm và sự cố môi trường tại một số vùng nuôi cá biển tập trung.
7) Kết quả thực hiện:
1. Nhiệm vụ đã hoàn thành các nội dung quan trắc ở vùng biển Tây Nam Bộ, biển Côn Sơn, Bạch Long Vĩ, vùng nuôi cá biển ở Cát Bà - Hải Phòng, Vĩnh Tân - Bình Thuận và Long Sơn - Vũng Tàu theo thuyết minh được phê duyệt. Số liệu quan trắc đã cung cấp và cập nhật vào cơ sở dữ liệu môi trường Quốc gia và ngành Thủy sản, phục vụ công tác quản lý và thực tiễn sản xuất của Bộ TNMT, Bộ NN&PTNT và địa phương.
2. Kết quả quan trắc môi trường ở vùng biển Tây Nam Bộ và biển Côn Sơn:
- Hầu hết các thông số môi trường nước được quan trắc gồm các thông số môi trường cơ bản, muối dinh dưỡng, kim loại nặng, CN- , dầu đều nằm trong GHCP theo QCVN 10:2023/BTNMT, ngoại trừ một số điểm có hàm lượng N-NH4 + vượt GHCP này. Tuy nhiên, so với GHCP theo ngưỡng đề xuất của ASEAN, các thông số P-PO4 3- , N-NO3 - và N-NH4 + , Cu, Pb đã gần đạt và vượt GHCP. Vùng biển Bạch Long Vĩ, Côn Sơn có hàm lượng/giá trị các thông số môi trường ổn định hơn vùng biển Tây Nam Bộ.
- Hàm lượng N-NH4 + , Si-SiO3 2- trong nước biển Tây Nam Bộ thể hiện xu hướng tăng so với kết quả QT năm trước đây. Hàm lượng dầu cũng có xu hướng tăng ở cả 2 vùng biển so với kết quả QT trong các năm gần đây. Độ muối vùng biển Tây Nam Bộ biến động lớn, giảm thấp trong đợt tháng 10-11/2023, nhất là các trạm ven bờ (1, 7, 10 và 11).
- Đã xác định được 220 loài TVPD trong tháng 5-6 và 246 loài trong tháng 10-11/2023 ở vùng biển Tây Nam Bộ; ở vùng biển Côn Sơn là 141 loài và 119 loài ở Bạch Long Vĩ. Mật độ TVPD ở biển Tây Nam Bộ trung bình đạt 79.503tb/l, ở vùng biển Côn Sơn tăng đột biến trong đợt tháng 10-11/2023, trung bình đạt 420.000 tb/l, biển Bạch Long Vĩ đạt 14.368tb/l. Chỉ số H’ ở cả hai vùng biển đều thấp so với năm 2022. Mật độ tảo độc hai trong đợt tháng 11 cao hơn nhiều so với đợt tháng 5-6, nhưng chủ yếu là loài gây hại.
- Sinh vật lượng ĐVPD ở vùng biển Tây Nam Bộ năm 2023 đạt là 620 ct/m3 và 184,5 mg/m3 , biển Côn Sơn là 313ct/m3 và 82,1mg/m3 và Bạch Long Vĩ là 280 ct/m3 và 84,4 mg/m3 . Sinh vật lượng ĐVPD ở cả 2 vùng biển Tây Nam Bộ và biển Côn Sơn đều thấp hơn so với những năm trước đây. Sinh vật lượng ĐVPD ở cả 3 vùng biển quan trắc đều thể hiện tháng 10 - 11/2023 cao hơn so tháng 5 - 6/2023.
- Mật độ thực vật phù du biến động rất lớn theo các năm quan trắc. Năm 2023 ghi nhận mật độ TVPD thấp hơn nhiều so với năm 2022 và 2021, tuy nhiên nhìn chung, mật độ TVPD có xu hướng tăng theo chuỗi các năm 2001 - 2023, tăng mạnh từ năm 2014 và tăng đột biến trong năm 2020 - 2021. Mật độ TVPD tăng cao sẽ có nguy cơ cao xảy ra hiện tượng thủy triều đỏ. Cả số lượng và khối lượng ĐVPD có xu hướng suy giảm mạnh từ năm 2001 đến 2014, tăng nhẹ từ năm 2016 đến nay, nhưng vẫn ở mức thấp so với những năm trước năm 2006.
3. Kết quả quan trắc và cảnh báo ô nhiễm môi trường khu vực nuôi cá biển:
- Hiện trạng môi trường nước:
Ghi nhận hàm lượng DO thấp hơn GHCP xảy ra cục bộ tại Cát Bà - Hải Phòng, Long Sơn - Vũng Tàu và xu hướng giảm theo thời gian thể hiện rõ trong thời gian 2005 – 2017; năm 2023, hàm lượng DO có cải thiện hơn nhưng vẫn duy trì ở mức thấp tương đương giai đoạn 2018 - 2022; hàm lượng DO thấp gây ảnh hưởng trực tiếp đến các loài cá nuôi. Hàm lượng DO tại Vĩnh Tân - Bình Thuận cao hơn GHCP trong các đợt quan trắc.
Hàm lượng dinh dưỡng (N-NO3 - , N-NH4 + , P-PO4 3- ) trong nước quan trắc được giá trị cao hơn GHCP tại điểm nuôi mật độ ô lồng lớn. Trong thời gian 2005 – 2023 hàm lượng dinh dưỡng biến động mạnh và ghi nhận dinh dưỡng thấp trong năm 2023 tại Long Sơn, Cát Bà. Hầu hết thông số dinh dưỡng trong nước vào tháng 9-10/2023 cao hơn tháng 4-5/2023, lúc NR cao hơn so với lúc NL. Hàm lượng dầu mỡ trong nước nước khu vực nuôi lúc NR, NL cao hơn GHCP; hàm lượng COD, BOD5 cao tại những điểm nuôi mật độ lớn và tăng so với cùng thời gian năm 2022 tại Long Sơn và Cát Bà.
Thực vật phù du: Chỉ số đa dạng loài H’ thấp, giá trị tính đa dạng Dv thấp tại Long Sơn, Cát Bà phản ánh môi trường nước khu vực nuôi bị suy giảm và ô nhiễm cục bộ ở mức trung bình đến ô nhiễm nặng tại điểm nuôi mật độ lớn. Tảo độc: Tháng 5/2023, ghi nhận loài tảo Pseudo-nitzschia spp. có khả năng sinh độc tố ASP xuất hiện với mật độ cao tại Cát Bà (4 - 58.333 tế bào/lít); tại Long Sơn (4.000 - 24.000 tế bào/lít). Tại Vĩnh Tân, ghi nhận loài ưu thế Skeletonema spp. có mật độ cao dao động từ 880 - 150.133 tb/l.
Động vật đáy: Mức đa dạng nhóm động vật đáy trong tháng 10/2023 cao hơn tháng 5/2023 tại khu vực Long Sơn và khu vực Cát Bà; ngược lại tại Vĩnh Tân, mức đa dạng động vật đáy trong tháng 5/2023 cao hơn tháng 10/2023.
Vi sinh vật: Ghi nhận mật độ Coliform trong nước khu vực nuôi cao hơn GHCP (1.000MPN/100ml) tại điểm nuôi mât độ lớn phản ánh môi trường nước khu vực nuôi bị ô nhiễm và ảnh hưởng bởi chất thải sinh hoạt. Chỉ tiêu Vibrios, Vi sinh vật hiếu khí luôn cao tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh trên cá biển nuôi.
Bệnh trên cá: Khu vực nuôi Long Sơn - Vũng Tàu, các mẫu cá Bớp, cá Chim, cá Chẽm, cá Hồng bị nhiễm các loài ký sinh: Tháng 5, 7, 11/2023 là những tháng có tỷ lệ mẫu cá nhiễm KST cao hơn so với tháng 5, 9/2023; các mẫu cá bị bệnh đều ghi nhận tỷ lệ 25 - 67% đỉa biển ký sinh, cường độ nhiễm từ (+) đến (+++); trùng bánh xe ghi nhận tỷ lệ mẫu cá nhiếm từ 16 - 83%, cường độ nhiễm từ (+) đến (++); tỷ lệ 16 - 75% mẫu cá nhiễm sán lá đơn chủ, trùng quả dưa nước mặn, cường độ nhiễm ở mức (+).
- Hiện trạng môi trường trầm tích: Trầm tích khu vực nuôi Long Sơn, Cát Bà trong tình trạng ô nhiễm, bề mặt trầm tích nhiều rác, màu đen, mùi hôi thối; hàm lượng COD, Nts, Pts trong trầm tích cao; Trầm tích tại khu vực nuôi Vĩnh Tân chủ yếu là cát, màu vàng; hàm lượng các thông số môi trường thấp hơn so với Long Sơn, Cát Bà.
- Cảnh báo môi trường nước khu vực nuôi:
Tại Cát Bà - Hải Phòng: Trong tháng 7/2023 môi trường bị suy giảm hơn so với tháng 10 và tháng 4/2023. Trong tháng 7 lúc NR và tháng 10 lúc NL, ghi nhận giá trị RQ đạt 1,11: Nguy cơ ô nhiễm môi trường trung bình ở mức (2). Tháng 4, giá trị RQ trung bình 0,64: Nguy cơ ô nhiễm môi trường thấp ở mức (1) đối với hoạt động nuôi hải sản; ghi nhận ô nhiễm cục bộ với thông số N-NH4 + , DO. Tháng 4/2023, kết quả quan trắc ghi nhận môi trường nước khu vực nuôi được cải thiện so với năm 2022.
Tại Vĩnh Tân - Bình Thuận: Tháng 5, 10/2023, giá trị RQ ở mức 0,52 - 0,60: Nguy cơ ô nhiễm môi trường thấp đối với hoạt động nuôi hải sản; năm 2023, chất lượng môi trường duy trì ở mức tương đương năm 2022, chỉ ghi nhận ô nhiễm cục bộ đối với thông số N-NH4+.
Tại Long Sơn - Vũng Tàu: Trong tháng 10/2023 (giá trị RQ cao ở mức 1,39 – 1,84) môi trường nước ở mức nguy cơ ô nhiễm môi trường rất cao và tăng so với cùng thời gian năm 2022. Tháng 5/2023, giá trị RQ thấp (0,87 - 0,97): Nguy cơ ô nhiễm môi trường thấp đối với hoạt động nuôi hải sản, chỉ ghi nhận ô nhiễm với thông số N-NH4 + và DO. Trong năm 2023, tại Long Sơn, ghi nhận thời gian môi trường nước ô nhiễm nhất vào tháng 9-11/2023, tiếp đến vào tháng 3-4/2023, giá trị RQ ở mức nguy cơ ô nhiễm môi trường cao và rất cao; trong khoảng thời gian này môi trường ô nhiễm và biến động mạnh, thường xảy ra sự cố môi trường gây thiệt hại lớn đến các hộ nuôi.
4. Kết quả quan trắc đã kịp thời chuyển tải đến cơ quan quản lý, địa phương (06 báo cáo nhanh kết quả quan trắc môi trường khu vực nuôi cá biển bằng lồng bè) và người dân phục vụ kịp thời công tác quản lý, chỉ đạo sản xuất thủy sản của địa phương; đồng thời cung cấp thông tin cho cơ quan quản lý, BVMT góp phần giảm thiểu ảnh hưởng của sự cố môi trường đến hệ sinh thái biển. Kết quả của nhiệm vụ được cập nhật đủ số lượng chủng loại số liệu được phê duyệt vào cơ sở dữ liệu.
5. Việc duy trì áp dụng QA/QC hàng năm (thực hiện từ khâu lập kế hoạch, công tác chuẩn bị, ở hiện trường và phòng thí nghiệm) cho kết quả tốt, đáp ứng được năng lực quan trắc phân tích môi trường. Công tác tăng cường và kiểm chuẩn thiết bị ngày được quan tâm hơn.
8) Thời gian bắt đầu - kết thúc: 01/2023 - 12/2023
9) Kinh phí thực hiện: 1.700,0 triệu đồng, trong đó kinh phí từ NSNN: 1.700,0 triệu đồng, nguồn khác: 0 triệu đồng