Thông tin chung
Tác giả/Author: TS. Nguyễn Quang HùngNgày phát hành/Issued date: 31/12/2010
Đơn vị phát hành/Issued by: Viện nghiên cứu Hải sản
Nội dung
Hệ sinh thái rừng ngập mặn là nơi có mức độ đa dạng sinh học cao. Đã phát hiện được tổng số 1.107 loài thuộc 326 họ phân bố tại 4 vùng rừng ngập mặn Đồng Rui, Hưng Hoà, Long Sơn, VQG mũi Cà Mau. Thực vật ngập mặn bậc cao có 225 loài thuộc 66 họ (cây rừng ngập mặn có 221 loài thuộc 64 họ, cỏ biển có 4 loài thuộc 2 họ), rong biển có 50 loài thuộc 16 họ, sinh vật phù du có 293 loài thuộc 60 họ, Cá có 161 loài thuộc 58 họ, Giáp xác có 112 loài thuộc 20 họ, Động vật thân mềm có 146 loài thuộc 42 họ, Da gai có 5 loài thuộc 3 họ, Trứng cá - cá con có 111 loài thuộc 44 họ và Ấu trùng tôm - tôm con đã phát hiện có 17 họ phân bố trong vùng rừng ngập mặn.
Đã phát hiện được tổng số 83 loài thuỷ sản kinh tế chủ yếu, tập trung chính vào 3 nhóm loài gồm cá, giáp xác và động vật thân mềm. Trong đó, nhóm cá có 14 loài, nhóm giáp xác có 34 loài và nhóm động vật thân mềm có 35 loài.
Tổng trữ lượng tức thời nguồn lợi thuỷ sản (cá, giáp xác và động vật thân mềm) ước tính tại 4 vùng RNM (48.284 ha) đạt 36.173 tấn và khả năng khai thác bền vững khoảng 18.086 tấn. Trong đó, trữ lượng của nhóm cá là 2.507 tấn, giáp xác (6.878 tấn) và ĐVTM (26.788 tấn). Khả năng khai thác bền vững của từng nhóm lần lượt là 1.253 tấn, 3.439 tấn và 13.394 tấn.
Tổng trữ lượng tức thời nguồn lợi các loài thuỷ sản kinh tế chủ yếu (cá, giáp xác và động vật thân mềm) ước tính tại 4 vùng RNM (48.284 ha) đạt 25.039 tấn, chiếm khoảng 70% tổng trữ lượng nguồn lợi thuỷ sản phân bố trong hệ sinh thái RNM.
TC-CC và ATT-TC phân bố tập trung với mật độ cao hơn tại các vùng bãi bồi và phía gần cửa sông so với các vùng lạch rừng.
Loại nghề đang khai thác chính tại 4 vùng RNM nghiên cứu gồm lưới đáy, lưới đăng, lưới rê đáy, te xiệp, lồng bẫy, lưới kéo khung và nghề khai thác thủ công. Tổng sản lượng khai thác thuỷ sản ước tính tại 4 vùng RNM đạt khoảng 3.908,9 tấn/năm.
Lượng giá kinh tế RNM: Khẳng định vai trò sinh thái và giá trị kinh tế to lớn mà rừng ngập mặn đã mang lại hàng năm. Giá trị kinh tế trung bình trên 1 hecta RNM có sự biến động khá lớn (83,466 - 464,915 triệu đồng), phụ thuộc vào các loại giá trị trực tiếp, giá trị gián tiếp đặc trưng cho từng vùng sinh thái RNM.