Thông tin chung

Tác giả/Author: Phạm Văn Tuyển
Ngày phát hành/Issued date: 31/12/2021
Đơn vị phát hành/Issued by: Viện nghiên cứu Hải sản

Nội dung

- Cấp quản lý: Thành phố Hải Phòng

- Tổ chức chủ trì: Viện nghiên cứu hải sản

- Họ và tên chủ nhiệm: ThS. Phạm Văn Tuyển

- Họ và tên người tham gia chính:

TT

Họ và tên, học hàm học vị

Cơ quan công tác

1

ThS. Phạm Văn Tuyển – Chủ nhiệm đề tài

Viện NC hải sản

2

ThS. Đặng Văn An – Thư ký đề tài

Viện NC hải sản

3

ThS. Phạm Văn Tuấn

Viện NC hải sản

4

KS. Nguyễn Thành Công

Viện NC hải sản

5

ThS. Phan Đăng Liêm

Viện NC hải sản

6

ThS. Phạm Thị Điềm

Viện NC hải sản

7

KS. Nguyễn Văn Thành

Viện NC hải sản

8

TS. Bùi Thị Thu Hiền

Viện NC hải sản

9

KS. Nguyễn Thanh Bình

Viện NC hải sản

10

ThS. Nguyễn Đức Bình

Chi cục TS Hải Phòng

- Mục tiêu của nhiệm vụ:

+ Mục tiêu tổng quát: Xây dựng quy trình sản xuất và sử dụng đá Nano UFB để bảo quản mực ống trên tàu khai thác thủy sản tại Hải Phòng.

+ Mục tiêu cụ thể:

    Đưa ra được quy trình sản xuất đá Nano UFB phù hợp với điều kiện của cơ sở sản xuất nước đá tại Hải Phòng.

    Đưa ra được quy trình bảo quản mực ống bằng đá Nano UFB phù hợp với điều kiện của tàu khai thác thủy sản nhằm nâng cao chất lượng mực ống.

- Kết quả thực hiện:

Đề tài đã hoàn thành các nội dung nghiên cứu theo yêu cầu và kết quả nghiên cứu đã góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm mực ống trên tàu khai thác thủy sản và kéo dài được thời gian bảo quản sản phẩm mực bằng nước đá Nano UFB. Kết quả nghiên cứu đã góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế của nghề khai thác thủy sản, nâng cao đời sống của cộng đồng ngư dân, góp phần bảo vệ môi trường và ứng dụng công nghệ mới trong nghề cá:

1. Tổng quan được các vấn đề nghiên cứu có liên quan là cơ sở khoa học để đề tài thực hiện xây dựng quy trình sản xuất nước đá Nano UFB và bảo quản mực ống bằng nước đá Nano UFB. Đánh giá được đặc điểm kỹ thuật của cơ sở sản xuất nước đá tại một số cơ sở sản xuất tại cảng cá/bến cá trên địa bàn Hải Phòng. Lựa chọn được cơ sở sản xuất nước đá phù hợp tham gia thực hiện đề tài.

2. Nghiên cứu tạo nước Nano UFB và sản xuất đá Nano UFB đáp ứng QCVN 02:2009/BYT về chất lượng nước sinh hoạt (nay là QCVN 01-1:2018/BYT) và có chỉ số DO<1,0mg/l. Nước đá Nano UFB có chỉ số DO chỉ bằng khoảng 20÷25% chỉ số DO của nước đá đối chứng. Thời gian sản xuất nước đá Nano UFB và nước đá đối chứng không khác nhau. Sản xuất nước đá Nano UFB tương ứng với nhiệt độ tâm đá -10oC tương ứng với nhiệt độ nước muối tải lạnh (-11,5oC). Xây dựng được quy trình sản xuất nước đá Nano UFB đạt 200 cây/mẻ với thông số chi tiết, rõ ràng. Các thông số, kĩ thuật của quy trình sản xuất nước đá Nano UFB dựa kết quả nghiên cứu ở quy mô thí nghiệm (loại đá 5 kg/cây) và ở quy mô thực nghiệm sản xuất (loại đá 25 kg/cây).

3. Nghiên cứu bảo quản mực ống bằng nước đá Nano UFB, xác định điều điều kiện xử lý mực trước khi bảo quản là ngâm hạ nhiệt trong hỗn hợp nước biển và nước đá Nano UFB. Tỷ lệ đá/ nước biển được xác định là 2:1, nhiệt độ dung dịch đạt trong khoảng từ -1 ÷ 0oC. Tỷ lệ hỗn hợp dung dịch ngâm hạ nhiệt/mực được lựa chọn là 1,5/1 và thời gian ngâm hạ nhiệt mực ống là 20 phút. Mực ống bảo quản gián tiếp với nước đá. Xây dựng được quy trình bảo quản mực ống bằng nước đá Nano UFB trên tàu khai thác thủy sản và chất lượng mực ống bảo quản bằng nước đá Nano UFB đảm bảo chi tiêu vi sinh, hóa học tối đa trong vòng 13÷15 ngày. Quy trình bảo quản mực ống bằng nước đá Nano UFB, với các công đoạn rõ ràng và đầy đủ thông số kỹ thuật, dễ thao tác và thực hiện, phù hợp với điều kiện trên tàu khai thác thủy sản. Thời gian bảo quản mực ống theo quy trình tăng khoảng 25÷40% so với mẫu đối chứng (mẫu bảo quản theo quy trình của ngư dân trên tàu).

- Thời gian bắt đầu - kết thúc: 12/2019 – 11/2021.

- Kinh phí thực hiện: Tổng kinh phí là 1.243.858.000 đồng (Trong đó NSNN: 1.047.060.000 đồng, nguồn tự có và nguồn khác: 196.798.000 đồng).