Thông tin chung
Tác giả/Author: ThS. Nguyễn Khắc BátNgày phát hành/Issued date: 31/12/2005
Đơn vị phát hành/Issued by: Viện nghiên cứu Hải sản
Nội dung
Nội ký sinh thuộc nhóm Dinoflagellata là tác nhân gây chết lớn nhất cho trứng và ấu trùng cá tại khu vực vịnh Nha Trang với tỷ lệ cảm nhiễm trung bình khoảng 36%. Nội ký sinh có tính lựa chọn theo loài và ở hai vùng địa lý khác là vùng biển Cát Bà và vùng biển Quảng Bình không bắt gặp nội ký sinh. Tại vùng biển Ba Lạt, tỷ lệ chết của trứng bị tác động nhiều bởi các yếu tố nhiệt độ và độ mặn. Vào mùa nước lũ, độ mặn tầng mặt giảm thấp, tỷ lệ chết của trứng tăng lên rất cao. Các tháng có nhiệt độ nước biển thấp cũng là nguyên nhân chính gây tỷ lệ chết cho trứng cá ở trong vùng biển này. Bên cạnh các yếu tố môi trường sinh thái trên, tỷ lệ chết của trứng và ấu trùng còn bị tác động lớn của địch hại là các loài cá nổi ở cả hai khu vực nghiên cứu. Trong điều kiện thí nghiệm đã chứng minh được các yếu tố nhiệt độ, độ mặn ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ chết của trứng cá cơm trong quá trình phát triển phôi của mình. Các yếu tố kim loại nặng cũng có ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ chết của trứng cá. Đặc biệt là Cu++ có độc tố cao nhất, tiếp đến là Pb++. Còn Zn++ chỉ thể hiện độc tố mạnh khi ở hàm lượng cao hơn nhiều so với các kim loại cùng làm thí nghiệm.