Thông tin chung
Tác giả/Author: ThS. Nguyễn Văn KhángNgày phát hành/Issued date: 31/12/2010
Đơn vị phát hành/Issued by: Viện nghiên cứu Hải sản
Nội dung
- Đề tài đã đánh giá được tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về các vấn đề nghiên cứu; về tình hình trữ lượng, nguồn lợi và khả năng khai thác cho phép; về cơ cấu đội tàu, nghề nghiệp khai thác hải sản, kinh tế-xã hội nghề cá từ các tài liệu hiện có và phản ánh được hiện trạng nguồn lợi hải sản (bao gồm: cá đáy, cá nổi nhỏ, cá nổi lớn) ở biển Việt Nam theo các vùng biển (vùng biển ven bờ, vùng lộng, vùng khơi).
- Đánh giá được hiện trạng nghề khai thác hải sản và tính toán, đánh giá được khả năng nguồn lợi của từng vùng biển, năng lực khai thác làm cơ sở cho việc điều chỉnh cơ cấu đội tàu, nghề nghiệp khai thác hải sản phù hợp với các vùng biển.
- Đánh giá được tình hình kinh tế - xã hội của cộng đồng ngư dân ven biển liên quan đến khai thác hải sản phục vụ cho việc điều chỉnh cơ cấu đội tàu, nghề nghiệp khai thác hải sản.
- Xác định được năng suất, nghề nghiệp và tổ chức của tàu thuyền khai thác hải sản hoạt động ở vùng biển ven bờ, vùng lộng, vùng khơi và tình hình kinh tế - xã hội liên quan đến khai thác hải sản để có cơ sở xác định quy mô (số lượng tàu) hợp lý trong một mô hình và tổ chức của mỗi mô hình.
- Phản ánh được kết quả các chuyến khảo sát các mô hình chuyển đổi nghề thành công; tình hình nuôi trồng thủy sản; tình hình bảo quản, vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ hậu cần nghề cá làm cơ sở cho đề xuất mô hình.
- Phản ánh được đầy đủ cơ sở khoa học và các vấn đề liên quan khác để đề xuất các giải pháp phục vụ cho việc điều chỉnh cơ cấu đội tàu, nghề nghiệp khai thác hải sản cho vùng biển ven bờ, vùng lộng, vùng khơi và các giải pháp khác như: phân định các ranh giới quản lý nghề cá; giải pháp quản lý khai thác đồng bộ từ cấp phép đến giám sát hoạt động của đội tàu; các giải pháp cắt giảm và lộ trình cắt giảm tàu thuyền; các chương trình hỗ trợ để ngư dân chuyển đổi nghề và một số giải pháp về cơ chế chính sách khác.