Thông tin chung
Tác giả/Author: ThS. Nguyễn Như SơnNgày phát hành/Issued date: 08/11/2023
Đơn vị phát hành/Issued by: Viện nghiên cứu Hải sản
Nội dung
1) Tên nhiệm vụ: Nghiên cứu cơ giới hóa hệ thống xếp dỡ hàng hóa từ boong tàu lên Cảng cá tại tỉnh Bến Tre
2) Cấp quản lý: Sở KH&CN Bến Tre
3) Tổ chức chủ trì: Phân Viện nghiên cứu Hải sản phía Nam
4) Họ và tên chủ nhiệm: ThS. Nguyễn Như Sơn
5) Thành viên tham gia chính:
- KS. Nguyễn Phan Phước Long
- ThS. Trần Xuân Lâm
- KS. Võ Thị Thanh Vân
- KS. Trương Quốc Cường
- ThS. Đinh Xuân Hùng
- KS. Nguyễn Hữu Nhơn
- KS. Võ Hoàng Đông
- KS. Huỳnh Tiến Trung
- ThS. Lê Văn Quý
- KS. Dương Hải Đăng
- ThS. Nguyễn Hải Bằng
- CN. Huỳnh Quang Triệu
6) Mục tiêu của nhiệm vụ:
* Mục tiêu tổng thể: Ứng dụng hệ thống xếp dỡ hàng hóa từ tàu cá lên cảng nhằm cơ giới hóa khâu chuyền tải hàng hóa tại cảng, tăng năng suất lao động, góp phần đảm bảo an toàn thực phẩm và giảm thất thoát sau thu hoạch tại tỉnh Bến Tre.
* Mục tiêu cụ thể:
- Thiết kế, chế tạo được hệ thống thiết bị xếp dỡ hàng hóa từ boong tàu lên cảng với công suất 15 tấn/giờ.
- Xây dựng được quy trình vận hành và bảo dưỡng hệ thống thiết bị xếp dỡ hàng hóa đồng bộ từ boong tàu lên cảng.
- Có được mô hình xếp dỡ hàng hóa từ boong tàu lên cảng cá.
7) Kết quả thực hiện:
* Đã thiết kế, chế tạo được hệ thống xếp dỡ hàng hóa từ boong tàu lên cảng cá với công suất 15 tấn/giờ:
- Băng tải chính: Kích thước (LxHxH): 6.800x700x1.300mm; Góc nghiêng băng tải: 23 độ; Tốc độ băng tải: 55m/phút; Công suất motơ: 1,5 HP; Cân định lượng; mái che; Vật liệu: Inox, cao su.
- Băng tải phụ: Kích thước (LxHxH): 3.700x700x1.300mm; Góc nghiêng băng tải: 16 - 23 độ; Công suất motơ: 1,5 HP; Tốc độ băng tải: 55m/phút; Vật liệu: Inox, cao su.
- Năng suất thiết kế và vận hành thử nghiệm đạt 15,0 tấn/giờ.
* Xây dựng được quy trình vận hành và bảo dưỡng hệ thống xếp dỡ hàng hóa đồng bộ từ boong tàu lên cảng cá:
- Đã tổ chức tập huấn cho 20 học viên là cán bộ kỹ thuật, tổ xếp dỡ hàng hóa tại cảng. 100% học viên đã biết cách vận hành và bảo dưỡng hệ thống xếp dỡ hàng hóa.
- Quy trình vận hành và bảo đưỡng hệ thống xếp dỡ hàng hóa được học viên đánh giá đơn giản, dễ vận hành và phù hợp với trình độ người sử dụng.
* Xây dựng được một mô hình xếp dỡ hàng hóa từ boong tàu lên cảng cá:
- Đơn vị áp dụng: Ban quản lý cảng cá Bình Đại.
- Địa chỉ áp dụng: Cảng cá Bình Đại, xã Bình Thắng, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre.
- Hiệu quả của mô hình:
Về hệ thống thiết bị xếp dỡ: Hệ thống chuyển động nhờ sử dụng điện năng kết hợp với cơ khí, do đó cơ cấu thiết bị đơn giản dễ chế tạo. Năng suất thực tế đạt 12,9 tấn/giờ; Cơ giới hóa khâu xếp dỡ sản phẩm thủy sản tại cảng: đã giảm được 06 lao động.
Về kinh tế: Ước tính hàng tháng giảm được khoảng 26,2 triệu đồng tiền công lao động (đã trừ chi phí điện năng tiêu thụ).
Hệ thống nâng cao hiệu quả kinh tế cho hoạt động bốc xếp tại cảng: giảm chi phí xếp dỡ gần 30%, thời gian hoàn vốn ngắn khoảng 1 năm.
Đảm bảo lợi ích xã hội, quản lý chuyên ngành: nâng cao cơ giới hóa tại cảng, góp phần kiểm soát hoạt động tàu cá (IUU).
* Hiện trạng cơ giới hóa và ATVSTP tại tàu cá, cảng cá:
Tàu cá xa bờ tại địa phương là tàu vỏ gỗ và có quy mô nhỏ, tập trung ở nhóm kích thước tàu từ 15 - 30m (chiếm 99,8%).
Lao động trên tàu cá dao động khoảng 4 - 22 người/tàu, tùy thuộc vào từng loại nghề, đặc biệt là nghề lưới vây (trung bình 16 người/tàu).
Cơ giới hóa trên tàu cá còn thấp, tập trung vào khâu thu ngư cụ (chiếm 98,9%), máy và thiết bị vận chuyển sản phẩm chủ yếu là tang ma sát, cẩu và vợt.
Hầm bảo quản có kích thước nhỏ, tuy đã cách nhiệt bằng vật liệu PU, nhưng vẫn sử dụng túi PE để chứa sản phẩm và vấn đề ATVSTP chưa được quan tâm.
Cơ giới hóa khâu xếp dỡ hàng hóa tại cảng cá còn thấp (máng trượt và xe đẩy) và ATVSTP, môi trường tại các cảng cá được quan tâm.
Ngoài ra, đã được Cục sở hữu trí tuệ chấp nhận đơn giải pháp hữu ích về Hệ thống xếp dỡ hàng từ boong tàu cá lên cảng.
8) Thời gian bắt đầu - kết thúc: 10/2021 - 06/2023
9) Kinh phí thực hiện: 1.459,5 triệu đồng, trong đó kinh phí từ NSNN: 1.205,6 triệu đồng, nguồn khác: 253,9 triệu đồng