Thông tin chung
Tác giả/Author: ThS. Nguyễn Quốc TĩnhNgày phát hành/Issued date: 31/03/2022
Đơn vị phát hành/Issued by: Viện Nghiên cứu Hải sản
Nội dung
1) Tên nhiệm vụ: Khảo sát hiện trạng, đề xuất giải pháp phát triển nuôi trồng thủy hải sản trên vùng biển thuộc địa phận tỉnh Thái Bình.
2) Cấp quản lý: Cấp tỉnh Thái Bình
3) Tổ chức chủ trì: Trung tâm Phát triển nghề cá Vịnh Bắc Bộ
4) Họ và tên chủ nhiệm: ThS. Nguyễn Quốc Tĩnh
5) Mục tiêu của nhiệm vụ:
Mục tiêu chung: Xác định cơ sở pháp lý, cơ sở khoa học và thực tiễn, đề xuất giải pháp phát triển nuôi trồng thủy hải sản trên vùng biển thuộc địa phận tỉnh Thái Bình giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.
Mục tiêu cụ thể:
- Đánh giá được hiện trạng, môi trường nghề nuôi trồng thủy hải sản trên vùng biển tỉnh Thái Bình.
- Xác định được vùng nuôi, đối tượng nuôi, hình thức nuôi và kế hoạch triển khai nuôi biển phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh Thái Bình.
- Đề xuất được các giải pháp phát triển nghề nuôi biển phù hợp với định hướng phát triển thủy sản bền vững.
6) Kết quả thực hiện:
Thái Bình nằm ở vị trí giao thông huyết mạch. Địa hình đáy biển bị chia cắt bởi hệ thống sông và có nhiều cồn đá thuận lợi cho việc phát triển NTTS nói chung và nuôi biển nói riêng.
Vùng biển Thái Bình điều kiện chất lượng môi trường nước biển của Thái Bình rất tốt, phù hợp với nhiều loài hải sản sinh trưởng và phát triển.
Ảnh hưởng của bão và các điều kiện thời tiết cực đoan đối với NTTS trên biển là không thể tránh khỏi. Để phát triển nuôi biển, cần sử dụng hệ thống lồng bán chìm - nổi linh động với khả năng đánh chìm trong điều kiện thời tiết bất lợi theo Quyết định số /QĐ-TCTS-KHCN&HTQT, ngày 11/11/2019, của Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản về việc công nhận tiến bộ kỹ thuật lĩnh vực thủy sản để tổ chức nuôi biển tại Thái Bình.
NTTS của tỉnh Thái Bình chưa có mô hình NTTS trên biển. Toàn tỉnh hiện nay chỉ tập trung nuôi tại các khu vực đất liên, một số hộ nuôi các đối tượng như: ngao, cá, tôm, cua,... tại các đìa gần đê hoặc các bãi bồi của tỉnh. Các hộ sản xuất cua giống có lợi nhuận cao nhất trung bình khoảng 3.734 triệu/ha (giá trị quy đổi) với tỉ suất đầu tư 79%. Lợi nhuận thấp nhất là các hộ nuôi cá song và cá vược quảng canh với bình quân khoảng 339 -340 triệu/ha (giá trị quy đổi). Tỉ suất lợi nhuân so với tổng doanh thu dao động từ 35 - 79% ở mức cao.
NTTS của tỉnh Thái Bình đối diện với nguy cơ thiếu hụt lực lượng lao động trong tương lai. Lực lượng lao động hiện nay có trình độ tập trung ở 2 cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông. Nhóm tuổi từ 51 - 60 tuổi với 63,64%, nhóm tuổi từ 16 - 50 chiếm 27,52%.
NTTS tại Thái Bình tồn tại 11 vấn đề khó khăn bao gồm: ô nhiễm môi trường; chất lượng con giống; bệnh dịch; thị trường tiêu thụ; cơ sở hạ tầng; công nghệ sản xuất; mùa vụ; chất lượng thức ăn; diện tích nuôi trồng nhỏ; dịch vụ hậu cần; thiếu vốn sản xuất. Trong đó ô nhiễm môi trường là vấn đề hết sức cấp bách của cộng đồng NTTS của Thái Bình.
Vai trò của các hợp tác xã thủy sản là rất yếu, không hỗ trợ được hoạt động sản xuất của các thành viên bởi tổ chức yếu kếm, các mối liên kết giữa các thành viên không phải là liên kết trong sản xuất mà chủ yếu mang tính chất đoàn thể. Chưa phát huy được vai trò của hợp tác xã theo Luật hợp tác xã 2012 trong việc tạo nên các lợi thế phục vụ sản xuất.
Vùng II có giới hạn bởi các điểm từ điểm 1 106o45’00”E và 20o24’50”N; điểm 2 106o48’50”E và 20o24’50”N; điểm 3 106o48’50”E và 20o22’50”N; điểm 4 106o45’00”E và 20o22’50” là vùng phù hợp cho phát triển NTTS trên biển của tỉnh Thái Bình.
Dự án đã xác định được 8 loài có tính phù hợp cao để phát triển NTTS tại vùng II trên biển Thái Bình gồm: cá song mỡ; cá song Bơlêkơri; cá song hoa nâu; cá đù đỏ Mỹ; cá vược; cá chim vây vàng; hàu cửa sông; hàu Thái Bình Dương.
Nghiên cứu đã đề xuất 5 nhóm giái pháp: đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật; ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ các khâu trong chuỗi nuôi biển; xây dựng cơ chế, chính sách phục vụ quản lý và phát triển nuôi biển; Phát triển chế biến, thương mại sản phẩm và quản lý; đào tạo, tập huấn, cần thực hiện để phát triển NTTS trên biển của tỉnh Thái Bình với 19 nhiệm vụ, dự án cần ưu tiên thực hiện để phát triển nuôi biển tại Thái Bình.
7) Thời gian bắt đầu - kết thúc: 04/2021 - 12/2021
8) Kinh phí thực hiện: 438,58 triệu đồng, trong đó kinh phí từ NSNN: 438,58 triệu đồng, nguồn khác: 0 triệu đồng