Thông tin chung
Tác giả/Author: TS. Nguyễn Quang HùngNgày phát hành/Issued date: 31/12/2015
Đơn vị phát hành/Issued by: Viện Nghiên cứu Hải sản
Nội dung
1) Tên nhiệm vụ: Bảo tồn lưu giữ nguồn gen và giống hải sản kinh tế, quí hiếm có nguy cơ tuyệt chủng ở biển Việt Nam (2012-2015)
2) Cấp quản lý: Bộ NN&PTNT
3) Tổ chức chủ trì: Viện nghiên cứu Hải sản
4) Họ và tên chủ nhiệm: TS. Nguyễn Quang Hùng
5) Mục tiêu của nhiệm vụ: Bảo tồn, lưu giữ an toàn nguồn gen, từng bước nâng cao chất lượng nguồn gen và sử dụng hiệu quả nguồn giống hải sản phục vụ phát triển nghề nuôi biển theo hướng bền vững
6) Kết quả thực hiện:
Trung tâm Phát triển nghề cá Vịnh Bắc Bộ - Viện Nghiên cứu Hải sản hiện đã đang lưu giữ thành công 08 nguồn gen: Cá Song chấm đỏ, Cá Nác, Ngao ô vuông; Trai bàn mai, Ngán, Trai ngọc môi vàng, Trai ngọc nữ, Trai ngọc môi đen.
Các nguồn gen đều thích nghi với điều kiện bảo tồn ngoại vi: Tỷ lệ sống nguồn gen cá song chấm đỏ 85%; Trai bàn mai 80,65%; cá Nác 96,67%; Ngao ô vuông 91,93%. Các nguồn gen khác như: Ngán, Trai ngọc môi vàng, Trai ngọc nữ, Trai ngọc môi đen có tỷ lệ sống 100%.
Tốc độ tăng trưởng khối lượng trong năm 2015 của các nguồn gen cá Song chấm đỏ, cá Nác, Trai bàn mai, Ngán, Ngao ô vuông, Trai ngọc môi vàng, Trai ngọc môi đen, Trai ngọc nữ lần lượt đạt: 83,33; 0,008; 6,25; 0,2; 1,58; 0,26; 0,15; 2,32g/tháng. Các nguồn gen nhuyễn thể không có dấu hiệu tăng trưởng về kích thước vỏ, ngoại trừ Trai bàn mai.
Cá Song chấm đỏ: Thành thục từ tuổi 2+ đến tuổi 3+ , biên độ độ béo dao động từ 1,6 đến 5,4 và 1,4 đến 5,0 tương ứng với độ béo Fulton và Clark. Mùa vụ sinh sản chính từ tháng 3 và tháng 4 hàng năm. Kích cỡ thành thục lần đầu là 26,3cm.
Cá Nác: Tuổi thành thục từ 1+ , Biên độ dao động giá trị độ béo Fulton và Clark thay đổi từ 1,8% -2,6 % (độ béo Fulton) và 1,6% - 2,4% (độ béo Clark ) trong các tháng quan sát. Mùa vụ sinh sản từ tháng 4 đến tháng 8.
Trai bàn mai: Tỷ lệ thành thục cao nhất vào tháng 10 đạt 78% và thấp nhất vào tháng 2 đạt 12%. độ béo cao nhất vào tháng 8, tháng 9 (30 - 32% ). Trai bàn mai sinh sản 2 đợt trong năm, đợt 1 kéo dài từ tháng 2 đến tháng 4, đợt 2 kéo dài từ tháng 8 đến tháng 10. Kích cỡ thành thục lần đầu là 8,2cm.
Ngao ô vuông: Tỷ lệ thành thục cao nhất vào tháng 4 đạt 95% và thấp nhất vào tháng 2 đạt 32%. Độ béo cao nhất vào tháng 3 31%. Mùa vụ sinh sản của Ngao ô vuông tại khu vực Vịnh Bắc Bộ chia làm hai mùa từ tháng 2 đến tháng 4 và từ tháng 8 đến tháng 11, Kích cỡ thành thục lần đầu là 6,25cm
Ngán: Tỷ lệ thành thục trong tháng 8 đạt cao nhất (81,3%). Đạt độ béo cao nhất vào tháng 6 đến tháng 8, dao động 31,1 đến 32,5, trung bình 31,7%. Mùa vụ sinh sản của Ngán bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 11. Kích cỡ thành thục lần đầu là 8,2cm, Kích cỡ thành thục lần đầu là 6,03cm.
Trai ngọc môi vàng tỷ lệ giới tính 1:1. Có khả năng sinh sản quanh năm. Mùa vụ sinh sản chính của từ tháng 4 đến tháng 10. Kích thước thành thục lần đầu 10,5cm. Độ béo trung bình 19,04%. Sức sinh sản tuyệt đối tăng theo kích cỡ cá thể, tương quan sức sinh sản và kích cỡ cá thể, y = 1069.x - 5,095, R² = 0,86
Trai ngọc môi đen tỷ lệ giới tính 1:1. Có khả năng sinh sản quanh năm. Mùa vụ sinh sản chính của từ tháng 4 đến tháng 10. Kích thước thành thục lần đầu 9,65 cm. Độ béo trung bình 18,14. Sức sinh sản tuyệt đối tăng theo kích cỡ cá thể, y = 1472.x -8,036, R² = 0,928.
Trai ngọc nữ có tỷ lệ giới tính khác 1:1. Mùa vụ sinh sản từ tháng 4 đến tháng 9. Kích thước thành thục lần đầu trai 12,7 cm. Độ béo trung bình, 24%. Sức sinh sản tuyệt đối tăng theo kích cỡ cá thể, y = 485.2x – 3,322; R² = 0,980.
Kết quả kiểm tra tuyến sinh dục của 05 nguồn gen lưu giữ từ năm 2012 cho thấy các nguồn gen đều thành thục trong điều kiên lưu giữ, tuy nhiên, tỷ lệ thành thục, hệ số thành thục còn thấp.
Nhiệm vụ cũng đã ghi nhận sự xuất hiện của loài đỉa Zeylanicobdella anugamensis trên cá nác và kí sinh trùng Bonamia sp trên Ngao ô vuông và Trai bàn mai trong tháng 1-3, tỷ lệ gây chết đối với cá nác 3,33%; đối với Trai bàn mai:19,35 và 8,07 với Ngao ô vuông.
Xây dựng cơ sở dữ liệu và hồ sơ đối với 08 nguồn gen hải sản thu thập trong năm 2012-2013 theo một số tiêu chí sinh học.
Trên cơ sở nghiên cứu, triển khai thực nghiệm, nhiệm vụ đã đề xuất một số biện pháp triển khai nhằm bảo tồn, khai thác và phát triển các nguồn gen hải sản kinh tế, quí hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng ở biển Việt Nam.
7) Thời gian bắt đầu - kết thúc: 05/2012 - 12/2015
8) Kinh phí thực hiện: 900 triệu đồng, trong đó kinh phí từ NSNN: 900 triệu đồng, nguồn khác: 0 triệu đồng