Thông tin chung
Tác giả/Author: PGS.TS. Đỗ Văn KhươngNgày phát hành/Issued date: 31/12/2015
Đơn vị phát hành/Issued by: Viện nghiên cứu Hải sản
Nội dung
Đã phân tích, xác định được tổng số 2.665 loài sinh vật phân bố trong HST rạn san hô và vùng ven đảo tại 19 đảo. Trong đó, nhóm cá rạn san hô được xác định có thành phần loài phong phú nhất (615 loài); tiếp đến là san hô (444 loài); động vật thân mềm (410 loài); rong biển (376 loài); thực vật phù du (310 loài); động vật phù du (187 loài); động vật da gai (116 loài); động vật giáp xác (92 loài); thực vật ngập mặn (61 loài); giun nhiều tơ (43 loài), cỏ biển (11 loài) và 66 họ trứng cá, cá con.
Xác định được 36 loài động vật quý hiếm, có nguy cơ đe dọa tuyệt chủng theo Sách Đỏ Việt Nam (2007) có phân bố tại 19 đảo. Trong đó, cá rạn san hô có 9 loài (1 loài ở cấp độ EN, 8 loài ở cấp độ VU); san hô cứng có 11 loài (2 loài ở cấp độ EN, 9 loài ở cấp độ VU); động vật đáy có 10 loài (3 loài ở cấp độ EN, 4 loài ở cấp độ VU, 3 loài ở cấp độ CR); rong biển có 5 loài (4 loài cấp độ EN, 1 loài cấp độ VU); thực vật ngập mặn có 1 loài (ở cấp độ VU). Đã bổ sung 16 loài cá san hô mới cho Danh mục cá rạn san hô biển Việt Nam.
Cơ cấu nghề khai thác thủy sản tại 19 đảo khá đa dạng. Các loại nghề phổ biển là nghề câu (câu tay, câu vàng tầng đáy) chiếm khoảng 35,02%; nghề rê 26,52%; nghề lưới kéo 9,77%; nghề lưới vây 6,71%; nghề lặn 3,04%; còn lại các nghề khác như đăng chắn, lồng bẫy, lưới đăng, mành chiếm 18,94% tổng số tàu thuyền khai thác. Tổng số tàu thuyền theo nghề khai thác hải sản là 12.416 chiếc, trong đó các nghề khai thác chủ yếu quanh vùng rạn san hô và vùng ven đảo tại 19 đảo là nghề câu (4.348 chiếc), nghề lưới rê (3.293 chiếc) và nghề lặn là 377 chiếc.
KBTB Thổ Chu được đề xuất là “Khu bảo tồn loài, sinh cảnh” với tổng diện tích là 11.152 ha, gồm ba vùng chức năng chính là vùng lõi (2.020 ha), vùng đệm (2.768 ha) và vùng phát triển (6.364 ha).