Tin tức

  • Tôm thẻ chân trắng tăng trưởng mạnh giai đoạn 2015-2019
    Tôm thẻ chân trắng tăng trưởng mạnh giai đoạn 2015-2019
    Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), trong giai đoạn 5 năm (2015-2019), Việt Nam đã đạt được những kết quả khả quan trong sản xuất và xuất khẩu tôm. Diện tích và sản lượng tôm nuôi tăng (chủ yếu nhờ tôm thẻ chân trắng). Tôm thẻ chân trắng tăng trưởng mạnh và ngày càng chiếm ưu thế trong cơ cấu sản phẩm tôm xuất khẩu. ...
  • Hội nghị nghiệm thu cơ sở kết quả thực hiện nhiệm vụ KHCN cấp Thành phố
    Hội nghị nghiệm thu cơ sở kết quả thực hiện nhiệm vụ KHCN cấp Thành phố
    Để phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững tại Hải Phòng, việc quản lý môi trường nước nuôi là một trong những khâu then chốt. Xuất phát từ thực tiễn này, Sở Khoa học và Công nghệ Hải Phòng đã giao cho Trung tâm Quan trắc môi trường biển, Viện nghiên cứu Hải sản chủ trì thực hiện đề tài: “Đánh giá chất lượng môi trường nước tại một số vùng nuôi trồng thủy sản tập trung ở Hải Phòng, đề xuất các giải pháp quản lý môi trường nước trong nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững” (Chủ nhiệm đề tài: ThS. Trương Văn Tuân) với mục tiêu: Đánh giá được tổng thể chất lượng môi trường nước tại một số vùng nuôi trồng thủy sản tập trung ở Hải Phòng và đề xuất các giải pháp quản lý môi trường nước trong nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững. ...
  • Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Giống thủy sản
    Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Giống thủy sản
    Ngày 16 tháng 3 năm 2020, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ký Thông tư số 05/2020/TT-BNNPTNT ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Giống thủy sản. Theo đó, ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Giống cá nước ngọt (cá Chép, cá Rô phi); Ký hiệu: QCVN 02-33-1: 2020/BNNPTNT. ...
  • Dự thảo Đề án “phát triển sản xuất, xuất khẩu tôm hùm đến năm 2025”
    Dự thảo Đề án “phát triển sản xuất, xuất khẩu tôm hùm đến năm 2025”
    Thực hiện Quyết định số 79/QĐ-TTg ngày 18/01/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch hành động quốc gia phát triển ngành tôm đến năm 2025, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang lấy ý kiến đóng góp hoàn thiện Dự thảo Đề án “Phát triển sản xuất, xuất khẩu tôm hùm đến năm 2025”. ...
  • 84% trữ lượng cá ngừ giữ ở mức phong phú
    84% trữ lượng cá ngừ giữ ở mức phong phú
    Theo báo cáo mới nhất của Tổ chức Phát triển thủy sản bền vững quốc tế (ISSF), 84% tổng sản lượng cá ngừ thương phẩm đánh bắt trên toàn thế giới đến từ các nguồn trữ lượng ở mức độ phong phú. ...
  • Chủ động mọi giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn trong nuôi tôm nước lợ
    Chủ động mọi giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn trong nuôi tôm nước lợ
    Trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 và hạn hán, xâm nhập mặn tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), Tổng cục Thuỷ sản đã có công văn gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh/thành phố trung ương ven biển, các Hội, Hiệp hội liên quan đến sản xuất tôm nước lợ và các đơn vị liên quan khẩn trương triển khai một số giải pháp nhằm ổn định sản xuất, tránh những thông tin bất lợi, chủ động tận dụng và đón bắt cơ hội trong sản xuất, nuôi tôm nước lợ. ...
  •  Bảo tồn giống cá Mỵ quý hiếm
    Bảo tồn giống cá Mỵ quý hiếm
    Cá Mỵ là giống cá đặc sản nhưng có nguy cơ tuyệt chủng ở Hà Giang. Bảo tồn loài cá này, Trung tâm Thủy sản tỉnh Hà Giang đang nghiên cứu, nhân giống. ...
  • Tăng cường phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tại Viện nghiên cứu Hải sản
    Tăng cường phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tại Viện nghiên cứu Hải sản
    Thực hiện khuyến cáo của Chỉnh phủ, Bộ Y tế và chính quyền địa phương tới người dân về việc tăng cường phòng bệnh dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, ngày 9/3/2020 Viện nghiên cứu Hải sản đã yêu cầu toàn thể công chức viên chức, người lao động nghiêm túc thực hiện các biện pháp tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19 tại cơ quan, như sau: ...
  • Tổng sản lượng thủy sản tháng 2/2020 tăng 1,7%
    Tổng sản lượng thủy sản tháng 2/2020 tăng 1,7%
    Theo Tổng cục Thủy sản, tổng sản lượng thủy sản tháng 2/2020 ước đạt 505 nghìn tấn, tăng 5,2% so với cùng kỳ năm 2019, trong đó sản lượng khai thác đạt 260 nghìn tấn, sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 245 nghìn tấn. Lũy kế từ đầu năm 2020, tổng sản lượng ước đạt 1.017,6 nghìn tấn, tăng 3,5% so với cùng kỳ năm 2019 và đạt 11,8% kế hoạch năm 2020, trong đó sản lượng khai thác 504 nghìn tấn, sản lượng nuôi trồng đạt 513,6 nghìn tấn. ...
  • Nghiệm thu cấp Nhà nước Đề tài: “Nghiên cứu, đánh giá tiềm năng nguồn lợi và khả năng khai thác, nuôi trồng các loài rong biển kinh tế tại các đảo tiền tiêu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội”
    Nghiệm thu cấp Nhà nước Đề tài: “Nghiên cứu, đánh giá tiềm năng nguồn lợi và khả năng khai thác, nuôi trồng các loài rong biển kinh tế tại các đảo tiền tiêu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội”
    Rong biển là nhóm thực vật thủy sinh bậc thấp sống ở biển và vùng ven biển, có vai trò rất lớn đối với hệ sinh thái biển và với đời sống của con người. Ngoài giá trị về môi trường, sinh thái như tham gia vào chu trình dinh dưỡng của thủy vực, là nơi sống, nơi trú ẩn, kiếm ăn của nhiều loài sinh vật (nhất là thời kỳ con non)… rong biển còn có giá trị rất lớn đối với các hoạt động sống của con người như cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến (chiết xuất keo agar, alginate, carrageenan…), các hợp chất sinh học (axit amin, kích thích tố sinh trưởng...), làm thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao, thuốc chữa bệnh cho con người… Mặt khác, do có sinh lượng lớn nên rong biển đã tạo ra nguồn vật chất hữu cơ khá lớn cho hệ sinh thái biển. Rong biển không chỉ cung cấp sản phẩm sơ cấp trực tiếp vào môi trường biển mà còn cung cấp vật bám cho các loài sinh vật trong giai đoạn con non, tạo ra một quần thể có năng suất sinh học cao. Do rong biển có ý nghĩa khoa học và kinh tế cao như vậy, cho nên các quốc gia có biển đều chú trọng nghiên cứu khai thác, nuôi trồng, chế biến và sử dụng rong biển. ...
  • Kiểm tra, thẩm định sản phẩm nhiệm vụ “Rong biển kinh tế”
    Kiểm tra, thẩm định sản phẩm nhiệm vụ “Rong biển kinh tế”
    Rong nho biển có tên khoa học là Caulerpa lentillifera J.Agardh, 1837 và rong sụn có tên khoa học là Kappaphycus alvarezii (Doty) Doty ex P.C.Silva, 1996, đây đều là những loài rong biển có giá trị cao, chứa nhiều chất khoáng, vi lượng và vitamin, rất có lợi cho sức khỏe con người; là nguồn thực phẩm rất có giá trị và là nguyên liệu chính để chiết xuất keo carrageenan. ...