Chuyên ngành: Thủy sinh vật học
Mã số chuyên ngành: 9420108
Họ tên nghiên cứu sinh: Đặng Minh Dũng
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đỗ Văn Khương
Cơ sở đào tạo: Viện nghiên cứu Hải sản
- Những nội dung chủ yếu của luận án
- Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản của cá nác.
- Nghiên cứu cơ sở khoa học cơ bản cho sản xuất giống nhân tạo cá nác
- Đề xuất một số giải pháp kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo cá nác.
- Những kết quả mới của luận án:
Lần đầu tiên tại Việt Nam, luận án đã tiến hành nghiên cứu đầy đủ và chi tiết các đặc điểm sinh học sinh sản, các giai đoạn phát triển sớm (phôi, ấu trùng) và cá giống của cá nác.
Luận án đã cung cấp được các dẫn liệu là những các cơ sở khoa học quan trọng để xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo các nác như: xác định được loại kích dục tố và liều lượng phù hợp để kích thích cá nác sinh sản, xác định các điều kiện môi trường nền cơ bản (nhiệt độ, độ muối) phù hợp cho phát triển phôi và các giai đoạn ấu trùng cá nác; xác định được mật độ ương nuôi, thức ăn phù hợp để ương nuôi các giai đoạn ấu trùng cá nác.
Từ các kết quả nghiên cứu, luận án đã đề xuất được 8 giải pháp kỹ thuật, từ đó xây dựng được dự thảo quy trình sản xuất giống nhân tạo cá nác.
- Các ứng dụng/khả năng ứng dụng trong thực tiễn, các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu:
Các kết quả nghiên cứu của luận án cung cấp các dẫn liệu rất quan trọng làm tiền đề để nghiên cứu hoàn thiện công nghệ sản xuất giống cá nác, chủ động cung cấp con giống cho nuôi thương phẩm, tạo ra nghề sản xuất đối tượng có giá trị cao. Đồng thời các kết quả nghiên cứu của luận án cung cấp các cơ sở khoa học cho việc bảo tồn và phát triển nguồn lợi cá nác ngoài tự nhiên đang có nguy cơ ngày càng cạn kiệt.
Cá nác là một đối tượng mới được quan tâm nghiên cứu tại Việt Nam, để ứng dụng đối tượng này vào thực tiễn một cách hiệu quả, cần tiếp tục triển khai một số nghiên cứu sau:
Nghiên cứu nâng cao chất lượng dinh dưỡng, bổ sung nguyên tố vi lượng vào thức ăn chế độ chăm sóc, quản lý môi trườngnuôi vỗ cá bố mẹ và ương nuôi các giai đoạn ấu trùng, để nâng cao hiệu quả sinh sản, tỷ lệ sống, chất lượng cá giống. Đồng thời nghiên cứu các kỹ thuật nuôi thương phẩm cá nác.
Nghiên cứu sử dụng cá nác như là một sinh vật chỉ thị để đánh giá chất lượng môi trường vùng cửa sông, bãi triều ven biển.