Vùng biển Việt Nam và Thái Lan được coi là nơi tập trung các chủng loại cá cơm trên thế giới (chiếm 80%). So về trữ lượng, cá cơm của Thái Lan chỉ bằng 2/3 Việt Nam; về chủng loại, Thái Lan cũng ít loại cá cơm quý hơn Việt Nam. Thế nhưng, trên thị trường xuất khẩu, Việt Nam vẫn luôn bị "lép vế" so với Thái Lan. Không những thế, các DN nhập khẩu của Hàn Quốc - thị trường chính của cá cơm Việt Nam- Ĵ?ang liên kết với nhau để ép giá của cá cơm nước ta.

TIỀM NĂNG LỚN

Cá cơm nước ta tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền Trung và Nam bộ, đặc biệt ở các vùng biển Nha Trang, Vũng Tàu, Phan Thiết, Phú Yên, Quảng Ngãi, Phú Quốc... Ở vùng biển miền Trung, cá cơm ruồi là loại có trữ lượng đánh bắt lớn nhất, tiếp theo là cá cơm trắng, cá cơm săng. Được biết, sản lượng cá cơm có năm lên đến hàng ngàn tấn, trong đó cá cơm ruồi chiếm 60-65%, cá cơm trắng 20-25%. Phan Thiết là vùng có trữ lượng cá cơm lớn, có đêm ngư dân đánh bắt được tới 40 tấn. Do kích cỡ lớn, cá cơm ở đây được thị trường Trung Quốc, Nga rất ưa chuộng. Tuy vậy, do kỹ thuật bảo quản, hấp luộc chưa tốt, gây ra ẩm mốc, mùi vị chưa thực hấp dẫn nên cá cơm Phan Thiết vẫn chưa bán được với mức giá xứng đáng (độ ẩm còn cao (26-28%) và tỷ lệ bể đầu lớn (trên 15%). Các vùng Nha Trang, Tuy Hoà, Quy Nhơn, Quảng Ngãi tuy kích cỡ cá cơm nhỏ song kỹ thuật chế biến ở đây khá tốt nên bán được giá, được khách hàng ưa chuộng. Còn loại cá cơm thành phẩm làm ra có màu xanh đẹp, không bụi, cỡ đều, mùi tự nhiên.

Đặc biệt, các tỉnh miền Trung nước ta còn có cá cơm mồm. Tuy sản lượng ít nhưng loại cá này đặc biệt ngon, cá trắng trong suốt, không có xương, rất mềm và dẻo, chủ yếu xuất đi Đài Loan, Hàn Quốc, giá cao gấp 2 lần cá cơm ruồi. Có thể nói, về tiEềm năng khai thác cá cơm ở vùng biển nước ta là tương đối lớn; nhưng cũng phải nhận thấy một điểm yếu ở các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cá cơm trong nước là chưa có sự liên kết, doanh nghiệp vᱺ?n mạnh ai người ấy làm nên dễ bị các DN nước bạn cạnh tranh, ép giá gay gắt.

CHẤT LƯỢNG KHÔNG ỔN ĐỊNH

Hiện nay, nước cạnh tranh xuất khᱺ?u cá cơm lớn nhất của nước ta là Thái Lan, mặc dù trữ lượng của họ chỉ bằng 2/3 nước ta. Nguyên nhân là công nghệ đánh bắt, chế biến và công tác marketting của các DN nước này hơn hẳn nCước ta. Trong khi ngư dân nước ta vẫn bảo quản cá cơm bằng cách ướp đá, tốn kém mà lại không giữ được màu sắc nguyên thủy của cá bởi sau 6-8 giờ cá mới được vận chuyển vào bờ đề?? luộc thì Thái Lan luộc và phơi khô cá ngay trên tàu, vừa tiết kiệm thời gian vừa bảo đảm chất lượng cá tươi ngon. Ông Hữu Dũng- Tổng Thư ký VASEP (Bộ Thủy sản) cho biết: sau khi được chuyển vào bờ, c2á cơm Thái Lan cũng được sấy bởi công nghệ hiện đại, trong khi đó Việt Nam hầu hết đều phơi nắng cá. Hơn thế nữa, việc phân cỡ cá của Thái Lan cũng được thực hiện bằng máy Grader với độ nhanh ch2óng, chính xác và ít tốn kém hơn phí thuê nhân công như nước ta.

Chất lượng cá cơm xuất khẩu Việt Nam không ổn định còn do không có kho lạnh bảo quản qua đêm tại nậu vựa ở các vùng nguyên liệu sau khi sơ chế (luộc, hấp, phơi) khiến cá rất dễ bị thiu, bốc mùi hôi. Do vậy, đến lúc nhà máy mua nguyên liệu của nậu vựa để phơi nắng, phân loại thì cá đã có mùi khó chịu và đã chuyển màu sắc.

Bên cạnh đó, công tác marketting của Thái Lan cũng được thực hiện rất rầm rộ, bài bản, chu đáo chứ không theo kiểu “đãi bôi" qua loa như các DN nước ta. Vì vậy, trong các hội chợ thủy sản lớn, số khách hàng tham quan, ký hợp đồng với Thái Lan luôn cao hơn hẳn, đặc biệt là ở Trung Quốc, Nga, Hàn Quᱻ?c.

Chính vì thế, để nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường cá cơm, tại cuộc hội thảo xuất khẩu thủy sản 2010, tầm nhìn 2020 mới đây, ông Nguyễn Ngọc Đức – Phó Giám đốc Công ty TNHH Đệ Khang Phú Thành- một trong những doanh nghiệp đứng đầu về xuất khẩu cá cơm của Việt Nam cho rằng, giải pháp lâu d2ài và mang tính cốt lõi là các DN cần đầu tư phương tiện vào vùng nguyên liệu, nhất là kho lạnh và phương tiện đánh bắt. Tuy vậy, trước mắt, liên kết trong xuất khẩu là biện pháp cấp bách. Bởi ngoài sự cạnh tranh quyết liệt từ thị trường Thái Lan, DN xuất khẩu cá cơm nước ta đang bị các DN Hàn Quốc liên kết để ép giá. Tình trạng này đã từng xảy ra với cá bò của nước ta. Cho đến nay, lượng cá bò tồn kho vẫn còn rất lớn do các nhà nhập khẩu của Hàn Quốc thành lập thành từng nhóm, khống chế giá nhập khẩu cá của Việt Nam.

Cùng vᱺ?n đề này, nhiều giám đốc các Sở Thủy sản cũng đưa ra ý kiến: Dường như các DN và cả Hiệp hội Chế biến, xuất khẩu thủy sản Việt Nam chưa quan tâm đến vấn đề thống nhất mức giá trần và giá sàn xuất khẩu cá cơm cho Hàn Quốc. Cùng đó, chúng ta chưa mở rộng thị trường xuất khẩu mặt hàng này, còn quá lệ thuộc vào thị trường Hàn Quốc. Do vậy, nếu không giải quyết vấn đề này sớm thì người thiệt thòi không chỉ các DN mà còn vô số ngư dân làm nghề khai thác, chế biến cá cC


Nguồn: http://haiquan.baria-vungtau.gov.vn/