Xu hướng xuất khẩu

Theo thống kê của Hải quan Việt Nam, trong 9 tháng đầu năm 2007 Việt Nam đã xuất khẩu 272.700 tấn sản phẩm cá Tra/Basa (Pangasius), trị giá 710 triệu USD, gần bằng với tổng khối lượng xuất khẩu trong năm 2006. Tỉ lệ tăng cao trong xuất khẩu so với cùng kỳ (37% về giá trị và 35% về khối lượng) đã được duy trì trong năm nay.

Những quy định khắt khe hơn về vệ sinh và an toàn thực phẩm được thiết lập bởi các nhà chức trách của Nga – nhà nhập khẩu cá Tra/Basa lớn thứ 2 của Việt Nam – là cái “giá” mà ngành thủy sản Việt Nam phải trả cho sự tăng trưởng nhanh về thương mại tới thị trường này. Hệ quả là xuất khẩu mặt hàng này sang thị trường Nga giảm. Tính đến cuối tháng 9/2007, xuất khẩu thấp hơn 1% về khối lượng và 2% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.

Tuy nhiên, các nhà xuất khẩu cá Tra/Basa Việt Nam dường như đã kịp ứng phó với những biến động ở thị trường Nga. Thống kê cho thấy, đã có sự định hướng lại trong xuất khẩu với lượng tiêu thụ sang Ucraina tăng lên tới 222% về khối lượng và 194% về giá trị. Sự chênh lệch giữa tỉ lệ tăng về khối lượng và giá trị cho thấy giá xuất khẩu trung bình sang Ucraina giảm, ngược với xu hướng ở các thị trường xuất khẩu chủ chốt khác.

Xuất khẩu cá Tra/Basa của Việt Nam sang các thị trường

 

T1-9/2007

Thay đổi (%)

 

1000 tấn

Triệu USD

Khối lượng

Giá trị

EU

125,7

348,1

42

42

Nga

27,8

54,1

-1

-2

ASEAN

25,2

58,4

17

27

Ucraina

17

29,5

222

194

Mỹ

16,3

52,8

-4

7

Trung Quốc

13,8

30,1

7

14

Các nước khác

46,9

136,6

60

62

Tổng

272,7

709,6

35

37

Thị trường EU đối với philê cá nước ngọt đông lạnh

Thị trường EU vẫn là đích đến quan trọng nhất của cá Tra/Basa Việt Nam. Trong 9 tháng đầu năm 2007, xuất khẩu sang thị trường này đạt 125.700 tấn, trị giá 348,1 triệu USD, tăng 42% cả về khối lượng và giá trị, với 4 thị trường chính là Tây Ban Nha, Ba Lan, Hà Lan và Đức. Các nước này cũng là 4 thị trường hàng đầu ở EU đối với sản phẩm philê cá nước ngọt đông lạnh. Việt Nam vẫn duy trì vị trí là nhà cung cấp lớn nhất về mặt hàng này cho thị trường EU.

Hà Lan dẫn đầu các thị trường EU đối với mặt hàng philê cá nước ngọt đông lạnh với thị phần 20%. Trên thực tế, 4 thị trường chính được nói đến ở trên chiếm hơn 70% tổng nhập khẩu của EU. Đáng chú ý là, theo thống kê của Việt Nam, thì giá các sản phẩm cá Tra/Basa đã tăng ở hầu hết các thị trường EU trong năm nay, trong khi thống kê của EU lại cho kết quả khác biệt.

Hai nguyên nhân tạo ra sự khác biệt này là: Một là, xuất khẩu của Việt Nam thường được chuyển đổi sang đồng đôla nên sẽ có giá cao hơn. Hai là, đồng Ơrô mạnh so với đồng Đôla Mỹ trong năm qua đã ảnh hưởng tới đơn giá trung bình thấp được thể hiện bằng đồng Ơrô như đã được thấy trong thống kê của EU.

Hà Lan

Việt Nam chiếm thị phần lớn nhất trong nhập khẩu philê cá nước ngọt đông lạnh của Hà Lan, tăng từ 75% lên 81% so với cùng kỳ trong 8 tháng đầu năm và đạt mức tăng trưởng 72% về khối lượng. Tuy nhiên, giá trung bình nhập khẩu đã giảm từ 2,39 EUR/kg xuống 2,32 EUR/kg. Hầu hết các nhà cung cấp từ các nước thứ ba ngoài khối EU đều có xu hướng giảm này, đặc biệt là Trung Quốc với sự giảm mạnh về giá từ 3,03 EUR/kg xuống 2,46 EUR/kg.

Nhập khẩu philê cá nước ngọt đông lạnh của Hà Lan, tháng 1-8

 

2006

2007

2006

2007

2006

2007

 

Tấn

Thị phần (%)

Euro/kg

Việt Nam

12.048

21.761

76

81

2,39

2,32

Tanzania

432

720

8

3

3,45

3,26

Đức

1.214

1.145

3

4

5,65

5,58

Trung Quốc

263

707

2

3

3,03

2,46

Nga

65

704

 

3

5,75

6,49

Các nước khác

1.736

1.476

11

6

3,84

3,68

Tổng

15.757

25.513

100

100

2,75

2,65

Tây Ban Nha

Việt Nam và Tanzania tiếp tục là hai nhà cung cấp hàng đầu về philê cá nước ngọt đông lạnh cho Tây Ban Nha. Việt Nam vẫn duy trì thị phần áp đảo của mình với mức tăng từ 83% lên 87% so với cùng kỳ trong 8 tháng đầu năm 2007. Việt Nam có lợi thế về giá đáng kể ở thị trường Tây Ban Nha nói riêng và thị trường EU nói chung. Giá trung bình nhập khẩu từ Việt Nam trong năm 2006 là 2,42 EUR/kg và đã giảm xuống còn 2,29 EUR/kg trong năm 2007, giá nhập khẩu từ Tanzania cũng giảm từ 3,68 EUR/kg xuống 3,57 EUR/kg.

Nhập khẩu philê cá nước ngọt đông lạnh của Tây Ban Nha, tháng 1-8

 

2006

2007

2006

2007

2006

2007

 

Tấn

Thị phần (%)

Euro/kg

Việt Nam

12.048

21.761

76

81

2,39

2,32

Tanzania

432

720

8

3

3,45

3,26

Đức

1.214

1.145

3

4

5,65

5,58

Trung Quốc

263

707

2

3

3,03

2,46

Nga

65

704

 

3

5,75

6,49

Các nước khác

1.736

1.476

11

6

3,84

3,68

Tổng

15.757

25.513

100

100

2,75

2,65

Ba Lan

Trong số các thị trường EU, Ba Lan là thị trường xuất khẩu chính cá Tra/Basa của Việt Nam. Sau khi nước này gia nhập khối EU, thương mại thủy sản giữa Ba Lan và Việt nam, đặc biệt là đối với mặt hàng philê cá nước ngọt đông lạnh, đã tăng mạnh. Với 22.000 tấn philê cá nước ngọt đông lạnh được nhập khẩu vào Ba Lan từ tháng 1-8/2007, Việt Nam đã khẳng định vị trí nhà cung cấp số 1 về mặt hàng này. Trung Quốc đứng ở vị trí thứ hai, tuy chỉ với 1.028 tấn nhưng đã đạt tỉ lệ tăng trưởng mạnh tới 523% về khối lượng.

Trái ngược với các sản phẩm được cung cấp bởi các nước thành viên khác của EU, như Đức và Hà Lan hay các nước châu Phi, giá nhập khẩu trung bình đối với các sản phẩm của Trung Quốc không cao hơn nhiều so với của Việt Nam (2,01 EUR/kg so với 1,89 EUR/kg). Thực ra, giá nhập khẩu từ Trung Quốc đã giảm nhanh từ giữa năm 2006 – 2007, từ 2,58 EUR/kg xuống 2,01 EUR/kg.

Nhập khẩu philê cá nước ngọt đông lạnh của Ba Lan, tháng 1-8

 

2006

2007

2006

2007

2006

2007

 

Tấn

Thị phần (%)

Euro/kg

Việt Nam

14.262

22.094

89

91

2,11

1,89

Trung Quốc

165

1.028

1

4

2,58

2,01

Nga

135

342

1

1

4,54

4,85

Hà Lan

363

261

2

1

2,47

3,84

Ka-dắc-tan

128

197

1

1

4,46

5,99

Lithuania

225

130

1

1

4,85

7,77

Các nước khác

706

293

4

1

3,22

3,69

Tổng

15.984

24.345

100

100

2,25

2,04

Triển vọng

Nguồn cung cấp tăng mạnh từ Việt Nam và Trung Quốc đã gây sức ép lên các nhà cung cấp philê cá nước ngọt đông lạnh khác vào thị trường EU. Giá trung bình mặt hàng này đã giảm từ 2,93 EUR/kg xuống 2,80 EUR/kg và xu hướng giảm này có khả năng sẽ tiếp tục. Những lợi thế về điều kiện tự nhiên và chi phí nhân công cơ bản đã giúp cá Tra/Basa của Việt Nam có ưu thế cạnh tranh hơn về giá ở hầu hết các thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên, do những sự tương đồng về điều kiện tự nhiên và sản phẩm, dự báo Trung Quốc sẽ gây ra sức ép cạnh tranh đối với các nhà xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong tương lai.

Với sự giảm giá tiếp tục của đồng Đôla Mỹ so với đồng Ơrô, sức mua đang tăng lên của đồng tiền châu Âu sẽ khiến cho EU trở thành một trong những thị trường hấp dẫn nhất với nhiều tiềm năng hơn nữa đối với các sản phẩm cá nước ngọt của Việt Nam.

V.A (theo Globefish)