Tổng sản lượng thủy sản phục vụ thương mại trong năm 2003 của Canađa đạt trên 1,062 triệu tấn, tăng nhẹ so với mức 1,059 triệu tấn năm 2002. Dự tính tổng sản lượng năm 2004 đạt khoảng 1,067 triệu tấn.
Sản lượng thủy sản tăng là nhờ khối lượng đánh bắt cá trích, cá thu, cá hồi và cá mòi tăng. Sản lượng của hầu hết các loài có vỏ như vẹm và tôm đều bị giảm.
Tiêu thụ
Tiêu thụ trên đầu người của Canađa từ năm 2000 đến nay tăng nhẹ, nhưng vẫn chưa đạt mức kỷ lục 10kg/người của năm 1999. Tuy nhiên trong những năm gần đây, so với các loại thủy sản khác tiêu thụ sản phẩm thủy sản chế biến sẵn đạt tốc độ tăng nhanh nhất. Tiêu thụ thủy sản tươi, đông lạnh và thủy sản có vỏ giảm nhẹ.
Tiêu thụ thủy sản trên đầu người của Canađa (kg) | ||||
| 1999 | 2000 | 2001 | 2002 |
Cá biển |
|
|
|
|
Tươi/đông lạnh | 4,80 | 4,49 | 4,56 | 4,27 |
Chế biến sẵn | 2,49 | 2,18 | 2,66 | 3,05 |
Thủy sản có vỏ | 2,29 | 2,35 | 2,11 | 2,11 |
Thủy sản nước ngọt | 0,42 | 0,46 | 0,42 | 0,44 |
Tổng | 10,00 | 9,48 | 9,75 | 9,87 |
Nhập khẩu thủy sản
So với năm 2002, năm 2003 nhập khẩu thủy sản của Canađa từ các nhà cung cấp lớn đều giảm, với mức 8%, ngoại trừ nhập từ Trung Quốc tăng và từ Mỹ giữ nguyên thị phần.
Nguyên nhân của sự sụt giảm đáng kể này là do có suy thoái kinh tế và một số loại dịch bệnh trên thế giới. Tuy vậy sang năm 2004 mức nhập khẩu đã phục hồi trở lại và tăng nhẹ khoảng 1%.
Nhập khẩu từ các nguồn Trung Quốc và Thái Lan tăng khá cao, trong khi nhập khẩu từ Nga và Na Uy lại giảm mạnh.
Các mặt hàng nhập khẩu chính gồm: Cá hồi ráng, philê cá, cá chình, cá khô, cá muối, giáp xác, nhuyễn thể, thủy sản tươi, ướp đá, đông lạnh, đã chế biến, có bảo quản...
Những yêu cầu đối với thủy sản XK sang Canađa
Thủy sản và các sản phẩm thủy sản nhập khẩu vào Canađa đều phải tuân thủ theo Luật và Qui định kiểm tra thủy sản, trong đó có các yêu cầu về tính lành mạnh của thủy sản, việc ghi nhãn hàng hóa, đóng gói, phân loại, vệ sinh và an toàn thủy sản.
Mặc dù, các qui định trên không yêu cầu lô hàng thủy sản nhập khẩu phải có Chứng thư Vệ sinh đi kèm nhưng nhà nhập khẩu thủy sản phải có giấy phép nhập khẩu, phải gửi thông báo cho mỗi chuyến hàng thủy sản nhập khẩu bằng văn bản đến Cơ quan Kiểm tra thủy sản của Canađa (CFIA) và phải có sẵn hàng để kiểm tra.
Nhập khẩu thủy sản của Canađa từ các nhà cung cấp chính (tấn) | ||||||
| 2001 | 2002 | 2003 | T1-T7/ 2003 | T1 - T7/ | Tăng giảm |
Thế giới | 352.119 | 347.859 | 318.455 | 174.547 | 176.172 | 1% |
Mỹ | 156.176 | 149.363 | 141.633 | 72.700 | 75.316 | 4% |
Thái Lan | 39.019 | 41.706 | 39.028 | 22.214 | 23.313 | 5% |
Trung Quốc | 21.167 | 26.109 | 36.464 | 20.730 | 23.446 | 13% |
Nga | 15.962 | 20.601 | 15.912 | 10.344 | 4.975 | 52% |
Na Uy | 20.293 | 18.801 | 12.004 | 8.184 | 5.031 | 39% |
Chi Lê | 4.461 | 5.703 | 8.232 | 4.455 | 4.924 | 11% |
Đài Loan | 6.557 | 6.978 | 7.403 | 3.586 | 3.390 | 5% |
Philippin | 4.235 | 8.345 | 6.244 | 2.756 | 6.129 | 122% |
Ấn Độ | 4.029 | 4.974 | 5.155 | 2.366 | 3.098 | 31% |
Việt Nam | 2.963 | 3.288 | 4.692 | 2.216 | 3.671 | 66% |
Aixơlen | 8.531 | 7.207 | 2.915 | 1.567 | 2.119 | 35% |
Các nước khác | 68.726 | 54.784 | 38.774 | 23.429 | 20.760 | 11% |
Tần suất của việc kiểm tra sản phẩm phải thực hiện phụ thuộc vào mức độ rủi ro của sản phẩm và quá trình tuân thủ của nhà xuất khẩu. Ví dụ tần suất kiểm tra thông thường đối với cá hồi tươi đánh bắt của một nhà xuất khẩu có quá trình tuân thủ tốt sẽ là 2%.
Muốn biết thêm thông tin có thể tham khảo trang web, phần hướng dẫn về các yêu cầu luật định và các qui trình kiểm tra đối với thủy sản nhập khẩu của Canađa.
http://www.inspection.gc.ca/english/anima/fispoi/import/importe.shtml
Các yêu cầu về ghi nhãn hàng hóa đối với thủy sản đã đóng gói phải có các thông tin bắt buộc sau:
- Nước xuất xứ
- Tên thông thường của thủy sản
- Tên và địa chỉ của nhà sản xuất
- Ngày, tháng, năm sản xuất
- Khối lượng
Các thông tin khác có thể xem trên trang web sau:
http://www.inspection.gc.ca/english/anima/fispoi/product/labeque.shtml
Nguồn vasep