Đại hội đồng Liên hợp quốc vừa thông qua nghị quyết kêu gọi các nước thành viên tăng cường hành động nhằm ngăn chặn tình trạng khai thác cạn kiệt nguồn cá biển, khuyến nghị các nước phát triển ngành ngư nghiệp theo hướng bền vững , coi trọng việc quản lý, bảo tồn nguốn hải sản và bảo vệ môi trường sinh thái đại dương.

Một công trình nghiên cứu mang tên “Môi trường sinh thái và đa dạng sinh học ở các đại dương” do Chương trình Môi trường LHQ (UNEP) phối hợp liên minh Bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN) cho thấy: 25% trữ lượng các trên toàn cầu đã bị khai thác đến cạn kiệt; số lượng các loại hải sản đã bị tuyệt chủng tăng từ 10% giữa thập niêm 70 của thế kỷ 20 lên 14% vào năm 2002. Đại hội đồng LHQ bày tỏ mối lo ngại sâu sắc trước tình trạng gia tăng các hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp trong thời gian qua và cho rằng đây thực sự là mối đe doạ nghiêm trọng đối với nguồn cá và sinh vật biển, ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh thực phẩm và tốc độ tăng trưởng kinh tế ở nhiều quốc gia.

Tổ chức Nông lương LHQ (FAO) cảnh báo đại dương không còn có khả năng cung cấp hải sản nhiều hơn nữa, 25% trong tổng số 600 loài hải sản tiêu thụ nhiều nhất chỉ còn ở mức giới hạn để tồn tại, 17% đã bị khai thác cạn kiệt. Hàng năm thế giới đánh bắt 95 triệu tấn thuỷ, hải sản, trong đó có 60% làm thức ăn cho người, phần còn lại dùng làm bột cá phục vụ cho ngành nuôi cá, nuôi gia súc và làm phân bón. Do nhu cầu tiêu thụ cá ngày càng nhiều, các đội tàu đánh bắt cá không ngừng cải tiến các phương tiện đánh bắt hải sản xa bờ, như hệ thống phát hiện các đàn cá, hệ thống lưới vét và kỹ thuật đánh bắt cá ở độ sâu, nổ mìn, khiến cho nhiều loại không còn khả năng sinh sản. Các đội tàu đánh bắt cá. Các nước phát triển nhập khẩu đến 33 triệu tấn thuỷ hải sản mỗi năm, mà hầu hết lượng thuỷ, hải sản này có nguồn gốc từ những nước gặp khó khăn trong việc cung cấp nguồn dinh dưỡng cho người dân nghèo nước họ. Thu nhập về xuất khẩu thuỷ hải sản mỗi năm mang lại cho các nước nghèo khoản lợi nhuận khoảng 20 tỷ USD, nhiều hơn nguồn thu bất cứ sản phẩm lương thực nào khác. Ngoài nguồn hải sản biển, còn có tới 30% lượng thuỷ hải sản đánh bắt được hàng năm từ các sông ngòi và hồ nước ngọt, phần lớn bằng phương tiện thủ công, nhằm mục đích tự cung tự cấp, hoặc buôn bán nhỏ tại chỗ. Nguy cơ đối với nuôi trồng, khai thác thuỷ sản trên đất liền là việc xây dựng tràn lan các hồ, đập chứa nước, gây ra nạn ô nhiễm môi trường.

Theo FAO, 10 nước đứng đầu về sản lượng thuỷ, hải sản là: Trung Quốc, Ấn Độ, Philippines, Indonesia, Nhật Bản, Việt Nam, Thái Lan, Hàn Quốc, Bangladesh và Chile. Ấn Độ là nước có sản lượng thuỷ sản lớn thứ 2 thế giới, tuy nhiên tổng sản lượng chỉ bằng 1/20 sản lượng của Trung Quốc. Tuy Nhật Bản đứng sau Ấn Độ về sản lượng thuỷ hải sản, nhưng tỷ trọng thuỷ hải sản của nước này trong toàn cầu lại cao hơn, chiếm tới 6%, do sản lượng cá đánh bắt tại biển Nhật Bản, có giá trị cao hơn. Tổng sản lượng thuỷ, hải sản Nhật Bản đạt khoảng 1,26 triệu tấn, trị giá 4,24 triệu USD.

Theo Xinhua, Bộ Nông nghiệp Trung Quốc cho biết, sản lượng thuỷ, hải sản nước này có thể đạt tới 60 triệu tấn vào năm 2010, tăng 18% so với năm 2005. Trong đó có tới 45,5 triệu tấn do ngành nuôi thuỷ sản cung cấp, tăng 34% so với con số 34 triệu tấn trong năm 2005. Số còn lại 14,5 triệu tấn thuộc khu vực đánh bắt hải sản tại các vùng biển Trung Quốc, giảm 17% so với năm 2005. Các quan chức ngành thuỷ sản cho biết sản lượng hải sản thấp là do nguồn cá tại các đại dương giảm mạnh. Mức tiêu thụ hải sản, thuỷ sản tính theo đầu người của Trung Quốc tăng lên 12kg/năm. Báo cáo của Bộ Nông Nghiệp Trung Quốc đề cập tới sự cần thiết bảo vè môi trường, nguồn nước trong khi thực hiện chương trình nuôi, trồng thuỷ sản và hải sản.

Bảo vệ nguồn hải sản biển là nhiệm vụ bức thiết của cộng đồng quốc tế. Tại cuộc họp ở Brussels (Bỉ) mới đây, các bộ trưởng ngư nghiệp EU đã đạt được thoả thuận hạn chế đánh bắt cá biển trong năm 2007 – 2008, sau 15 năm tranh cãi về việc tìm các biện pháp ngăn chặn việc đánh bắt cá qua mức vào việc bảo vệ một số loại cá đang có nguy cơ tuyệt chủng. Theo thoả thuận mới, quy định mắt dùng để đánh bắt cá phải rộng hơn để cho cá nhỏ có thể lọt ra ngoài. Những tàu đánh cá nhỏ sự dụng thiết bị truyền thống mới được phép đánh bắt cá trong phạm vi 1,5 hai lý từ bờ biển. Hạn ngạch đánh bắt cá trong 2 năm 2007 – 2008 thấp hơn khoảng 10 – 20% so với mức tăng của năm 2005. Công bố tỷ lệ cắt giảm đối với một số loại cá ở biển, như cá mập giảm 25% so với mức năm 2005, thực hiện trong vòng 4 năm.

Các bộ trưởng ngư nghiệp EU hài lòng về những biện pháp đưa ra, tạo bước đột phá trong qúa trình bảo về nguồn hải sản. Tuy nhiên, các nhà hoạt động bảo vệ môi trường vẫn cho răng những biện pháp này là chưa đủ mạnh. Việc đánh bắt quá nhiều cá đã gây hậu quả nghiêm trọng, làm giảm nguồn cá tại các đại dương.

Nguồn vinastock.com.vn/index/news.asp?id=2254