Xu hướng chung

Tổng nhập khẩu tôm của thế giới trong nửa đầu năm 2007 giảm nhẹ so với cùng kỳ năm 2006. Với 356.000 tấn được nhập khẩu trong giai đoạn từ tháng 1-6/2007, EU là thị trường tôm số một thế giới.

Không như Mỹ và Nhật Bản, thị trường tôm EU tiếp tục tăng trưởng (+2%). Tuy nhiên, chỉ có nhập khẩu tôm nước ấm tăng (chủ yếu là các nước mới gia nhập EU), còn nhập khẩu tôm nước lạnh lại giảm (chủ yếu là các nước EU-15), ngoại trừ nhập khẩu loài Pleoticus muelleri của Áchentina tăng đáng kể nhờ sản lượng khai thác của nước này đạt mức cao kỷ lục.

Hầu hết các thị trường tôm châu Âu đều tăng nhập khẩu trong giai đoạn này. Tây Ban Nha tăng 16%, Pháp (+8%), Italia (6%) và Đức (23%), riêng Anh là thị trường số một ở châu Âu đối với tôm nước lạnh nhập khẩu đã giảm 10%.

Nhập khẩu tôm của Nhật Bản giảm nhưng không mạnh như ở thời điểm đầu năm.

Nhập khẩu tôm của Mỹ giảm bắt đầu từ quý 2 của năm, song xu hướng này có thể đảo ngược lại trong thời gian sau đó nhờ có sự điều chỉnh lại thuế chống bán phá giá theo hướng có lợi cho một số nước xuất khẩu.

Tây Ban Nha : Nhập khẩu tôm Áchentina tăng mạnh

Trong nửa đầu năm 2007, thị trường tôm Tây Ban Nha tiếp tục tăng trưởng mạnh (+16%).

Trung Quốc đã duy trì vị trí nhà cung cấp lớn nhất cho Tây Ban Nha với mức tăng nhẹ 9%. Tuy nhiên, nhập khẩu tôm Tây Ban Nha tăng chủ yếu là do khối lượng nhập khẩu lớn tôm Pleoticus muelleri từ Áchentina, gần gấp 3 lần. Sản lượng tôm khai thác của Áchentina đạt mức cao kỷ lục trong vòng 19 năm qua với 33.876 tấn trong 7 tháng đầu năm nay. Vì vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi Tây Ban Nha, một khách hàng truyền thống đối với tôm Áchentina, đã tăng mua tỉ lệ thuận với nguồn cung cấp. Sự tăng mạnh trong nhập khẩu cũng có thể được giải thích do mức giá thấp mà Áchentina đưa ra. Thực vậy, giá trung bình đối với tôm Áchentina ở thị trường Tây Ban Nha đã giảm từ 9,36 EUR/kg năm 2006 xuống còn 5,14 EUR/kg trong năm nay.

Ecuađo đã chiếm được chỗ đứng ở thị trường Tây Ban Nha với mức tăng 35%, còn Braxin tiếp tục đánh mất thị phần với xuất khẩu giảm gần 40%.

Các nước dẫn đầu về xuất khẩu tôm sang Tây Ban Nha, tháng 1-6 (Đơn vị: tấn)

2002

2003

2004

2005

2006

2007

Trung Quốc

1.949

577

518

9793

12.303

13.428

Áchentina

17.065

10.373

11.681

3.726

4.473

12.707

Ecuađo

1.029

1.809

3.818

4.761

7.227

9.758

Braxin

2.074

4.074

7.961

6.586

6.345

3.868

Marốc

3.693

3.946

3.516

3.951

2.914

3.257

Côlômbia

1.783

1.958

2.139

3.147

2.894

2.649

Honđurát

63

264

774

436

931

2.396

Hà Lan

3.442

1.881

1.791

1.917

1.959

2.316

Nigiêria

128

221

493

790

1.591

2.230

Xênêgan

1.103

1.729

1.649

1.650

1.310

2.142

Cuba

681

650

534

1.138

1.700

2.084

Vênêduêla

371

334

1.053

1.829

2.328

2.014

Pháp

690

1.015

968

1.163

812

1.916

Bỉ

1.393

922

1.186

1.417

1.245

1.631

Môdămbích

1.539

1.285

1.249

739

1.624

1.439

Tổng

52.696

51.501

59.771

57.332

64.087

74.596

Pháp : Nhập khẩu tôm cao kỷ lục

Khối lượng tôm nhập khẩu của Pháp trong nửa đầu năm 2007 đạt mức cao kỷ lục so với những năm trước, đạt trên 45.000 tấn, tăng 8% so với năm trước. Tuy nhiên, về mặt giá trị chỉ tăng 2%.

Thông thường, Pháp chủ yếu nhập khẩu tôm nước ấm đông lạnh (chiếm 80% tổng nhập khẩu) trong khi nhu cầu đối với các sản phẩm chế biến sẵn chỉ ở mức khiêm tốn 15% và nhu cầu đối với các sản phẩm ướp lạnh rất hạn chế (chỉ 3%).

Trong giai đoạn tháng 1-7/2007, Ecuađo tiếp tục tăng khối lượng xuất khẩu của mình sang Pháp (+60% so với năm trước) và đứng trong số các nhà cung cấp hàng đầu cùng với Braxin. Braxin vẫn giữ được vị trí của mình ở Pháp nhưng xuất khẩu đã giảm 20%.

Anh : Nhập khẩu tôm nước lạnh từ Aixơlen giảm mạnh

Trong số các thị trường tôm châu Âu hàng đầu, Anh là nước duy nhất có sự sụt giảm trong nhập khẩu tôm. Sự sụt giảm được thấy rõ vào thời điểm đầu năm và tính đến nay đã giảm 10% so với cùng kỳ trong nửa đầu năm 2007, đối với cả các sản phẩm đông lạnh và chế biến .

Aixơlen, nhà cung cấp chính cho thị trường Anh các sản phẩm chế biến sẵn, đã giảm đáng kể lượng xuất khẩu của mình trong những năm gần đây, từ 9.200 tấn năm 2004 xuống còn 5.400 tấn năm 2007. Ấn Độ và Đan Mạch cũng giảm xuất khẩu sang Anh mặc dù mức giảm có ít hơn, trong khi Inđônêxia và Thái Lan đã giành được chỗ đứng ở thị trường này.

Mặc dù nhập khẩu đang giảm, Anh vẫn là thị trường số một ở châu Âu đối với mặt hàng tôm nước lạnh. Các nhà cung cấp chính cho Anh là Aixơlen với 5.432 tấn và Đan Mạch với 4.474 tấn. Pháp, Nauy và Canađa giữ mức khoảng 1.000 tấn mỗi nước.

Italia : Tiêu thụ tôm Áchentina tăng mạnh

Trong nửa đầu năm nay, Ecuađo tiếp tục chiếm ưu thế trên thị trường tôm Italia, mặc dù nhập khẩu từ nước này có giảm nhẹ. Điều này có lợi cho Áchentina và Tây Ban Nha (nước nhập khẩu để tái xuất).

Cũng giống như Tây Ban Nha, nhập khẩu của Italia tăng nhờ lượng cung cấp các sản phẩm giá rẻ từ Áchentina tăng. Nhập khẩu từ nước này đã tăng gấp 3 lần về khối lượng nhưng chỉ tăng thêm 50% về giá trị. Chính vì vậy, các sản phẩm của Áchentina thâm nhập vào thị trường Italia ở một mức giá thấp khác thường so với những năm trước (5,37 EUR/kg so với 11,69 EUR/kg năm 2006 và 12,17 EUR/kg năm 2005).

Italia là nước chủ yếu tiêu thụ tôm nước ấm, nhưng nhu cầu đối với tôm nước lạnh cũng đáng chú ý với hơn 30% tổng nhập khẩu tôm. Tôm nước lạnh chủ yếu nhập khẩu trực tiếp từ Áchentina (3.644 tấn, chiếm 36% tổng nhập khẩu tôm nước lạnh) hoặc từ tôm tái xuất của Tây Ban Nha (2.565 tấn, chiếm 26%).

Đức : Thị trường tôm không ngừng phát triển

Trong những năm gần đây, nhập khẩu tôm của Đức đã liên tục tăng với một tốc độ cao. Xu hướng này vẫn tiếp tục trong nửa đầu năm 2007, với mức tăng hơn 20% so với cùng kỳ 2006. Nhập khẩu tôm của Đức gần như cân đối giữa các sản phẩm đông lạnh (49%) và các sản phẩm chế biến sẵn (45%). Nhập khẩu tăng ở tất cả các dạng sản phẩm, mặc dù các sản phẩm chế biến có mức tăng nhiều hơn.

Thái Lan, Ấn Độ và Hà Lan là 3 nhà cung cấp lớn nhất cho Đức, chiếm một nửa tổng nhập khẩu, mỗi nước cung cấp khoảng 3.500 tấn tôm cho thị trường Đức trong 6 tháng đầu năm 2007.

Triển vọng

Ngày 14/7/2007, EU đã quyết định giảm thuế nhập khẩu cho các sản phẩm tôm chín và bóc vỏ dùng cho chế biến thêm ở EU từ những nước xuất khẩu không thuộc EU, có hiệu lực bắt đầu từ ngày 17/7/2007. Do đó, xuất khẩu tôm nước lạnh của Canađa sang thị trường châu Âu, cụ thể là sang Anh dự kiến sẽ tăng lên.

Ở Áchentina, khai thác tôm ở các vùng nước thuộc quyền tài phán quốc gia đã bị đóng cửa vào ngày 25/9/2007. Tuy nhiên, sản lượng khai thác dự kiến sẽ vượt năm ngoái và xuất khẩu sang châu Âu tôm Pleoticus muelleri sẽ tiếp tục tăng.

V.A (theo Globefish)