Thị trường tôm tôm sú vỏ (HLSO) đang kém đi do nhu cầu im ắng, đã phải dùng biện pháp giảm giá để đẩy mạnh doanh số, nhất là đối với tôm của Bănglađét và Ấn Độ. Lợi nhuận khá thấp.
Tôm chân trắng : Thị trường tôm chân trắng nuôi của các nước Trung và Nam Mỹ : cỡ 16-20 không biến động, tiếp tục giữ vững thị trường, chủ yếu là do nguồn chào hàng từ Mêhicô còn tương đối hạn chế. Ngược lại cỡ 21-25 và 26-30 đang phải bán giảm giá do các cỡ này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng sản lượng thu hoạch. Thị trường tôm từ cỡ 31-35 đến 41-50 không ổn định, tôm cỡ 51-60 và các cỡ nhỏ có thị trường vững hơn.
Tôm chân trắng Châu Á : Hầu như các sản phẩm tôm chân trắng Châu Á có thị trường không thay đổi, trừ cỡ 26-30 phải bán giảm giá để xúc tiến bán hàng. Nhìn chung, tình hình mua hàng khá tẻ nhạt.
Tôm sú: Thị trường tôm tôm sú vỏ (HLSO) đang kém đi do nhu cầu im ắng, đã phải dùng biện pháp giảm giá để đẩy mạnh doanh số, nhất là đối với tôm của Bănglađét và Ấn Độ. Lợi nhuận khá thấp.
Tôm chế biến giá trị gia tăng (GTGT): Thị trường ổn định vững.
Tôm tự nhiên của Mêhicô: Thị trường loại tôm này tiếp tục ổn định. Sản lượng thu hoạch thấp hơn so với năm ngoái.
Tôm vùng Vịnh của Mỹ : Do sản lượng thấp hơn 23,5% so với cùng kỳ năm ngoái, nên các cỡ tôm vỏ (HLSO) và tôm thịt (PUD) có thị trường khá tốt.
Tôm hùm : Tôm hùm vùng nước ấm có thị trường không biến động, Nguồn cung cấp của các cỡ chính khá dồi dào so với nhu cầu hiện tại và thỉnh thoảng phải bán giảm giá để cân bằng với nhu cầu luôn biến động. Tôm hùm cỡ lớn có thị trường khá tốt, có một số chào hàng với giá cao hơn.
Nguồn vasep