Sản lượng cua nuôi và khai thác của thế giới đã tăng từ 407.800 tấn năm 1970 lên hơn 2 triệu tấn năm 2005. Gần 85-90% tổng sản lượng cua là khai thác. Ngay cả khi nghề nuôi cua phát triển thì chủ yếu cũng chỉ tập trung vào sản lượng cua nước ngọt ở Trung Quốc. Ba nước khai thác cua chủ yếu, chiếm hơn 70% tổng sản lượng cua thế giới là Trung Quốc, Mỹ và Canađa. Năm 2005, tổng nhập khẩu cua trên thế giới đạt hơn 400.000 tấn, trị giá 3 tỷ USD. Thị trường nhập khẩu cua hàng đầu thế giới là Mỹ và Nhật Bản, chiếm khoảng 60% tổng thương mại cua thế giới.

Thị trường cua Mỹ

Sản phẩm cua ở Mỹ nói chung được coi là mặt hàng cao cấp. Tuy nhiên, gần đây giá giảm đã khiến chúng có thể đến được nhiều hơn với những người tiêu dùng bình dân. Cua (tươi và đông lạnh) thường được bán dưới dạng cắt rời từng bộ phận hay từng nhóm bộ phận. Chúng cũng có thể được bán nguyên con ở dạng sống, tươi và đông lạnh hoặc dưới dạng thịt cua đóng hộp và các sản phẩm đặc thù như “càng cua côctai” (cocktail claws), “càng cua dễ tách” (snap-n-eats). Các loài cua được ưa thích là cua huỳnh đế đỏ (Paralithodes camtschaticus), cua tuyết hoặc cua hoàng hậu (Chionoecetes spp. : C. bairdi, C. opilio và C. tanneri), ghẹ xanh (Portunus pelagicus), cua xanh (Callinectes sapidus) và ghẹ đungen (Cancer magister).

Sản lượng cua khai thác của Mỹ đã giảm từ gần 295.000 tấn năm 1991 xuống còn 135.100 tấn năm 2005 do nghề khai thác cua tuyết ở các vùng nước Alaska không hiệu quả. Thay vào đó, nhập khẩu cua đã tăng từ 98.800 tấn năm 2003 lên 118.500 tấn năm 2006. Số liệu trong 3 tháng đầu năm 2007 cho thấy con số còn tăng hơn nữa so với cùng kỳ năm 2006.

Nhập khẩu cua của Mỹ (tấn)

2003

2004

2005

2006

1-3/2006

1-3/2007

Cua huỳnh đế

Tổng

9.963

10.553

18.391

28.074

10.554

11.420

Nga

9.656

9.530

17.031

25.547

10.007

11.040

 
 
Cua đông lạnh khác

Tổng

8.359

9.754

7.976

7.747

1.541

1.435

T.Quốc

1.140

1.607

1.559

1.693

386

427

Nga

818

825

646

904

259

255

Thái Lan

404

585

634

951

182

160

Ấn Độ

609

421

538

357

36

96

Canađa

2.901

3.830

2.440

1.679

59

46

Mêhicô

481

470

291

454

40

25

Cua tuyết đông lạnh

Tổng

51.602

49.095

45.975

46.279

3.345

2.507

Nga

5.917

5.829

5.530

3.354

812

1.553

Canađa

42.757

40.642

37.757

40.428

2.029

354

 
 
Thịt cua

Tổng

28.894

35.154

38.305

36.448

7.995

9.386

Inđônêxia

7.717

8.415

8.865

8.325

2.448

2.821

T.Quốc

3.837

6.124

6.872

7.495

1.454

1.778

Thái Lan

4.944

5.445

6.041

4.478

1.072

1.043

Philippin

1.866

1.682

2.531

2.399

568

616

Canađa

2.817

2.895

2.855

2.633

332

230

Tổng

Canađa

48.475

47.367

43.053

44.740

2.420

630

Nga

16.391

16.184

23.206

29.805

11.078

12.848

Tổng

98.818

104.556

110.647

118.547

23.435

24.748

Trước đây, Canađa và Nga là hai nhà cung cấp chính cho thị trường Mỹ. Trong khi nhập khẩu cua tuyết của Mỹ từ Canađa khá ổn định, thì nhập khẩu cua huỳnh đế từ Nga đã tăng 40% trong giai đoạn 2003-2006.

Cua huỳnh đế đỏ (Paralithodes camtschaticus) của Nga rẻ hơn hơn so với cua huỳnh đế đỏ Alaska. Các loài cua của Nga giá rẻ hơn như cua huỳnh đế xanh (Paralithodes platypus) và P. camtschaticus cũng được bán ngang với “cua huỳnh đế” ở Mỹ. Vì vậy, lượng cung cấp cua từ Nga tăng lên đã góp phần làm giảm giá cua ở Mỹ. Tuy nhiên, mặc dù gần đây nhập khẩu cua huỳnh đế từ Nga vào Mỹ tăng, nhưng số liệu thống kê sản lượng đánh bắt mới nhất của Nga cho thấy trong 3 tháng đầu năm 2007 chỉ có 900 tấn cua huỳnh đế được khai thác ở biển Baren, giảm 71% so với 3.100 tấn của cùng kỳ năm 2006. Vì vậy, dự kiến giá cua huỳnh đế của Nga sẽ tăng lên trong thời gian tới.

Trung Quốc cũng đang nổi lên trở thành nhà cung cấp cua quan trọng cho thị trường Mỹ, với sản lượng xuất khẩu tăng 25% trong giai đoạn 2005-2006. Đáng chú ý là, sản phẩm xuất khẩu chính từ Trung Quốc là thịt cua chế biến từ nguyên liệu có xuất xứ từ Mỹ và các nước khác.

Thị trường cua Nhật Bản

Ở Nhật Bản, cua được bán dưới dạng sống, đông lạnh nguyên con, từng bộ phận đông lạnh, và thịt cua cho thị trường sushi. Chúng có thể được bán ở mảng dịch vụ thực phẩm và phạm vi nhỏ hơn - lĩnh vực bán lẻ. Mảng dịch vụ thực phẩm của thị trường cua Nhật Bản là cao cấp hơn so với ở thị trường Mỹ, bao gồm hai thành phần chính là các nhà hàng đắt tiền như ở Hokkaiđô phục vụ cua nguyên con hoặc từng bộ phận của cua và các nhà hàng sushi phục vụ thịt cua. Còn lĩnh vực bán lẻ chủ yếu là các cửa hàng phục vụ nhu cầu cua mạnh hơn trong các dịp lễ hội.

Thị trường cua Nhật Bản có thể được coi là thị trường có sự chào giá cạnh tranh, nơi mà người mua, đại diện cho các nhà nhập khẩu lớn và các công ty chế biến cua nguyên liệu của Nhật Bản ở Trung Quốc (và các nước châu Á khác) thoả thuận về giá.

Tác động của sự suy thoái kinh tế của Nhật Bản trong những năm 1990 và đầu những năm 2000 đã khiến thủy sản, trong đó có cua , trở nên đắt đỏ hơn và lượng tiêu thụ đã giảm đáng kể trong nhiều năm qua. Tuy nhập khẩu cua đông lạnh trong giai đoạn 2003-2006 có tăng từ 43.600 tấn lên 47.100 tấn, nhưng trước đó, vào đầu những năm 19 90 con số này đã từng là hơn 100.000 tấn.

Nhập khẩu cua đông lạnh của Nhật Bản (tấn)

2003

2004

2005

2006

1-3/2006

1-3/2007

Ghẹ đông lạnh

Tổng

6.406

8.148

4.927

5.308

1.101

653

T.Quốc

3.365

5.375

2.668

3.423

553

293

Ba-ranh

173

239

451

534

257

169

Việt Nam

1.636

1.351

1.009

978

147

111

 
Cua tuyết đông lạnh

Tổng

23.709

26.638

24.998

24.615

2.498

1.480

Nga

12.456

13.363

13.095

14.779

1.202

873

Mỹ

1.352

1.297

1.620

2.506

667

266

Canađa

7.991

10.430

8.834

6.194

461

248

T.Quốc

988

787

776

692

82

12

Cua huỳnh đế đông lạnh

Tổng

12.864

10.041

10.749

16.839

3.392

3.399

Nga

9.106

6.808

7.798

13.130

3.021

3.280

Mỹ

3.174

2.684

2.389

3.022

127

95

Cua đông lạnh khác

Tổng

647

457

432

308

NA

NA

T.Quốc

172

140

217

99

NA

NA

Malaixia

61

81

44

66

NA

NA

Tổng

43.626

45.284

41.106

47.070

6.991

5.532

Nguồn cung cấp cua tuyết và cua huỳnh đế từ Nga hiện đang chiếm lĩnh thị trường cua đông lạnh Nhật Bản. Tuy nhiên, ngày 11/5/2007 Chính phủ Nga đã ban hành các quy định đối với khu vực khai thác ở vùng Viễn Đông, trong đó có điều khoản cấm buôn bán cua sống khai thác ở khu vực đặc quyền kinh tế của Nga. Các nguồn tin cho biết, Nga hiện đang nỗ lực tăng cường bảo tồn nguồn lợi và ngăn chặn các hoạt động khai thác trái phép. Theo Cơ quan Thủy sản Nhật Bản, lệnh cấm xuất khẩu cua sống của Nga có thể cũng ảnh hưởng tới thị trường cua đông lạnh của nước này, buộc họ phải tăng cường tìm thị trường cung cấp khác và giá cả sẽ có sự biến động.

Triển vọng

Sự suy sụp của ngành khai thác cua tuyết Alaska, sự bất ổn định của ngành khai thác Nga và những mối quan ngại về vấn đề bảo tồn của ngành cua tuyết Canađa đã khiến những người trong ngành đặt câu hỏi về tương lai của con cua. Cua nuôi dường như chưa phải là sự thay thế trong thời gian trước mắt, vì vậy để phòng tránh sự cạn kiệt nguồn lợi, cần phải thực hiện các biện pháp quản lý và bảo tồn nghiêm ngặt loài cua ở tất cả các khu vực khai thác chính. Dự đoán nguồn cung cấp cua sẽ giảm và giá sẽ tăng trong thời gian tới.

Theo Globefish, Fistenet