Tổ chức Nông-Lương Liên hiệp quốc mới đây đã đưa ra báo cáo tháng 12/2006 về tình hình thị trường cá ngừ Nhật Bản với những nhận định cụ thể sau:

Thị hiếu tiêu dùng cá ngừ Sashimi đang thay đổi:

Nhìn chung, nhu cầu về các ngừ Sashimi tại thị trường Nhật Bản đang có xu hướng suy yếu đi. Theo báo cáo của chính phủ Nhật Bản, tiêu thụ cá ngừ Sashimi của các hộ gia đình nước này trong năm 2006 ước giảm 20% so với năm 2005, chủ yếu do giá cá ngừ tăng cao.

Nhằm đối phó với sự gia tăng chi phí đánh bắt cũng như vận tải và marketing sản phẩm, các thương nhân Nhật Bản hiện nay đã tăng cường bán cá ngừ tươi ngoài thị trường đấu giá truyền thống. Tuy nhiên, giá bán bằng hình thức này thường thấp hơn so với giá tiêu thụ tại thị trường đấu giá.

Thit cá ngừ đỏ tươi và dầu cá chất lượng cao thường được phục vụ trong các nhà hàng Sushi truyền thống của Nhật Bản. Tuy nhiên, nhu cầu về các sản phẩm này thường bị hạn chế trong những ngày lễ hội như Hoa Anh Đào trong tháng 4, Tuần lễ vàng trong tháng 5 và lễ hội Obon trong tháng 8. Bên cạnh đó, hầu hết các nhà hàng Kaiten-Sushi, nơi tiêu thụ khá nhiều thịt cá ngừ, cũng đều muốn hạ giá mua sản phẩm ngay cả trong thời kỳ đỉnh điểm về tiêu thụ.

Trong khi đó, nguồn cung mặt hàng cá ngừ mắt to được ưa chuộng tại Nhật Bản tiếp tục trở nên hạn hẹp và đây sẽ là yếu tố thuận lợi thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ cá ngừ vây vàng của các nhà kinh doanh Kaiten-Sushi.

Xu hướng giá:

Giá nhập khẩu cá ngừ trung bình của Nhật Bản giai đoạn tháng 1-9/06 tăng 4-20% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó cá ngừ vây xanh tươi/ướp lạnh tăng 20%, cá ngừ mắt to và vây vàng tươi tăng lần lượt 12% và 4%. Trong 9 tháng đầu năm 2006, giá nhập khẩu cá ngừ mắt to đông lạnh của Nhật Bản từ Indonesia và Đài Loan tăng lần lượt 13% và 21%.

Các chi phí liên quan đến kinh doanh cá ngừ như lưu kho, vận chuyển...tại thị trường Nhật Bản cũng đã tăng lên. Theo Cơ quan Ngư nghiệp Nhật Bản (JFA), giá bán buôn cá ngừ trong quí 4/06 tại nước này dự báo tăng 11-20% so với cùng kỳ năm ngoái.

Hiện nay, chiến tranh giá cả giữa Mêxicô và Australia về cá ngừ vây xanh tại Nhật Bản vẫn tiếp diễn, nhưng Australia đang mất dần thị phần cá ngừ tại thị trường này. Tuy nhiên, nhu cầu về cá ngừ vây xanh phuơng nam của các nhà hàng Sushi và Keiten-Sushi tại Nhật Bản đang dần được cải thiện nhờ mặt hàng này chứa hàm lượng dầu cao và giá tương đối rẻ.

Cung ứng:

Năm nay, nhập khẩu cá ngừ tươi và đông lạnh, đặc biệt là cá nguyên con, của Nhật Bản có xu hướng giảm so với năm ngoái. Sự suy giảm này đã phần nào được bù đắp bởi sự gia tăng sản lượng đánh bắt cá ngừ tươi của ngư dân trong nước. Tuy nhiên, do chi phí hoạt động leo thang, nhiều tàu thuyền đánh bắt cá ngừ xa bờ của Nhật Bản đã phải tiến hành đánh bắt ở những khu vực gần bờ và tránh những chuyến ra khơi dài ngày. Giai đoạn tháng 1-9/06, sản lượng cá ngừ tươi của Nhật Bản ước đạt 116.153 tấn, tăng so với mức 89.449 tấn cùng kỳ năm ngoái. Nguồn cung cá ngừ mắt to và Albacore đặc biệt tăng cao trong thời gian này. Sản lượng đánh bắt cá ngừ (tươi và đông lạnh) của Nhật Bản trong 9 tháng đầu năm 2006 ước đạt 335.714 tấn, tăng gần 30% so với cùng kỳ năm ngoái.

THUỶ SẢN NƯỚC NGOÀI

Nhập khẩu:

Nhập khẩu cá ngừ tươi và đông lạnh (tất cả các loại) của Nhật Bản giai đoạn tháng 1-9/06 ước đạt 245.402 tấn, giảm 15,6% (45.301 tấn) so với cùng kỳ năm 2005. Nguồn cung cá ngừ nguyên con đông lạnh và tươi (đã bỏ mang, ruột và đuôi) của Nhật Bản vẫn tiếp tục giảm trong một vài năm qua. Philê/thăn cá ngừ là mặt hàng duy nhất vẫn duy trì được đà tăng trưởng nhập khẩu tại thị trường Nhật Bản.

Nhập khẩu cá ngừ ướp lạnh/ tươi của Nhật Bản (đơn vị: tấn)

Tháng 1-9 Hàng năm

2006 2005 2004 2003 2002 2005 2004 2003 2002

Cá ngừ vây xanh 4.523 6.396 5.890 4.923 4.129 9.882 9.966 10.588 6.102

Cá ngừ vây xanh phương nam 1.754 2.463 3.045 2.748 2.034 2.511 3.057 3.037 2.153

Cá ngừ mắt to 12.110 12.963 13.883 13.393 15.895 16.835 18.901 18.542 21.990

Cá ngừ vây vàng 13.880 15.776 17.891 20.758 23.684 21.389 24.059 27.852 32.025

Skipjack 6 29 63 72 213 87 87 78 314

Albacore 269 206 339 357 591 411 411 393 746

Tổng cộng 32.542 37.833 41.111 42.251 46.546 50.873 56.481 60.490 63.330

Hoạt động đánh bắt cá ngừ vây xanh phương nam và cá ngừ mắt to trên thế giới đang có xu hướng giảm đi do quy định hạn chế hạn ngạch sản lượng đối với Đài Loan, Hàn Quốc và Nhật Bản. Sản lượng đánh bắt cá ngừ tại Đông ấn và khu vực Tây Thái Bình Dương cũng thất vọng trong năm nay. Bên cạnh đó, sự gia tăng nhanh chóng của giá nhiên liệu và chi phí đánh bắt cũng gây thêm áp lực lên nguồn cung cá ngừ thế giới.

Do sản lượng đánh bắt cá ngừ mắt to và vây vàng trên thế giới suy giảm, nhập khẩu cá ngừ đông lạnh (nguyên con, sơ chế) của Nhật Bản trong 9 tháng đầu năm 2006 ước giảm 19% (trên 44.000 tấn) so với cùng kỳ năm ngoái. Nguồn cung cá ngừ vây vàng đông lạnh tăng giảm thất thường, trong khi nhập khẩu cá ngừ mắt to vẫn tiếp tục xu hướng giảm trong 4 năm qua do nguồn cung từ hai thị trường chính là Hàn Quốc và Đài Loan suy giảm. Tuy nhiên, nhập khẩu cá ngừ vây xanh đông lạnh của Nhật Bản từ Croatia trong 9 tháng đầu năm 2006 vẫn tăng 21% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhằm đáp ứng cho nhu cầu tiêu thụ nội địa tăng cao, nhập khẩu thịt và thăn cá ngừ đông lạnh của Nhật Bản trong 9 tháng đầu năm 2006 ước đạt 25.668 tấn (tăng 20% so với mức 21.393 tấn cùng kỳ năm ngoái), trong đó thăn cá ngừ (hầu hết là cá ngừ vây vàng và một số là cá ngừ mắt to) chiếm 53% (13.629 tấn). Các thị trường cung ứng thăn cá ngừ chính của Nhật Bản trong giai đoạn này là Hàn Quốc, Indonesia, Đài Loan, Trung Quốc và Fiji.

Cũng trong 9 tháng đầu năm 2006, nhập khẩu thăn cá ngừ vây xanh đông lạnh của Nhật Bản u?c d?t 11.768 t?n, chi?m 45% kh?i lu?ng nh?p kh?u, v?i cỏc th? trường cung ứng chủ chốt là Malta, Thổ Nhĩ K?, Tây Ban Nha, Croatia, Mar?c và Italia.

Đánh giá chung của FAO:

Sau một thập kỷ suy yếu, giá cá ngừ đã bắt đầu có dấu hiệu phục hổi trở lại nhờ không chỉ sự gia tăng mạnh mẽ của giá dầu thô mà còn do những nỗ lực toàn cầu về việc quản lý và bảo tồn nguồn tài nguyên. Điều này có thể khiến nhu cầu tiêu thụ cá ngừ Sashimi tại thị trường Nhật Bản suy giảm. ở một khía cạnh khác, nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm cá ngừ, như thăn, đang ngày càng phổ biến tại thị trường Nhật Bản. Uỷ ban Bảo tồn cá ngừ vây xanh Phương Nam (CCSBT) trong phiên họp tổ chức ngày 10-13/10/2006 tại Miyazaki đã quyết định cắt giảm hạn ngạch sản lượng đánh bắt cá ngừ vây xanh phương nam hàng năm của Nhật Bản từ 6.065 tấn, xuống còn 3.000 tấn trong năm 2007. Trong khi đó, cơ quan ngư nghiệp  Nhật Bản cũng đã đề ra hàng loạt biện pháp quản lý nghiêm ngặt đối với hoạt động đánh bắt cá ngừ vây xanh phương nam. Cuối tháng 11/06, Uý ban Quốc tế về bảo tồn cá ngừ Đại Tây dương (ICCAT) cũng đã nhóm họp tại Croatia và quyết định cắt giảm mức sản lượng đánh bắt cá ngừ vây xanh từ mức 32.000 tấn hiện nay, xuống còn 25.500 tấn cho tới năm 2010.

T.T.Liên (st)

                                                                      Nguồn: http://www.thitruong.vnn.vn