Giá cá ngừ tăng cao

Hiện tượng “La Nina” ở vùng biển Đại Tây Dương, khiến những sông băng ở Greenland tan chảy, là nguyên nhân chính của tình trạng khan hiếm cá ngừ trên toàn thế giới hiện nay. Theo các nhà khoa học, hiện tượng này còn kéo dài tới tháng 4 năm 2008 và do đó có thể có những hậu quả khó lường đối với ngành cá ngừ.

Thị trường cá ngừ thế giới vẫn tiếp tục thiếu nguồn cung đối với cả cá ngừ vây vàng và cá ngừ vằn. Các tàu lưới vây của EU hoạt động ở vùng biển Ấn Độ cũng đang trải qua mùa khai thác tồi tệ nhất trong vòng 20 năm qua. Giá thành cao và nhu cầu thấp, cũng như việc đóng cửa của các nhà máy đồ hộp ở một số nơi, khiến sản lượng cá ngừ hộp trên thế giới giảm sút. Ở Italia, nguyên liệu cá ngừ vây vàng đông lạnh có giá 2.500 USD/tấn, tăng gấp đôi so với mức bình thường. Tình trạng thiếu nguyên liệu vẫn tiếp diễn, đòi hỏi phải đưa ra ngay hoặc bắt buộc áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường và nguồn lợi phù hợp (như bảo vệ cá cỡ nhỏ, quy định kích thước đánh bắt tối thiểu,…) để tạo điều kiện phục hồi trữ lượng cá ngừ thế giới.

Như đã dự đoán, giá cá ngừ hộp ở châu Âu tăng cao trong những tháng đầu năm 2007. Tuy nhiên, tác động tiêu cực lên người tiêu dùng châu Âu phần nào được giảm nhẹ do sự tăng mạnh của đồng Euro và đồng Bảng Anh so với đồng Đô la Mỹ. Giá cá ngừ hộp được dự đoán còn tăng, đặc biệt là giá cá ngừ vằn ở thị trường Băng cốc có mức giá hiện nay là 1.400 USD/tấn.

Bờ biển Ngà trở lại vị trí là nước cung cấp chính cá ngừ hộp cho thị trường EU

EU và Bờ Biển Ngà đã ký một hiệp định hợp tác nghề cá mới ở Abidjan vào ngày 5/5/2007. Hiệp định này sẽ tập trung vào việc hỗ trợ toàn phần cho Bờ biển Ngà trong quá trình hướng tới khai thác bền vững ở vùng biển của nước này. Hiệp định mới, thực hiện trong giai đoạn 6 năm, sẽ chú trọng nhiều tới khả năng khai thác cá ngừ. Hiện nay, sản lượng đánh bắt cá ngừ đã giảm từ 9.000 tấn/năm xuống còn 7.000 tấn/năm và chỉ có 25 tàu lưới vây và 15 tàu câu vàng được cấp phép khai thác. Toàn bộ khoản đóng góp tài chính hàng năm (khoảng € 595.000) của các tàu khai thác sẽ được sử dụng để xây dựng và triển khai kế hoạch khai thác bền vững và có trách nhiệm ở các vùng biển của Bờ biển Ngà. Số tàu lưới vây khai thác cá ngừ được cấp phép đã bị giảm từ 34 xuống còn 25, nhưng số tàu câu vàng lại tăng từ 11 lên 15 chiếc. Do sản lượng cho phép khai thác giảm nên khoản đóng góp tài chính hàng năm cũng bị giảm từ mức hiện tại là 1.065.000 EUR xuống còn 595.000 EUR mỗi năm.

Pháp là nước quan tâm nhất đến hiệp định khai thác mới này, vì họ đã dành những đầu tư quan trọng vào ngành đồ hộp cá ngừ của Bờ biển Ngà. Ngành đồ hộp của nước này đã phục hồi sau những khó khăn trong thời gian nội chiến và đã nỗ lực tăng gấp đôi xuất khẩu của mình sang thị trường Pháp trong 4 tháng đầu năm 2007. Tất cả những nước xuất khẩu chính còn lại đều giảm lượng xuất khẩu vào thị trường này, ngoại trừ Ecuađo. Tổng nhập khẩu cá ngừ hộp của Pháp trong 4 tháng đầu năm này ổn định ở mức 36.000 tấn.

Nhập khẩu cá ngừ hộp của Pháp (đơn vị: tấn)

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

T1-T4/2006

T1-T4/2007

Bờ Biển Ngà

41,5

33,4

41

30,3

33,7

21,6

22,9

4,3

10,2

T.B.Nha

17,7

15,2

13,8

19,1

18,6

21,8

22,2

7,4

5,9

Êcuađo

*

*

*

*

*

7,2

9,1

2,5

4,5

Xây sen

8,4

8,6

11

12,6

14,7

11,3

14,7

5,2

4,4

Mađagatca

7,2

9,3

10

14,4

12,9

14,7

15,4

5,1

3,4

Thái Lan

*

*

*

*

*

*

8,9

4,0

2,3

Ghana

4,4

5,3

3,5

5,3

5,1

6,5

5,1

2,5

1,4

Italia

*

3,6

6,2

9,8

7,3

8,0

6,0

2,6

1,2

Xênêgan

4,1

4,9

6,7

6,9

4,9

4,3

1,1

0,1

0,9

Nước khác

13,3

10,6

25,2

17,4

9,9

12,5

6,1

2,0

1,7

Tổng cộng

96,6

90,9

117,4

115,8

107,1

107,9

111,4

35,5

36,0

Vấn đề thuế nhập khẩu đối với cá ngừ hộp ở EU vẫn tiếp tục gây tranh cãi. Thuế nhập khẩu hiện nay là 12% áp dụng cho tất cả các nước trừ Thái Lan, Inđônêxia và Philippin. Thực tế là có một danh sách rất dài các nước được áp các mức thuế giảm dần cho đến 0. Đối với 3 nước trên, mức thuế áp dụng là 20,5% còn hạn ngạch giảm thuế xác định 12% chỉ áp dụng với một khối lượng cá ngừ hộp xuất khẩu nhất định ứng với từng nước cụ thể. Hạn ngạch này là 13.390 tấn cho Thái Lan, 9.270 tấn cho Philippin và 2.833 tấn cho Inđônêxia và được duy trì trong 4 năm qua. Tính đến tháng 7 năm nay, Thái Lan và Inđônêxia đã sử dụng hết hạn ngạch, trong khi Philippin vẫn còn hạn ngạch 6.000 tấn chưa sử dụng.

Nhập khẩu cá ngừ hộp của Anh tăng

Nhập khẩu cá ngừ hộp đã tăng mạnh trong những tháng đầu năm nay. Các công ty đã tăng mua với hy vọng giá sẽ lên vào những tháng cuối năm. Nhà xuất khẩu đồ hộp Indian Ocean Tuna của Xây-sen là nhà cung cấp chính cho thị trường Anh, với lượng tiêu thụ tăng 30%. Các nhà cung cấp khác vẫn giữ vị trí của mình, riêng Philippin có lượng xuất khẩu tăng đáng kể so với cùng kỳ năm trước. Trong những tháng cuối năm năm 2007, nhập khẩu của Anh có thể giảm trong do phản ứng thị trường trước việc giá tăng.

Nhập khẩu cá ngừ hộp của Anh (đơn vị: tấn)

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

T1-T4/2006

T1-T4/2007

Xây sen

17,7

23,3

29,4

23,9

29,5

28,8

32,0

7,4

9,7

Môritiút

15,4

22,5

23,4

23,1

29,5

24,9

25,9

7,6

7,4

Ghana

14,0

19,6

19,1

23,0

22,1

20,2

16,4

6,1

6,0

Thái Lan

13,4

16,9

17,6

18,2

13,1

15,9

17,4

5,4

5,3

Philippin

8,1

6,0

8,5

7,7

6,2

9,7

10,1

2,6

4,2

Manđivơ

2,9

2,7

3,4

3,4

4,1

4,6

1,9

1,0

1,6

Papua NG

*

*

*

*

*

*

5,2

1,2

1,4

Inđônêxia

6,3

4,7

6,8

4,3

3,1

2,8

1,2

0,4

0,7

Bờ Biển Ngà

0,6

0,3

0,1

0,7

0,1

0,0

0,0

0,0

0,0

Nước khác

25,8

28,0

28,9

25,9

24,5

25,7

21,9

8,1

8,8

Tổng cộng

104,2

124

137,2

130,2

132,2

132,6

132,0

39,7

45,1

Thống kê của Đức về các nước xuất khẩu cá ngừ hộp vào thị trường này cho thấy sự nổi bật của Êcuađo trong số những nước xuất khẩu hàng đầu vào thị trường Đức. Thị trường này rất nhạy cảm với giá và người tiêu dùng thường ưa chuộng sản phẩm cá ngừ hộp giá rẻ. Tương tự như Anh, các công ty của Đức cũng tăng mua hàng hồi đầu năm và chờ đợi giá tăng vào cuối năm. Nhập khẩu cá ngừ hộp của Đức đã tăng gần 10% trong 4 tháng đầu năm 2007.

Nhập khẩu cá ngừ hộp của Đức (đơn vị: tấn)

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

T1-T4/2006

T1-T4/2007

Philippin

14,7

16,5

22,7

23,8

19,1

20,3

23,4

4,9

6,1

Êcuađo

5,0

3,6

3,9

3,2

13,7

14,6

15,8

2,4

4,9

Thái Lan

2,8

5,0

7,6

9,6

5,5

11,5

18,1

4,6

2,5

Papua NG

1,6

2,0

4,9

8,7

8,4

9,6

4,4

1,0

1,4

Inđônêxia

1,6

2,1

2,1

2,7

3,4

7,0

6,0

1,7

1,2

Xây sen

3,6

6,9

0,1

1,0

0,3

6,6

6,7

1,8

0,7

Mauritius

0,6

1,2

0,6

0,6

1,5

0,2

0,6

0,0

0,7

Ghana

2,9

2,0

0,6

0,2

0,2

0,4

1,4

0,3

0,6

Pháp

8,8

13,3

16,1

12,8

8,1

5,7

2,2

0,3

0,3

Hà Lan

0,3

0,2

0,1

0,4

0,3

3,5

0,2

0,0

0,0

Nước khác

35,5

18,1

23,8

26,4

20,9

4,9

8,0

1,8

2,2

Tổng cộng

77,4

70,9

82,5

89,4

81,4

84,3

86,8

18,9

20,6

Các nhà máy đồ hộp Tây Ban Nha bắt đầu chiếm lĩnh thị trường Italia

Sản phẩm mang một số thương hiệu lớn thuộc về sở hữu của các nhà máy đồ hộp Tây Ban Nha hoặc ít nhất cũng là những nhà máy được sản xuất độc quyền dưới các thương hiệu đó ngày càng áp đảo thị trường cá ngừ hộp Italia. Chất lượng sản phẩm của các nhà máy sản xuất đồ hộp Tây Ban Nha rất tổt, gây ấn tượng tốt hơn nhiều so với một số thương hiệu truyền thống của Italia. Các sản phẩm châu Á đã không còn có mặt ở thị trường Italia, do nguyên liệu đóng hộp của châu Á lại không phải là các loài chính được tiêu thụ ở Italia như cá ngừ vây vàng. Ngoài ra, gần như tất cả cá ngừ hộp đều phải ngâm trong dầu ôliu, một loại nguyên liệu quá đắt đối với ngành đồ hộp châu Á.

Nhập khẩu cá ngừ hộp của Italia (đơn vị: tấn)

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

T1-T4/2006

T1-T4/2007

Tây Ban Nha

31,7

33,0

33,1

35,0

36,1

37,0

36,7

8,3

9,3

Bờ Biển Ngà

4,8

5,9

9,2

9,9

14,0

8,9

9,1

1,6

2,2

Sây xen

5,0

7,3

6,8

7,7

4,6

7,0

6,9

1,0

1,6

Côlômbia

0,2

0,6

2,2

3,7

6,4

7,0

5,0

1,1

1,4

Pháp

0,3

0,5

3,3

5,2

6,1

4,6

3,4

0,3

1,3

Bồ Đào Nha

2,2

2,2

2,6

2,7

2,6

2,8

2,5

0,7

0,5

Nước khác

3,9

2,5

3,9

5,2

4,3

4,2

5,9

1,2

1,3

Tổng cộng

48,1

52,0

61,1

69,4

74,1

71,5

69,5

14,2

17,6

Giá cao hơn và nhập khẩu ít hơn

Giá cá ngừ hộp dự kiến sẽ tăng mạnh trong những tháng tới. Mặc dù một số tác động của việc tăng giá sẽ được giảm nhẹ do đồng Euro hoặc Bảng Anh mạnh, nhưng giới kinh doanh sẽ vẫn ngần ngại khi phải mua với giá cao. Họ hy vọng, những tháng tới lượng cung cấp trên thị trường tăng sẽ làm cho giá nguyên liệu giảm. Điều này chắc khó thành hiện thực, vì theo dự báo, sản lượng cá ngừ vẫn ở mức thấp, ít nhất là cho tới năm sau.

M.T (theo Globefish, www.ficen.org.vn)