Mặc dù, Nhật Bản cũng là một trong những thị trường lớn của cá ngừ Việt Nam, nhưng trên thực tế, lượng cung cấp của Việt Nam chỉ chiếm thị phần xấp xỉ 1%, và chưa có sức mạnh thị trường.

Thị trường cá ngừ nhập khẩu Nhật Bản nửa đầu năm 2007 có dấu hiệu giảm sút khi lượng nhập khẩu chỉ đạt 116,9 tấn, giảm 18,6% so với cùng kỳ năm 2006. Các nhà cung cấp chính của thị trường này gồm: Đài Loan, Hàn Quốc, Phillipine đều giảm mạnh.

Lượng cá ngừ nhập khẩu từ nhà cung cấp hàng đầu là Đài Loan 6 tháng đầu năm giảm 30,7%, từ Hàn quốc giảm 26,3%, từ Philippin giảm 35,9%. Trong khi đó lượng nhập khẩu từ Trung Quốc và Inđônêxia tăng không đáng kể, lần lượt là 6,6% và 5,5%.

Nhập khẩu cá ngừ vào Nhật Bản T1-T6/2007

 

2006

2007

Tăng trưởng(%)

2006

2007

 

1000 tấn

Triệu yên

1000 tấn

Triệu yên

KL

GT

yên/kg

Đài Loan

50.3

28472

34.8

20411

-30,7

-28,3

566

586

Hàn Quốc

20.9

11153

15.4

11241

-26,3

0,8

534

730

Trung Quốc

12.7

7935

13.6

8955

6,6

12,8

623

659

Inđônêxia

7.7

5811

8.1

6177

5,5

6,3

759

765

Philippin

9.7

3565

6.2

3362

-35,9

-5,7

368

542

Các nước ≠

42.3

57612

38.8

56716

-8,2

-1,6

1363

1461

Tổng cộng

143.5

114547

116.9

106861

-18,6

-6,7

798

914

Với cơ cấu thị phần nhập khẩu, trong đó 5 nhà cung cấp hàng đầu chiếm tới gần 70% thì sự sụt giảm lượng nhập khẩu vào thị trường là điều dễ hiểu. Mặc dù, Nhật Bản cũng là một trong những thị trường lớn của cá ngừ Việt Nam, nhưng trên thực tế, lượng cung cấp của Việt Nam chỉ chiếm thị phần xấp xỉ 1%, và chưa có sức mạnh thị trường.

Xuất khẩu Việt Nam

Xuất khẩu cá ngứ Việt Nam 6 tháng đầu năm 2007 có những bước tăng trưởng đáng kể, tăng 40,3% về khối lượng và 46,9% về giá trị, với kim ngạch xuất khẩu lên đến 75,9 triệu USD.

Thị trường có bước tăng vọt mạnh mẽ nhất là Mêhicô, tăng 153,4% về khối lượng và 181,2% về giá trị.

EU và Nhật cũng là hai thị trường có mức tăng trưởng mạnh mẽ của ngành cá ngừ Việt Nam. Tính đến hết tháng 6, lượng cá ngừ xuất sang EU là 9.398 tấn, đạt 25,8 triệu USD, tăng 61,1% về khối lượng và 82,5% về giá trị. Cá ngừ xuất sang Nhật Bản cũng tăng 53,4% về khối lượng và 45,7% về giá trị, nâng kim ngạch xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang thị trường này lên 9,6 triệu USD.

 

2006

2007

Tăng trưởng (%)

 

Tấn

Triệu USD

Tấn

Triệu USD

KL

GT

EU

5.836

14,2

9.398

25,8

61,1

82,5

Mỹ

7.348

21,3

8.423

24,3

14,6

13,7

Nhật Bản

1.915

6,6

2.937

9,6

53,4

45,7

Đài Loan

1.114

2,0

1.059

1,8

-4,9

-10,7

Mêhicô

407

1,1

1.032

3,2

153,4

181,2

Các nước ≠

2.550

6,4

4.045

11,1

58,6

74,3

Tổng

19.171

51,7

26.895

75,9

40,3

46,9

Trong nhiều năm nay, Nhật Bản, Mỹ và EU luôn là 3 thị trường tiêu thụ chính của cá ngừ Việt Nam với tổng thị phần xuất khẩu lên đến gần 80%. Nửa đầu năm 2007, với tỷ lệ tăng trưởng mạnh mẽ, EU đã vượt qua cả thị trường Mỹ, trở thành thị trường lớn nhất tiêu thụ cá ngừ Việt Nam. Sức tiêu thụ mạnh của EU nằm ở một số nước tiêu thụ cá ngừ mạnh như: Đức, Tây Ban Nha, Italia, Hà Lan...

Trong khi đó, Nhật vẫn đứng vững ở vị trí thứ 3, với khoảng xấp xỉ 10% thị phần. Tuy nhiên vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm luôn là thách thức ở cấp quốc gia với các nhà cung cấp của thị trường này.

Nhìn lại những biện pháp hạn chế của Nhật áp dụng với một số mặt hàng của Việt Nam và các nước khác khi bị phát hiện nhiễm hóa chất, có thể thấy rằng, các biện pháp của Nhật Bản thường được áp dụng theo từng nước chứ không áp cho cụ thể từng doanh nghiệp vi phạm như thường thấy ở các nước khác.

Điều này cho thấy hành động của một doanh nghiệp có thể có ảnh hưởng thực sự lớn đến cả cộng đồng các doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường này. Đây là điểm cần được các nhà xuất khẩu và cơ quan quản lý lưu ý.

Trương Trí Vĩnh (Nguồn vasep)